KIỂM TOÁN

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KIỂM TOÁN

 
Thời gian môn học: 60 giờ

 (Lý thuyết: 26 giờ, thực hành + bài tập: 30 giờ, kiểm tra: 4 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

– Vị trí: Kiểm toán là một trong những môn học chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các môn học Kế toán, tài chính nên được bố trí học sau khi sinh viên đã được học những môn học chuyên môn của nghề.
– Tính chất: Môn học kiểm toán cung cấp những kiến thức cơ bản về kiểm toán, các khái niệm sử dụng trong kiểm toán, phương pháp kiểm toán, quy trình và trình tự kiểm toán, làm nền tảng cho sinh viên nhận thức được vai trò của kiểm toán trong hoạt động của các đơn vị.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
– Kiến thức:

+ Trình bày được những khái niệm cơ bản sử dụng trong  kiểm toán

+ Xác định được các qui trình và trình tự kiểm toán

+ Vận dụng kiến thức của kiểm toán vào kiểm tra công tác kế toán tại doanh nghiệp

– Kỹ năng:

+ Phân tích các phần hành kế toán, các báo cáo kế toán, thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

+ Ứng dụng vào công tác kế toán tại doanh nghiệp

– Thái độ:

+ Tuân thủ những nguyên tắc về đạo đức của kiểm toán viên: Thẳng thắn, trung thực
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT

Tên chương mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Tổng quan về kiểm toán

 Khái niệm kiểm toán

Các chức năng của kiểm toán

Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán

Mục đích và phạm vi của kiểm toán

Các loại kiểm toán

Kiểm toán viên

6

6

II

Đối tượng và các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán

Đối tượng kiểm toán

Cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán

Gian lận và sai sót

Trọng yếu và rủi ro

Khái niệm về hoạt động liên tục

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Chuẩn mực kế toán

15

7

7

1

III

Hệ thống các phương pháp kiểm toán

 Khái quát hệ thống phương pháp kiểm toán

 Phương pháp kiểm toán chứng từ

 Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ

Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán

12

6

7

2

IV

Trình tự các bước kiểm toán

Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán

Chuẩn mực kế toán

Thực hành kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

15

7

6

2

Cộng

60

26

30

4

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Tổng quan về kiểm toán

Mục tiêu:
– Trình bày được những kiến thức tổng quát về kiểm toán gồm: khái niệm, chức năng, ý nghĩa, mục đích, phân loại trong kiểm toán
– Thực hiện và phân tích được những chức năng và các loại kiểm toán trong qua trình kiểm toán
– Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực

Nội dung:   

1. Khái niệm kiểm toán  

1.1. Các quan điểm về kiểm toán

1.2. Khái niệm về kiểm toán

2. Các chức năng của kiểm toán  

2.1. Chức năng xác minh

2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến

3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán

3.1. Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm

3.2. Kiểm toán góp phần hướng nghiệp vụ

3.3. Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý

4. Mục đích và phạm vi của kiểm toán  

4.1. Mục đích của kiểm toán

4.2. Phạm vi kiểm toán

5. Các loại kiểm toán  

5.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng

5.2. Phân loại kiểm toán theo chủ đề kiểm toán

6. Kiểm toán viên  

6.1. Khái niệm – phân loại kiểm toán

6.2. Trách nhiệm – quyền hạn của kiểm toán viên độc lập

7. Thực hành  

   

Chương 2: Đối tượng và các khái niệm cuối cùng trong kiểm toán

Mục tiêu:
– Trình bày được những kiến thức tổng quát về kiểm toán gồm: Đối tượng và các khái niệm cơ bản trong kiểm toán                                                                                            – Thực hiện và phân tích được những khái niệm trong kiểm toán
– Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực .

Nội dung:  

1. Đối tượng kiểm toán  

1.1. Khái quát chung về đối tượng và khách thể

1.2. Thực trạng hoạt động tài chính – đối tượng chung của kiểm toán

1.3. Tài liệu kế toán – đối tượng cụ thể của kiểm toán

1.4. Thực trạng tài sản, nghiệp vụ tài chính, đối tượng cụ thể của kiểm toán

1.5. Hiệu quả, hiệu năng, đối tượng cụ thể của kiểm toán

2. Cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán  

2.1. Cơ sở dẫn liệu

2.2. Bằng chứng kiểm toán

2.3. Hồ sơ kiểm toán

3. Gian lận và sai sót  

3.1. Khái niệm gian lận và sai sót, mối quan hệ giữa gian lận và sai sót

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót

3.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót

4. Trọng yếu và rủi ro  

4.1. Trọng yếu

4.2. Rủi ro

4.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro

5. Khái niệm về hoạt động liên tục  

5.1. Khái niệm

5.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên

6. Hệ thống kiểm soát nội bộ  

6.1. Khái niệm

6.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ

7. Chuẩn mực kế toán  

7.1. Khái niệm

7.2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

8. Thực hành  

– Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn hình thành

– Rủi ro kiểm toán

– Gian lận và sai sót

9. Kiểm tra  

Chương 3: Hệ thống các phương pháp kiểm toán

Mục tiêu:
– Trình bày khái quát được hệ thống phương pháp kiểm toán
– Thực hiện  và được các phương pháp kiểm toán chứng từ
– Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực 

Nội dung:    

1. Khái quát hệ thống phương pháp kiểm toán  

1.1. Phương pháp kiểm toán cơ bản

1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ

2. Phương pháp kiểm toán chứng từ  

2.1. Kiểm toán cân đối

2.2. Đối chiếu logic

2.3. Đối chiếu trực tiếp

3. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ  

3.1. Kiểm kê

3.2. Thực nghiệm

3.3. Điều tra

4. Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán  

5.Thực hành  

– Phát hiện sai sót có thể có trong việc lập bảng cân đối kế toán

– Phát hiện sai sót trong tài sản của doanh nghiệp

– Phát hiện sai sót có thể có trên tài khoản và hoàn tất số liệu trên bảng cân đối kế toán

– Phát hiện sai sót trong nguồn vốn của doanh nghiệp

– Kiểm toán số liệu trên bảng cân đối kế toán đã được hoàn tất và hình thành tờ trình để chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán

6. Kiểm tra  

Chương 4 : Trình tự các bước kiểm toán

Mục tiêu:
– Trình bày  khái  quát  trình  tự các  bước  kiểm toán
– Thực hiện được các quá trình kiểm toán: Lập kế hoạch, thực hành kiểm toán và kế thúc kiểm toán
– Tuân thủ được những nguyên tắc của kiểm toán: Thật thà, trung thực 

Nội dung:  

1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán  

2. Chuẩn mực kế toán  

2.1.Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán

2.2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán

2.3. Thu thập thông tin

2.4. Lập kế hoạch kiểm toán

2.5. Xây dựng chương trình kiểm toán

3. Thực hành kiểm toán  

3.1. Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ và các quy chế kiểm soát nội bộ

3.2. Kiểm toán các bộ phận báo cáo tài chính

3.3. Kiểm tra sự khớp đúng giữa các báo cáo tài chính với nguồn số liệu để lập báo cáo tài chính

3.4. Phân tích đánh giá

4. Kết thúc kiểm toán  

4.1. Lập báo cáo kiểm toán

4.2. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán

4.3. Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính

4.4. Kết luận kiểm toán

5.Thực hành  

– Điều chỉnh doanh thu

– Điều chỉnh chi phí

– Điều chỉnh giá thành

– Điều chỉnh lợi nhuận

– Điều chỉnh tổng hợp

6. Kiểm tra  

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

– Phòng học lý thuyết

– Máy tính, máy chiếu projecto

– Đề cương, giáo án, bài giảng môn hoc, giáo trình, tài liệu tham khảo

– Giáo trình, tài liệu phát tay và các tài liệu liên quan khác

– Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Kiểm toán

– Câu hỏi, bài tập thực hành

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

– Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn

– Thực hành: Kiểm tra và đánh giá các bài thảo luận của các nhóm qua các bài tập thực hành.

– Đánh giá trong quá trình học:

+ Kiểm tra viết (Tự luận và trắc nghiệm);

+ Thảo luận nhóm

– Đánh giá cuối môn học: Kiểm tra theo hình thức: Vấn đáp hoặc viết (Tự luận và trắc nghiệm)

VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH::

1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề. Tổng thời gian thực hiện môn học là 60 giờ, giáo viên giảng các giờ lý thuyết kết hợp với các bài tập thực hành đan xen.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

– Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm 

– Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, xây dựng các bài thực hành cụ thể theo nội dung của từng chương, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

– Khái niệm, chức năng, đối tượng kiểm toán

– Phân biệt gian lận và sai sót, trọng yếu và rủi ro

– Trình tự, nội dung kiểm toán

– Phương pháp kiểm toán

– Phát hiện sai sót trong bảng cân đối kế toán và dạng bài tập điều chỉnh

4. Tài liệu cần tham khảo:

– Lý thuyết kiểm toán – Đại học kinh tế quốc dân

– Kiểm toán  – Đại học tài chính kế toán

– Kiểm toán  – Đại học kinh tế TP – Hồ Chí Minh