Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa | 5 nội dung cần lưu ý
Nội dung chính[Ẩn]
Sữa và các sản phẩm từ sữa là những mặt hàng dinh dưỡng thiết yếu đối với con người và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi tiêu thụ. Do đó, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố an toàn và chất lượng của sản phẩm trước khi được lưu thông và tiêu thụ bởi người dân. Hoạt động kiểm nghiệm được coi là một phương án tối ưu để doanh nghiệp chứng minh chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng các yêu cầu Luật định. Dưới đây là 5 thông tin cần lưu ý khi tiến hành kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa.
1. Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa
Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa là hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, xác định các chất và thành phần của sữa theo các chỉ tiêu an toàn chất lượng được quy định cụ thể tại QCVN tương ứng được Nhà nước ban hành. Từ đó, đáp ứng được mọi thông tư, quy chuẩn của Việt Nam cũng như các thị trường khó tính khác (Nhật, EU, Mỹ,…).
Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị tiến hành định kỳ. Cụ thể:
- 01 lần/năm đối với các sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
- 02 lần/năm đối với các sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở chưa được cấp các chứng nhận nêu trên.
Kiểm nghiệm sản phẩm từ sữa là hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, xác định các chất và thành phần dinh dưỡng
Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ sữa | Tiết kiệm
2. Căn cứ pháp lý trong hoạt động kiểm nghiệm sữa
Hoạt động kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa được tiến hành theo các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và văn bản pháp lý như sau:
- QCVN 5-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng
- QCVN 5-2:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột
- QCVN 5-3:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat
- QCVN 5-4:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
- QCVN 5-5:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men
- QCVN 11-1:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi
- QCVN 11-2:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi
- QCVN 11-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- Thông tư 24/2013/TT-BYT quy định về dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- Nghị định 25/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm
Các sản phẩm từ sữa chất lượng có chứng nhận kiểm nghiệm được khách hàng tin dùng
Xem thêm: Chứng nhận HACCP cho sản phẩm từ sữa | Thủ tục nhanh gọn
3. Tại sao phải kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa?
Thứ nhất, Sữa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, giàu protein và chất béo. Sữa đóng góp một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng như canxi, magie, selen, riboflavin, vitamin B12 và axit pantothenic. Sản phẩm sữa chất lượng đảm bảo các thành phần dinh dưỡng và an toàn cho người dùng. Kiểm nghiệm giúp khẳng định chất lượng các sản phẩm sữa, giảm thiểu tình trạng sữa kém chất lượng xâm nhập vào thị trường gây hại cho sức khỏe con người và quyền lợi của doanh nghiệp chân chính.
Thứ hai, sản phẩm sữa có hàm lượng Bacillus Cereus cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến thời hạn sử dụng hay hàm lượng Clostridium trong sữa quá cao cũng sẽ tác động đến quá trình sản xuất các sản phẩm phô mai. Kiểm nghiệm sữa để xác định hàm lượng các chất, qua đó có các phương án kiểm soát chất lượng kịp thời.
Thứ ba, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các sản phẩm sữa được sản xuất cần phải kiểm nghiệm và đăng ký công bố sản phẩm trước khi được lưu thông trên thị trường. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kiểm nghiệm để đáp ứng các yêu cầu luật định về chất lượng của sản phẩm;
Thư tư, Chứng minh chất lượng sản phẩm với khách hàng, đối tác. Từ đó khẳng định, nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Kiểm nghiệm giúp khẳng định, đảm bảo tính an toàn và chất lượng của sản phẩm sữa
4. Chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm từ sữa doanh nghiệp cần biết:
Loại kiểm nghiệm
Chi tiêu cụ thể
1. Kiểm nghiệm vi sinh
- Enterobacteriaceae
- Listeria monocytogenes
- Staphylococci dương tính với coagulase
- Nội độc tố của Staphylococcus (Staphylococcal enterotoxin)
- Salmonella
- Escherichia coli
- Bacillus cereus
- Clostridium perfringens
2. Kiểm nghiệm hóa lý
Bảng thành phần dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng đa lượng: độ ẩm, tro, protein (đạm), lipid (béo), carbohydrat (glucid), đường tổng, đường khử, thành phần đường (saccarose, lactose…), xơ tổng, xơ tan, xơ không tan, độ acid, năng lượng
Thành phần dinh dưỡng vi lượng:
- Vitamin tan trong dầu: vitamin A (retinol, retinyl palmitate…), beta-carotene, vitamin D (D2, D3), vitamin E (alphatocopherol, tocopheryl acetat, beta-tocopherol, gama-tocopherol, delta-tocopherol), vitamin K (K1, K2, MK4, MK7).
- Vitamin tan trong nước: vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, biotin), vitamin C (acid ascorbic, ascorbyl palmitate, ascorbyl glucoside, ascorbyl phosphate).
- Acid amin: 18 acid amin (aspartic acid, serine, glutamic acid, glycine, histidine, arginine, threonine, alanine, proline, cystine, valine, methionine, lysine, isoleucine, leucine, phenyl alanine, tryptophan
- Acid béo: 37 acid béo (DHA, EPA, omega 3, 6, 9; ARA; EPA; ……)
- Khoáng vi lượng: Natri, Kali, Calci, Sắt, Kẽm, Magie, Selen…
- Thành phần acid béo: Béo bão hòa; Béo không bão hòa; DHA; Omega 3, 6, 9; ARA; EPA; …
Các thành phần khác: Cholin, Carnitine, Inositol, Taurin, …
3. Kiểm nghiệm an toàn
- Kim loại nặng: Chì, Cadmi, Arsen, Thủy ngân…
- Vi sinh vật: Enterobacteriaceae, L. monocytogenes, Staphylococci dương tính với coagulase, Salmonella, E. coli…
- Độc tố vi nấm (Aflatoxin M1)
- Melamin
- Dư lượng thuốc thú y
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Phụ gia thực phẩm
Kiểm soát chất lượng sản phẩm từ các bước nguyên liệu cho đến bước thành phẩm cuối cùng
Xem thêm: Chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho sản phẩm từ sữa tươi | Các bước chứng nhận
5. Kiểm soát chất lượng các sản phẩm từ sữa đạt kiểm nghiệm
Để chứng nhận kết quả kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm sữa đạt chi tiêu như mong đợi. Theo đó, trong quá trình sản xuất sữa từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, doanh nghiệp cần phải kiểm soát và theo dõi các bước để có được các sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Cụ thể cần chú ý những nội dung sau:
- Kiểm soát nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu đầu vào kém chất lượng dẫn đến các sản phẩm kém chất lượng. Do đó, công tác kiểm tra nguyên liệu thô là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình sản xuất để đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm và giảm thiểu chi phí vật liệu và các rủi ro liên quan tiếp theo.
- Kiểm soát trong quy trình: Các yêu cầu về chất lượng đối với sữa và các sản phẩm sữa rất cao và nghiêm ngặt. Bởi vậy, Kiểm soát thường xuyên trong toàn bộ quá trình là điều cần thiết để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của sản phẩm cuối cùng khi đến tay người dùng.
- Kiểm soát sản phẩm: Sản phẩm cuối cùng phải đảm bảo toàn bộ các tiêu chí chất lượng tại QCVN và được kiểm nghiệm trước khi được lưu thông trên thị trường. Điều này bao gồm các biện pháp kiểm soát để loại bỏ tất cả các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và là cơ sở để ghi nhãn sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về hoạt động kiểm nghiệm sữa và sản phẩm từ sữa. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam cần nắm rõ những nội dung trên để tiến hành kiểm nghiệm hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!