Kĩ Thuật Trồng Chuối Cấy Mô

Hướng dẫn kĩ thuật trồng chuối cấy mô đúng nhất theo tiêu chuẩn VietGap. Việc áp dụng đúng các phương pháp kĩ thuật sẽ tăng năng suất tăng chất lượng từ đó làm tăng giá bán trên thị trường.

Hướng dẫn kĩ thuật trồng chuối cấy mô đúng chuẩn luôn là yêu cầu đặt ra đối với người nông dân để đảm bảo đạt được năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất. Dưới đây là chi tiết hướng dẫn trồng cây chuối hiệu quả mà các bạn nên tham khảo.

1 Giới thiệu về giống chuối cấy mô

Một số giống chuối thường được trồng nhiều hiện nay như : chuối tiêu hồng, chuối tây thái, chuối mốc, chuối đỏ đacca

chuối trong bình cấy mô

* Tên: Chuối có tên khoa học là Cavendish SP thuộc họ  Chuối  (Musaceae)

Thông thường người dân trồng chuối theo tập quán tách chồi. Tuy nhiên hiện nay khoa học phát triển, nên chuối giống được tạo từ nuôi cấy mô tế bào.

Với kỹ thuật này cây sau trồng 12-16 tháng tuổi cho  năng suất và chất lượng  quả cao hơn việc trồng chuối từ chồi. Hơn nữa việc trồng chuối từ mô đồng loạt dẫn đến chuối ra buồng và chín đồng đều nên rất thích hợp trồng thành vùng sản xuất thâm canh chuối.

Đặc điểm sinh thái chuối cấy mô

Chuối cấy mô thích nghi rộng ở các loại đất phù sa ven sông, suối, đất rừng mới khai phá, thịt nhẹ, cát pha, độ pH từ 5-7.

Nếu đất chua hoặc kiềm quá thì chuối không ngọt, không thơm.

Cây chuối giống nuôi cấy mô có ưu điểm là sinh trưởng mạnh, độ đồng đều cao và sạch bệnh, cây trỗ buồng đều.
Đây là cây ưa ánh sáng mạnh, thường sống ở những nơi có nhiệt độ cao (20 – 350C) và nơi đất tơi xốp, nhiều mùn, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước.

2. Kỹ thuật trồng chuối cấy mô

* Thời vụ trồng

Chuối được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao hoặc xác định thời điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp với điều kiện chủ độn g được nước tưới.

* Phương thức và mật độ trồng

Cây chuối được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 2,0 – 2,5m. Khoảng cách giữa hai cây là 2m tương đương với 2000 – 2500 cây/ha.

* Làm đất, bón lót và trồng cây

 Tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50 cm.- Làm đất:

 Bón lót: 5kg phân chuồng hoai + 0,3kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.

Tiến hành bón phân trước khi trồng từ 15 – 30 ngày.

Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng
cây.

Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

hướng dân chăm sóc cây chuối

* Kỹ thuật chăm sóc

Chuối là cây chịu nóng kém nên cần rất nhiều nước vì vậy phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm, để cây phát triển bình thường.

Ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa cần thoát  nước cho vườn chuối để tránh ngập úng.

Bón thúc: 0,3 – 0,4kg ure và 0,4 – 0,5 Kali clorua/cây/vụ

  • Lần1: Sau khi trồng(SKT) 1,5 tháng bón 30% lượng đạm và 30% lượngKali

  • Lần 2: Khoảng 4,5 tháng SKT bón 40% lượng đạm và 40% lượng Kali

  • Lần 3: Khoảng 7,5 tháng SKT bón 30% lượng đạm và 30% lượng Kali

Tỉa chồi và để chồi: tỉa chồi phải thường xuyên khoảng 1 tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng. 

Nên tiến hành tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ. Việc để chồi thực hiện sau khi trồng 5 tháng, chừa lại cây con mập, khỏe mọc cách xa cây mẹ trên 20cm, sao cho mỗi bụi có 3 cây cách nhau khoảng 4 tháng.

 Bẻ bắp và chống buồng: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa. Nên dùng cây chống buồng tránh đỗ ngã.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại chuối cấy mô

>> Xem chi tiết phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối tại đây

Cây chuối thường xuất hiện một số loại sâu hại như:

Sùng đục củ: Cây chuối có biểu hiện mọc yếu, lá rụng nhiều. Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Basudin rải trên cổ gốc chuối để trừ sùng.

Bù lạch: thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen (ghẻ), làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu.

Phòng trị: phun thuốc Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.

ki thuật trồng chuối cấy mô

Thu hoạch chuối cấy mô

Từ trồng đến trổ khoảng 6-10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 2 – 3 tháng tùy theo giống. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái. Lúc thu buồng tránh làm cho trái bị trầy xước.

>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng chuối tiêu hồng