Kiểm tra hành chính từ mấy giờ?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc kiểm tra hành chính từ mấy giờ? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Ngày nay người dân không chỉ bắt gặp những chiến sĩ cảnh sát giao thông làm việc ban ngày mà con bắt gặp những người cảnh sát giao thông làm việc vào ban đêm để có thể đảm bảo tốt nhất tình hình giao thông tại địa phương. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật đối với CSGT thì kiểm tra hành chính từ mấy giờ?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc kiểm tra hành chính từ mấy giờ?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Kiểm tra hành chính là gì?

Theo quy định của pháp luật thì hành vi kiểm tra hành chính giao thông chính là việc CSGT thực hiện việc yêu cầu các phương tiện giao thông dừng phương tiện để kiểm soát.

Theo quy định Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định CSGT chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong 04 trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy thông qua quy định này ta biết được không phải lúc nào cảnh sát giao thông cũng được dừng phương tiện để kiểm tra hành chính.

Việc kiểm tra hành chính giao thông cần đảm bảo gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định việc kiểm tra hành chính giao thông cần đảm bảo những yếu tố sau:

– An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

– Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:

  • Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;
  • Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;

– Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

  • Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;
  • Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

Kiểm tra hành chính từ mấy giờ?Kiểm tra hành chính từ mấy giờ?

Kiểm tra hành chính từ mấy giờ?

Giờ hành chính tức ám chỉ thời gian làm việc chính thức tại một cơn qua nào đó. Theo quy định hiện hành hiện nay chưa có bất kỳ một quy định nào gọi là quy định về giờ hành chính thống nhất trên phạm vi cả nước. Cho nên giờ hành chính sẽ được quy định tuỳ thuộc vào từng cơ quan.

Hiện nay hầu hết giờ hành chính nhà nước sẽ được áp dụng trong thời gian cụ thể như sau:

  •  Thời gian làm việc buổi sáng: Bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ.
  • Thời gian làm việc buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.
  • Thời gian làm việc trong tuần thường từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật nghỉ.

Hoặc tùy vào thuộc vào tính chất của công việc mà giờ hành chính ở các cơ quan; đơn vị Nhà nước khác nhau có thể chênh lệch nhau từ 30 phút hoặc 01 giờ.

Do đó một số cơ quan; đơn vị làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng có thể có thời gian làm việc hành chính là:

  • Thời gian làm việc buổi sáng: Bắt đầu từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút
  • Thời gian làm việc buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ đến 17 giờ 30.

Bên cạnh đó; tùy thuộc vào quy định của mỗi địa phương mà có thể các cơ quan hành chính làm việc đến sáng thứ 7 hoặc chủ nhật.

Đối với ngành giao thông đường bộ thì lại khác. Do nhiệm vụ tuần tra kiểm soát quản lý an toàn giao thông 24/24; nên hiện nay pháp luật đã cho phép lực lượng CSGT hoạt động 24/24; tức theo quy định ngoài làm việc trong các khung giờ được gọi là “giờ hành chính” tại các cơ quan CSGT thì CSGT sẽ được quyền làm thêm giờ vào ban đêm để góp phần đảm bảo an toàn giao thông và việc làm thêm giờ này phải có văn bản chỉ đạo chứ không được tự tiện làm làm thêm giờ. Các khung giờ làm thêm của CSGT không có văn bản pháp luật quy định rõ rằng mà chỉ được biểu hiện tại các văn bản nội bộ; văn bản chỉ đạo nên ta không thể xác định được thời gian làm thêm giờ vào ban đêm cụ thể của CSGT.

4 điều CSGT không được làm khi kiểm tra hành chính

Thứ nhất, Không được tuỳ tiện dừng xe người đi đường.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt.

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Ngoài các trường hợp, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe kiểm tra hành chính.

Thứ hai, không được rút chìa khóa xe của người vi phạm.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của CSGT trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông có đề cập đến 02 quyền hạn sau:

 – Được dừng các phương tiện.

– Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm về giao thông, trật tự xã hội và các vi phạm pháp luật khác.

Trong đó, các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:

  • Tạm giữ người;
  • Áp giải người vi phạm;
  • Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
  • Khám người;
  • Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
  • Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
  • Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
  • Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy việc rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông không thuộc quyền hạn của lực lượng CSGT. Do đó, CSGT khi yêu cầu dừng xe không được phép tự ý rút chìa khóa của người tham gia giao thông, dù họ có thực sự vi phạm hay không.

Thứ ba, không được tự ý khám người và phương tiện:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng xe để kiểm soát việc thực hiện các quy định về giao thông, CSGT được kiểm tra các nội dung sau:

  • Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

+ Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;

+ Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;

+ Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;

+ Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.

Như vậy thông qua quy định trên, CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ, kiểm tra các điều kiện về hình thức của phương tiện nhưng không được tùy tiện khám người, khám các vật bên trong phương tiện.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 127 và khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sđ bs 2020, việc khám người, khám phương tiện chỉ được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng:

  • Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
  • Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Thứ tư, không được nhận tiền của người vi phạm.

Khi xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được khi có yêu cầu; người tham gia giao thông dừng xe; CSGT không được lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, đòi, nhận tiền của người dân.

Nếu vi phạm quy định này mà bị phát hiện, chiến sĩ CSGT đã nhận tiền của người vi phạm giao thông có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

Nghiêm trọng hơn thế nữa; CSGT nhận tiền của người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Mức phạt thấp nhất với tội này là từ 02 – 07 năm tù.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Kiểm tra hành chính từ mấy giờ?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; hợp đồng mua bán nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông trong trường hợp thông thường được thực hiện như thế nào?

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau đây:
– Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;
– Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông được thực hiện như thế nào?

 Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông:
– Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát;
Phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
– Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động được thực hiện như thế nào?

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động
– Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát
+ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
+ Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông;
– Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát
+ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp để kiểm soát;
+ Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

5/5 – (1 bình chọn)