Kiểm tra, đánh giá giáo viên – Tài liệu text
4.2.Các hoạt động kiểm tra, đánh giá
Trong quản lý trường học có rất nhiều nội dung phải tiến hành kiểm tra đánh giá.
Các trường phổ thông cũng bắt đầu được triển khai kiểm định chất lượng giáo dục. Trong
đó hoạt động kiểm tra đánh giá đội ngũ được qui định tại các điều 5, 6 và 7 của các qui
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường PT, TTCM cần lưu ý các nội dung đánh giá
sau đây:
4.2.1.Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên
Đây là hoạt động được thực hiện hàng năm trong mỗi trường. Tổ trưởng CM phải
thực hiện chỉ đạo của hiệu trưởng, tổ chức được lực lượng kiểm tra đánh giá, xây dựng kế
hoạch kiểm tra đánh giá hợp lý và tổ chức kiểm tra đánh giá khách quan công bằng dựa
vào các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng đối tượng để đưa ra kết luận đánh giá.
Các kết luận đánh giá cần hướng đến sự phân loại đội ngũ để làm căn cứ cho việc sử dụng,
bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của GV trong TCM được thực hiện qua
các hoạt động:
4.2.1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Tổ trưởng CM xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện
cụ thể của TCM, của nhà trường và có tính khả thi.
– Lập kế hoạch kiểm tra một cách chi tiết cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và
cả năm học. Kế hoạch kiểm tra ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến
hành, hình thức kiểm tra, bộ môn và cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực
lượng kiểm tra.
– Công bố kế hoạch kiểm tra cho các thành viên trong TCM được biết để cùng thực
hiện.
Có các loại kế hoạch kiểm tra sau:
+ Kế hoạch kiểm tra toàn năm
Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các đầu việc trong năm học.
Đó là kế hoạch kiểm tra được thể hiện một cách đầy đủ các nội dung kiểm tra của TTCM
trong năm học đối với các hoạt động của TCM trong nhà trường. Kế hoạch kiểm tra toàn
năm học của TTCM dựa trên nội dung kiểm tra nội bộ trong toàn năm học của Hiệu
trưởng và cũng là cơ sở để xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra từng tháng và kế
hoạch kiểm tra từng tuần của TTCM.
+ Kế hoạch kiểm tra tháng
191
Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các công việc của kế hoạch kiểm tra cả
năm nhưng thể hiện chi tiết hơn. Kế hoạch kiểm tra tháng chỉ rõ tên công việc, thời gian
tiến hành cho các GV được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm
tra phần việc của họ.
+Kế hoạch kiểm tra trong tuần
Đây là kế hoạch chi tiết nhất, cụ thể nhất cho các công việc phải làm trong tuần.
Đó là các nội dung như sau:
– Giáo viên nào, bộ môn nào trong TCM được kiểm tra trong tuần.
– Nội dung kiểm tra chi tiết, cụ thể trong tuần (ví dụ như sổ sách, dự giờ, thăm lớp,
giáo án, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học, việc đảm bảo ngày giờ
công của GV, việc tham dự các buổi họp…);
– Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành trong tuần.
4.2.1.2. Tổ chức kiểm tra
Tổ trưởng CM là người kiểm tra hoạt động chuyên môn của TCM theo kế hoạch và
sự phân công của Hiệu trưởng. Trong TCM, nếu có tổ ghép nhiều môn thì có thể thực hiện
việc kiểm tra như sau: kiểm tra của TTCM, kiểm tra của nhóm trưởng bộ môn trong TCM,
tự kiểm tra của các cá nhân trong TCM.
Để thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá GV, TTCM phải xây dựng được lực
lượng kiểm tra cùng TTCM. Lực lượng này thường bao gồm nhóm trưởng bộ môn trong
tổ ghép, GV bộ môn có năng lực và uy tín đối với GV trong TCM, GV giỏi được mời từ
trường bạn (nếu cần)…
Tổ trưởng CM là người tổ chức, chỉ đạo và trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra
hoạt động của GV trong tổ dựa trên kế hoạch kiểm tra đã xây dựng.
Dưới đây là một số nội dung kiểm tra quan trọng được thực hiện trong hoạt động
quản lý của TTCM.
Hoạt động 6. Hãy suy nghĩ 5’ và viết ra giấy những nội dung TTCM cần kiểm tra, đánh
giá GV. Trao đổi theo nhóm để tổng hợp các nội dung kiểm tra GV trong tổ và cách tiến
hành. Ghi ra giấy Ao.
Thông tin cho hoạt động 6
(i) Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong tổ chuyên môn
192
Trong trường Trung học, tất cả GV đều được kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục nhằm giúp đỡ GV nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao
chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, góp phần phát triển hệ thống giáo dục
quốc dân.
a- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ của GV: Kiểm tra để xem xét và đánh giá trình độ
nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ mà GV cần xây dựng cho học sinh, trình độ vận dụng
PPDH và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp.
b- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên
– Kiểm tra, đánh giá đúng thực chất việc GV nắm vững chương trình và thực hiện
đúng chương trình, giảng dạy và giáo dục đúng kế hoạch, có đầy đủ hồ sơ sổ sách cho
giảng dạy và giáo dục, học tập bồi dưỡng chuyên môn theo qui định. Qua kiểm tra GV để
đảm bảo giúp GV nắm vững chương trình, không thay đổi, không cắt xén, không làm sai
lệch chương trình và kế hoạch giảng dạy; tham mưu với lãnh đạo nhà trường để quản lý
CT và KH giảng dạy của GV, chỉ đạo quản lý hồ sơ giảng dạy và học tập của GV.
– Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về soạn bài của GV trong TCM. Kiểm tra bài
soạn của GV với các nội dung như: kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, logic khoa học;
về PPDH; về hình thức tổ chức dạy; dự định những thiết bị dạy học cần chuẩn bị. Những
lựa chọn nêu trên của GV phải phù hợp với nội dung từng bài, đúng yêu cầu của chương
trình qui định, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường.
– Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học của GV trong TCM, ở từng khối
lớp. Nhận xét và phát hiện những vấn đề hoạt động chuyên môn cần điều chỉnh cho kịp
thời. Thảo luận những vấn đề do tình hình giảng dạy nảy sinh để đảm bảo thực hiện đúng
chương trình giáo dục cấp học qui định.
– Kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp của GV trong TCM. Tổ trưởng CM xác định
mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ, GV được dự giờ; quan sát giờ dạy trên lớp
của GV; phân tích giờ dạy của GV; trao đổi với GV sau khi dự giờ; lưu hồ sơ dự giờ GV.
– Chỉ đạo GV quan tâm đầu tư thỏa đáng cho giờ lên lớp của mình, xây dựng nề
nếp chuyên môn, giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn một cách chi tiết và triệt để. Kiểm tra,
nhắc nhở GV nghiêm túc thực hiện ngày giờ công theo qui chế chuyên môn, trao đổi với
giáo viên về PPDH cho phù hợp với đối tượng HS.
– Kiểm tra việc GV cho HS làm bài kiểm tra và chấm bài cho HS. Chỉ đạo GV phải
quan tâm giúp đỡ các đối tượng HS trong học tập và rèn luyện. Kiểm tra, xem xét việc GV
tổ chức kiểm tra, chấm bài, trả bài cho HS theo đúng qui định của ngành, công khai, minh
bạch, dân chủ, công bằng, khách quan, động viên, khuyến khích tinh thần học tập cho HS,
thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ của GV đối với các đối tượng HS trong học tập.
193
– Kiểm tra GV trong việc thực hiện nền nếp sinh hoạt TCM về kỉ luật giờ giấc, thái
độ tham gia sinh hoạt, chất lượng chia sẻ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt
động chuyên môn của GV. Thường xuyên kiểm tra GV trong TCM về việc tham gia sinh
hoạt chuyên môn theo kế hoạch của của trường, của mạng lưới chuyên môn Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT.
– Kiểm tra việc giáo viên thực hiện thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học, xem xét,
đánh giá hoạt động thực hiện các tiết thực hành theo qui định, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu
về hồ sơ và các qui định về chuyên môn. Kiểm tra, nhắc nhở GV thực hiện đầy đủ các loại
hồ sơ sổ sách được quy định đối với GV; giáo án, đồ dùng dạy học; sử dụng có hiệu quả
và thường xuyên các giáo án điện tử, đồ dùng dạy học trong giờ dạy trên lớp, trong các
hoạt động chuyên môn ở nhà trường và của ngành.
Để kiểm tra các nội dung này thường tiến hành qua các hoạt động
+ Dự giờ:
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn.
+ Thu thập thông tin phản hồi từ các đối tượng có liên quan…
Sau dự giờ tổ chức họp rút kinh nghiệm, phân tích đánh giá giờ dạy, hồ sơ chuyên
môn được đánh giá dựa trên qui định chung về danh mục hồ sơ tại điều dựa trên các chuẩn
đánh giá phù hợp để có kết luận đánh giá chính xác, khách quan và khoa học.
c- Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
– Kiểm tra việc cập nhật những thông tin, những kiến thức mới, những hiểu biết
của đời sống xã hội, ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng do ngành
tổ chức, các buổi trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề do TCM, trường thực hiện.
– Tổ chức kiểm tra việc tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục của GV thông qua
các hoạt động: viết sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm lớp;
Báo cáo chuyên đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
d- Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên
– Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của GV thể hiện ở việc đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện của HS qua các lần kiểm tra chung của khối lớp.
– Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của GV thể hiện ở việc đánh giá kết quả lên
lớp, tốt nghiệp của các bộ môn mà GV dạy.
– Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của GV thể hiện ở việc đánh giá mức độ
tiến bộ của HS qua quá trình học sinh được giáo dục trong từng tháng, học kỳ, năm học.
e- Kiểm tra việc dạy thêm – học thêm
194
– Kiểm tra việc dạy thêm – học thêm của giáo viên trong tổ và học sinh theo tinh
thần của quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT ban hành qui định về dạy thêm, học thêm. .Căn cứ văn bản này, Ủy ban nhân dân
các Tỉnh/ Thành phố, quận, huyện ra các văn bản hướng dẫn cụ thể để hướng dẫn thực
hiện công tác này. Các trường căn cứ văn bản này để triển khai.
– Tổ trưởng CM kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường và ngoài
nhà trường của GV trong tổ do mình quản lý thông qua thực hiện quản lý chương trình
giảng dạy, đảm bảo mọi GV thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình;
không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được quy định để dành cho dạy thêm học
thêm, bảo đảm quyền lợi của người học.
Qua tiến hành các hoạt động kiểm tra với các nội dung kiểm tra nêu trên, TTCM
phải đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của GV, tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo,
phát huy năng lực của những GV giỏi làm đầu tàu cho hoạt động chuyên môn của TCM.
Thực hiện tốt các kỳ kiểm tra chất lượng, kiểm tra chung để so sánh, phân tích kết quả
giảng dạy, từ đó có kết luận xác đáng và và tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong khen
thưởng, bồi dưỡng, sử dụng GV hợp lý và kịp thời.
(ii) Kiểm tra giáo viên thực hiện qui định về đạo đức nhà giáo
Tổ trưởng CM thực hiên kiểm tra nội dung này dựa theo quy định về đạo đức nhà
giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/4/2008 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT.
Qua kiểm tra đề ghị tuyên dương, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện tốt và
đề nghị xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các GV vi phạm. Tổ trưởng CM định kỳ hàng
tháng, học kỳ và cuối năm học báo cáo kết quả thực hiện cho Hiệu trưởng.
4.2.1.3. Sơ kết, tổng kết, điều chỉnh
Tổ trưởng CM thực hiện sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra trong các cuộc họp
chuyên môn của TCM trong tháng, theo từng đợt kiểm tra, từng học kỳ, tổng kết năm học.
Lưu trữ và bảo quản các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra (đảm bảo các
yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách quan; tính toàn diện; tính rõ ràng, cụ thể;
tính nhân văn).
Những kết luận kiểm tra về hoạt động chuyên môn của GV trong TCM là cơ sở
cho việc tiến hành các hoạt động điều chỉnh, uốn nắn sai lệch hay xử lý nhằm hoàn thiện
dần năng lực sư phạm của GV trong tổ; cải tiến công tác quản lý hoạt động chuyên môn
của TTCM; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra của tổ trưởng chuyên
môn, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của TCM trong nhà trường, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của TCM và của nhà trường.
195
4.2.2. Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và thực hiện đổi mới hoạt
động chuyên môn của giáo viên
Đây là một trong những hoạt động đánh giá quan trọng trong nhà trường. Đôi khi
chúng ta chú trọng đến đánh giá thành tích mà chưa xem xét thỏa đáng đến sự cống hiến
xây dựng nhà trường của mỗi cá nhân. Việc đánh giá đúng sự cống hiến là một trong
những yếu tố tạo nên động lực làm việc trong tổ chức. Chẳng hạn: Có một GV chủ nhiệm
nào đó có thể không có thành tích nổi trội là xây dựng tập thể HS lớp họ phụ trách thành
một tập thể xuất sắc, nhưng nếu lớp họ được phân công phụ trách là một lớp trung bình
sau một thời gian dưới sự dẫn dắt của GV chủ nhiệm lớp đã có nhiều tiến bộ thì sự đóng
góp của GV chủ nhiệm cần được đánh giá một cách thỏa đáng để ghi nhận sự đóng góp
của họ trong phát triển nhà trường.
Sự sáng tạo và mạnh dạn đổi mới của mỗi GV, nhóm, TCM trong nhà trường cũng
cần được đánh giá một cách công bằng. Hoạt động này thường được thực hiện thông qua
báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm. Nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá sáng kiến, kinh
nghiệm về các hoạt động giáo dục của GV hoặc tập thể GV. Điều quan trọng là các sáng
kiến kinh nghiệm phải được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc để xác nhận sự sáng
tạo và cần được nhân rộng áp dụng trong những điều kiện phù hợp để góp phần nâng cao
chất lượng hiệu quả các mặt hoạt động của nhà trường.
Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động chủ nhiệm lớp, rà
soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp giúp đỡ HS học lực yếu, kém.
4.2.3. Đánh giá tiềm năng của đội ngũ giáo viên và khả năng thích ứng với sự
phát triển của nhà trường
Đây là một hoạt động đánh giá đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng. Mỗi cá
nhân phải tự đánh giá kết hợp với đánh giá của tập thể. Hoạt động đánh giá tiềm năng của
đội ngũ GV là một phần không thể thiếu được trong việc hoạch định chiến lược và xây
dựng kế hoạch hành động phát triển nhà trường. Đây là một nội dung đánh giá khó, đòi
hỏi phải kết hợp với khả năng phân tích và dự báo về tình hình phát triển đội ngũ để đưa ra
những định hướng phát triển phù hợp với mỗi nhà trường. Từ những đánh giá này mỗi nhà
trường sẽ lựa chọn được các giải pháp tích cực để phát triển đội ngũ, tăng cường khả năng
thích ứng cho mỗi GV để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong
môi trường nhiều thay đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư TW Đảng, Quyết định về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ,
công chức (Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 8/2/2010 của Bộ Chính trị), 2010;
196
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3. Bộ Giáo dục, Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về Thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt
động sư phạm nhà giáo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày
30/12/2008 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
trung học phổ thông
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở,
giáo viên trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày
22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày
21/10/2009 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc
gia ban hành kèm theo thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ
thông ban hành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban
hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung).
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày
9/2/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30
ngày 22/10/2009.
11. Nguyễn Ngọc Hợi – Thái Văn Thành: Về Qui trình đánh giá chất lượng giáo
viên, Tạp chí Giáo dục, số 224, tháng 10/2009.
12.Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, 2004
13. Vũ Quốc Long (chủ biên), Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường
trung học phổ thông – NXB Hà Nội, 2007.
14. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (2010), Tài liệu bồi
dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường Trung học.
15 .Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khóa XI (2005), Luật
Giáo dục (Luật số 38/2005/QH11), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
197
15.Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khóa XII (2009), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
16. Rebecca Tee- Phát triển nghề nghiệp (Managing Your Career)- NXB tổng hợp
thành phố HCM, năm 2005
17. Robert Heller- Động viên nhân viên (Motivating People)- NXB tổng hợp thành
phố HCM, năm 2005
18. Robert Heller- Phân công hiệu quả (How to Delegate)- NXB tổng hợp thành
phố HCM, năm 2005
PHỤ LỤC:
– Phiếu trắc nghiệm khả năng làm việc nhóm
– Phiếu trắc nghiệm năng lực lãnh đạo
– Phiếu trắc nghiệm năng lực quản lý
198
Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên