Khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế 2022-2023 đang diễn ra?
Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế và tác hại của nó như thế nào? Hiện nay Việt Nam có đang trong quá trình khủng hoảng kinh tế hay không? Khủng hoảng kinh tế thì nên đầu tư vào gì để an toàn?
Năm 2022, thị trường kinh tế Việt Nam nói chung và nhiều lĩnh vực khác đang bị biến động, điển hình nhất là bất động sản. Giao dịch chậm lại, giá bán hạ nhiệt, ngân hàng siết room tín dụng,… Điều này có phải đang nhen nhóm khủng hoảng kinh tế hay không? Cùng điểm lại các đợt khủng hoảng kinh tế lớn trên toàn cầu và nhận định về thị trường kinh tế – bất động sản Việt Nam trong giai đoạn trong bài viết dưới đây của SmartRealtors nhé!
Mục Lục
KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LÀ GÌ?
Khủng hoảng kinh tế là gì? Khái niệm khủng hoảng kinh tế chính là sự suy giảm các hoạt động kinh tế trong thời gian dài, gây ratình trạng rối loạn, mất thăng bằng nghiêm trọng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của khủng hoảng thể hiện ở chỗ:
-
Hàng hóa bị ứ đọng
-
Sản xuất bị thu hẹp
-
Xí nghiệp thậm chí phải phá sản, đóng cửa
-
Nạn thất nghiệp tăng lên
-
Thị trường thì rối loạn
Có thể là do nhiều mâu thuẫn không (hoặc chưa) được giải quyết trong nền kinh tế, dẫn đến rối loạn trong sản xuất, lưu thông hàng hóa trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng dẫn đến rối loạn đời sống và kinh tế, từ đó gây ra nạn thất nghiệp, cuộc sống người lao động sụt giảm từ thu nhập cho đến đời sống nên nguy cơ gây ra các sự bất ổn về chính trị.
Theo học thuyết của Mác-Lênin thì thuật ngữ “Khủng hoảng kinh tế” là tình trạng suy thoái đột ngột của nền kinh tế. Hiện tượng này thường diễn biến trầm trọng và làm sụt giảm về tất cả các hoạt động phát triển kinh tế và có xu hướng kéo dài.
Không chỉ khủng hoảng kinh tế trong phạm vi địa phương, quốc gia, thì với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay thì khủng hoảng kinh tế có tốc độ lan rộng hơn và lan rộng ra phạm vi toàn cầu là hoàn toàn có cơ sở.
BẢN CHẤT KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÌ ĐÂU MÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ XẢY RA?
BẢN CHẤT CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Bản chất của khủng hoảng kinh tế chính là suy thoái, mất đi định hướng – sự ổn định trong kinh tế và thường bắt đầu mầm mống từ rất lâu nên để lại hậu quả cũng rất nặng nề. Trong lịch sử đã chứng minh, không dễ dàng để khắc phục được tình trạng khủng hoảng kinh tế trong thời gian ngắn.
NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Giới chuyên gia phân tích nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế rất đa dạng. Nhưng chủ yếu sẽ hay gặp 5 nguyên nhân cơ bản sau: Khủng hoảng tài chính; lạm phát; bong bóng kinh tế; giảm phát và sự cắt giảm chi tiêu. Cụ thể từng nguyên nhân đó như sau:
Nguyên nhân 1: Khủng hoảng tài chính
Phần lớn nguyên nhân dẫn đến khủng hoàng kinh tế đều đến từ khủng hoảng tài chính. Biểu hiện cụ thể là:
-
GPA thường giảm, tính thanh khoản cạn kiệt
-
Giá bán của bất động sản và thị trường chứng khoán bị sụt giảm mạnh
-
Suy thoái kinh tế chung của thị trường ngày càng tồi tệ hơn, mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng
Lúc này, có thể nói iá trị của các loại tài sản đều sụt giảm kéo theo đó là sự mất đi khả năng thanh toán của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong 1 số trường hợp thì khủng hoảng tài chính là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, các lĩnh vực tài chính khác và sự xuất hiện của các bong bóng kinh tế. Hiệu ứng dây chuyền là gây ra khung hoảng cho hệ thống các ngân hàng tư nhân lẫn nhà nước. Trầm trọng hơn là ảnh hưởng đến vị thế kinh tế của 1 quốc gia.
Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính lớn năm 2007-2008 bắt đầu từ khu bong bóng nhà đất ở Mỹ sụp đổ và có ảnh hưởng đến Việt Nam một cách sâu sắc.
Nguyên nhân 2:
Bong bóng kinh tế
Bong bóng kinh tế hay bong bóng trong đầu cơ, tài chính chính là hiện tượng giá trị hàng hóa/tài sản trên thị trường tăng đột biến một cách vô lý và không ổn định và thường chỉ kéo đài trong một khoảng thời gian ngắn. Một khi bong bóng kinh tế vỡ sẽ dẫn tới giá trị loại hàng hóa quay trở lại giá trị ban đầu, sự sụt giảm nghiêm trọng này sẽ làm cho nhà đầu tư mất tiền, người lao động thất nghiệp và doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.
Minh họa như cuộc khủng hoảng hoa Tulip tại quốc gia Hà Lan năm 1637 đã phá hủy toàn bộ nền kinh tế, biến nước này từ cường quốc hàng đầu thế giới xuống hàng thứ yếu và mở ra cơ hội vươn lên của nước Anh sau này.
Nguyên nhân 3: Lạm phát
Theo khái niệm của kinh tế học vĩ mô, lạm phát chính là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và các dịch vụ thị trường. Nếu tăng trưởng kinh tế đang ở mức thấp mà tỷ lệ lạm phát cao sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.
Lạm phát sẽ làm suy giảm sức mua của người dân trên 1 đơn vị tiền tệ, điều này sẽ diễn ra chậm và kéo dài trong thời gian nhiều năm, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Lúc này sẽ gây hoang mang trong quyết định đầu tư và tiết kiệm tích lũy cùng với sự khan hiếm của hàng hóa.
Nguyên nhân 3:
Giảm phát
Ngược lại với lạm phát, giảm phát chính là sự sụt giảm chung về giá cả/giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Điều này thường liên quan đến sự sụt giảm nguồn cung tiền và tín dụng, làm cho sức mua của tiền tệ xu hướng tăng lên theo thời gian.
Tưởng chừng giảm phát một điều tốt nhưng nó có thể là tín hiệu một cuộc suy thoái và thời kỳ kinh tế khó khăn sắp xảy ra. Khi mọi người cảm thấy giá của hàng hóađang giảm, họ sẽ có nhiều tham vọng hơn, trì hoãn việc mua bán vì kỳ vọng giá sẽ thấp hơn nữa. Nhưng đổi lại, việc chi tiêu thấp hơn thì dẫn đến thu nhập sẽ ít hơn, dễ dẫn đến thất nghiệp và mức lãi suất cao hơn.
Nguyên nhân 4: Giảm chi tiêu
Với tâm lý lo lắng về sự biến động kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào, người tiêu dùng đồng loạt lo lắng và cắt giảm chi tiêu sẽ ảnh hưởng, làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế. Vì trung bình gần 60% GDP của các quốc gia phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng, mà người tiêu dùng luôn có xu hướng giảm chi tiêu, cất giữ tài sản sẽ làm kinh tế chung sụt giảm. Lãi suất cao của các ngân hàng sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vì chi phí tài chính quá cao.
TÁC HẠI CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Dưới đây là những tác hại rõ nét nhất của khủng hoảng kinh tế:
Gây ra tình trạng bất ổn trong nước và khu vực
Khủng hoảng kinh tế sẽ khiến các doanh nghiệp phá sản vì không có khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn, đình trệ sản xuất, phải cắt giảm lao động là điều không thể tránh khỏi. Điều này khiến tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao, đời sống người dân bị tác động vật chất, thể chất đến tinh thần. Ảnh hưởng dây chuyền này còn gây ra tình trạng bất ổn xã hội, lạm phát phi mã, tạo thành 1 vòng xoáy mà các quốc gia phải mất nhiều năm trời để có thể thoát ra.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Quá trình toàn cầu hóa khiến các quốc gia ngày càng có mối liên hệ chặt chẽ trên mọi lĩnh vực. Khi 1 quốc gia nào đó rơi vào khủng hoảng kinh tế thì những quốc gia không tránh khỏi việc sẽ phải chịu ảnh hưởng. Đặc biệt đối với các cường quốc có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu như Mỹ, Châu Âu hay Trung Quốc thì nếu họ bị khủng hoảng kinh tế sẽ tác động mạnh đến hoạt động của toàn bộ kinh tế thế giới.
Khủng hoảng nhân đạo
Một khi chất lượng sống của người dân giảm, thiếu thức ăn, nơi ở với mức sống đắt đỏ và thu nhập eo hẹp, tỉ lệ thất học gia tăng sẽ kéo theo tệ nạn và bạo lực, đặc biệt bạo lực thường nhắm vào nhóm người dễ tổn thương trong xã hội. Ngoài ra, người dân lúc này sẽ có xu hướng di cư sang các quốc gia phát triển. Nếu di cư ồ ạt sẽ gây ra khủng hoảng di cư và vô hình chung trở thành gánh nặng cho các nước khác.
GIẢI PHÁP CHO KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LÀ GÌ?
Căn cứ vào từng nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế mà các quốc gia sẽ có các cách khắc phục khủng hoảng kinh tế phù hợp. Riêng đối với Việt Nam, tham gia hội nhập nên nền kinh tế Việt Nam đã có những bước đi khả quan hơn. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi Việt Nam bị ảnh hưởng nhất định khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra. Dưới đây là một số giải pháp ngăn chặn và có có thể đứng vững nếu` khủng hoảng kinh tế xảy ra là:
-
Nâng cao tính đa dạng của các loại hàng hóa cùng thị trường xuất nhập khẩu. Mỗi thị trường cần phân tách hợp lý mà không nên phụ thuộc vào 1 nước nào.
-
Đưa ra những chính sách để có thể giám sát, quản lý các thị trường: Từ ngoại tệ, bất động sản, vàng cho đến chứng khoán. Đây đều là những thị trường chiếm nhiều vốn trong dân và được các nhà đầu tư quan tâm.
-
Quan tâm tới khả năng nhận thức của người dân và nhà lãnh đạo, các mối liên hệ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
CÁC ĐỢT KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHỦNG HOẢNG TẠI VIỆT NAM
Khủng khoảng kinh tế trên thế giới
Từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên,khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện. Dưới đây là thông tin các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất:
Thời gian
Tóm tắt các đợt khủng hoảng kinh tế thế giới
Thế kỷ I – Khủng hoảng kinh tế thời Đế quốc La Mã
Những người thuộc tầng lớp thượng lưu thường cho những người nghèo vay tiền và thu lợi nhuận từ lãi vay. Đạo luật yêu cầu các chủ nợ phải đầu tư 2/3 tài sản vào nhà đất ở Italy ra đời đã khiến La Mã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào năm 33 sau Công nguyên.
Thế kỷ XIV – Khủng hoảng kinh tế Châu Âu
Các biến cố liên tiếp xảy ra như: nạn đói 1315-1317, chiến tranh Anh – Pháp 1317, cái chết đen 1347-1351 đã khiến nền kinh tế Châu Âu suy giảm nghiêm trọng, dân số giảm từ 1/2 đến 2/3. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa lại tăng mạnh d
ẫn đến các Bang vỡ nợ của các bang và ngân hàng tư nhân liên tiếp phá sản, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nhất là khu vực Đông Âu. Các doanh nghiệp phải tăng tiền lương để giữ chân người lao động khỏi việc rời khỏi lãnh thổ.
Thế kỷ XVII – Hội chứng hoa Tulip Hà Lan
Năm 1634-1637, hoa tulip tượng trưng cho đẳng cấp và sự sang trọng nên giá bán của 1 củ hoa tulip ở Hà Lan cao đạt đỉnh, gấp 6 lần thu nhập bình quân của người lao động/năm.
Đến năm 1636, Mọi người đua nhau buôn bán hoa tulip với một số lượng nhiều hơn khả năng chi trả với mục đích đầu cơ và thu lời. Tuy nhiên, vào năm 1637, giá hoa tulip giảm nhanh khiến hàng nghìn người trắng tay.
Thế kỷ XVIII – Bong bóng cổ phiếu của công ty South Sea ở Anh
Công ty South Sea của Anh thành lập năm 1717, tạo nên mạng lưới thương mại đầu tiên với khu vực Mỹ Latin. Với danh xưng này, công ty đã thổi phồng danh tiếng và cổ phiếu thừa cơ tăng chóng mặt. Giá cổ phiếu tăng mạnh từ 128 lên 1000 bảng Anh/6 tháng. Nhiều nhà đầu tư đã liều vay nợ để tham gia vào cơn sốt đầu cơ tại Anh. Tuy nhiên, nhiều người không có khả năng thanh toán khi đến thời hạn, nên bán ra ồ ạt khiến giá cổ phiếu tuột dốc, nhiều ngân hàng phá sản. Nền kinh tế Anh sụp đổ.
Thế kỷ XXIII – Khủng hoảng tín dụng năm 1772
Trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XXIII, Anh trở nên giàu có với các thành tựu thương mại và hệ thống thuộc địa lớn. Tháng 6/1772, Alexander Fordyce, 1 trong những đối tác lớn của ngân hàng Anh đã sang Pháp trốn nợ khiến hệ thống ngân hàng Anh rơi vào cảnh hỗn loạn. Các chủ nợ cùng rút tiền ra khỏi ngân hàng, gây ra khủng hoảng tín dụng quy mô lớn và nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan, các khu vực khác Châu Âu, các thuộc địa Anh ở Châu Mỹ.
Thế kỷ XIX – Suy thoái Châu Âu và Bắc Mỹ
Năm 1873, lạm phát tăng, đồng loạt đầu cơ tràn lan vào lĩnh vực đường sắt ở Mỹ, sự phá giá tiền tệ tại Đức đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính vô cùng lớn, tạo ra chuỗi suy thoái kinh tế kéo dài tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh giữa Pháp và Phổ, hỏa hoạn lớn của Chicago và Boston năm 1871.
Hơn 18,000 doanh nghiệp, 10 bang và hàng trăm ngân hàng Mỹ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng đến 14%. Anh chịu hậu quả nặng nề nhất khi phải chịu sự suy thoái kéo dài và mấy vị thế top 1 trong nền công nghiệp Châu Âu. Ở một số quốc gia, đây là đại suy thoái bấy giờ.
Thế kỷ XX – Đại suy thoái năm 1929-1939
Với xuất phát điểm từ Mỹ, khủng hoảng kinh tế 10 năm tồi tệ nhất từ trước đến nay đã tàn phá hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân được suy đoán là bắt nguồn từ sự sụp đổ của phố Wall.
Đầu thế kỷ XX tại Mỹ, việc cấp tín dụng một cách dễ dàng đã dẫn đến xu hướng lạm dụng để đầu cơ cho chứng khoán. Tháng 10/1929, giá cổ phiếu của phố Wall đột ngột giảm mạnh, bong bóng đầu cơ đã vỡ và gây hỗn loạn trên thị trường. Doanh nghiệp cho đến chính phủ đều lâm vào nợ nần.
Mỹ lúc này trì trệ xuất khẩu, ảnh hưởng chóng lan sang các nước khác, khiến 45% sản lượng công nghiệp giảm, 5000 ngân hàng phá sản, 50 triệu người thất nghiệp và bùng ra mâu thuẫn xã hội. Các nước nhỏ quyết định phát xít hóa để giải quyết suy thoái, và vô hình chung đã gây ra thế chiến thứ 2.
Thế kỷ XX – Khủng hoảng giá dầu OPEC năm 1973
Sau lệnh cấm vận của OPEC về việc cấm xuất khẩu cho Mỹ và các nước đồng minh, gây ra tình trạng thiếu hụt dầu mỏ ở các quốc gia có liên quan, khiến giá dầu tăng mạnh, lạm phát nghiêm trọng. Các nước này lâm vào trì trệ khủng hoảng, được gọi là thời kỳ stagflation.
Thế kỷ XX – Khủng hoảng tại Châu Á 1997
Tháng 7/1997, Thái Lan ban hành quyết định xóa tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng Baht và đô la Mỹ. Khiến đồng Baht đột ngột mất giá, các doanh nghiệp vay vốn bằng đồng đô la Mỹ phá sản. Dòng vốn đầu tư đô la Mỹ từ các nước ngoài vào Đông Á cũng đồng loại rút lui. Thị trường tài chính Châu Á lúc này hỗn loạn, bất ổn chính trị trong khu vực Đông Á.
Thế kỷ XXI – Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008
Vỡ bong bóng bất động sản cộng với sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống giám sát tài chính đã dẫn tới khủng hoảng tài chính tại Mỹ và sau đó lan ra các quốc gia Châu Âu khiến
hàng loạt các ngân hàng thương mại ở Mỹ và Châu Âu sụp đổ, thị trường chứng khoán giảm mạnh. Việc đói tín dụng và giá trị tiền tệ suy giảm dẫn đến sự đình trệ trong tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
ĐẦU TƯ GÌ GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ?
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế sẽ khiến các nhà đầu tư không mấy lạc quan vào các kênh đầu tư. Sự lo ngại vô hình chung khiến giá tài sản nắm giữ lao dốc không phanh. Tuy nhiên, cũng có một số nhà đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng là cơ hội hiếm có để “bắt đáy” hiệu quả. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng các kênh đầu tư an toàn nhất trong giai đoạn khủng hoảng như sau:
Kênh đầu tư
Lý do
Vàng
Đây là kim loại quý hiếm, có tính thanh khoản cao, đóng vai trò bảo vệ giá trị tài sản theo thời gian, đặc biệt khi các loại tiền pháp định mất giá.
Quỹ đầu tư
Phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm do các chuyên gia tài chính sẽ quản lý rủi ro chặt chẽ cho bạn. Nếu thị trường đi xuống, họ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để ít rủi ro nhất có thể.
Bảo hiểm nhân thọ kết hợp với đầu tư tài chính
Đây là sản phẩm do các công ty bảo hiểm cung cấp. Ngoài việc tham gia bảo lãnh về sức khỏe, tính mạng bạn bằng cách chi trả, bồi thường bảo hiểm, các công ty này còn chia lãi cho khách hàng từ phí đóng vào để đầu tư sinh lời (hình thức vô cùng an toàn, đã được Bộ tài chính chấp thuận).
Theo đó, giá trị tài khoản của khách hàng sẽ tăng dầnnhờ lãi hàng năm. Thời điểm hợp đồng chấm dứt, khách hàng sẽ nhận về số tiền lớn hơn số phí đóng ban đầu
Các loại cổ phiếu an toàn
Nên chọn mua
cổ phiếu của những doanh nghiệp chất lượng cao, ổn định, tỷ lệ nợ thấp và có bảng cân đối kế toán lành mạnh,
có lịch sử hoạt động tốt trong giai đoạn kinh tế khó khăn
. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên
đa dạng danh mục đầu tư, xác định rõ mục tiêu đầu tư và thận trọng lựa chọn thời điểm đầu tư, tránh đầu tư
tất cả cùng một lúc để trung bình hóa rủi ro có thể xảy ra.
TOÀN CẦU ĐANG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2022- 2023?
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định tình hình thế giới và Việt Nam năm 2023 như sau:
Nhận định tình hình kinh tế thế giới năm 2023 có thể sẽ diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Chính phủ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ có có xu hướng chậm lại. Đặc biệt, nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, các khoản nợ công, an ninh năng lượng, lương thực thực phẩm, thông tin sẽ có dấu hiệu gia tăng.
Có thể nói, năm 2023 ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức như:
-
Sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, các nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh
-
Các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, các thị trường truyền thống bị thu hẹp.
-
Các thị trường chứng khoán, trái phiếu của doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro
-
Nợ xấu, nợ thuế của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng.
-
Tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người lao động còn thấp
-
Xuất hiện tình trạng 1 bộ phận nhỏ chuyển việc với gần 40.000 người.
Có thể nói, hiện nay toàn cầu đang đối mặt với một số khó khăn nhất định chứ chưa có biểu hiện rõ ràng của một cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Khách hàng thời điểm này có thể cân nhắc đầu tư một số loại hình để đảm bảo tài sản và sinh lời hiệu quả nhất.
Xem thêm thông tin về khủng hoảng kinh tế vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản SmartRealtors And Partners
-
Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
-
Hotline: 0916 25 78 25