Không quốc tịch là gì ? Quy định pháp luật về chế độ không quốc tịch

Người không quốc tịch cư trú ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng khác theo pháp luật Việt Nam đồng thời phải tuân theo pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam.

1. Quy định về không quốc tịch

1.1. Khái niệm

Hiện nay tình trạng người không quốc tịch là vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó đặc biệt có đối tượng là trẻ em. Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn thì trên thế giới cứ 10 phút lại có một đứa trẻ không có quốc tịch ra đời. Chỉ tính ở 20 quốc gia có số dân không quốc tịch đông nhất, mỗi năm có 70.000 trẻ không quốc tịch được sinh ra.

Không quốc tịch, vô quốc tịch hay không quốc gia (tiếng Anh: Statelessness) là tình trạng một cá nhân “không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào xét về mặt luật pháp” . Một số người tị nạn có thể là người không quốc tịch, tuy nhiên không phải tất cả người tị nạn là không quốc tịch.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không quốc tịch

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không quốc tịch là do có sự xung đột pháp luật giữa các nước về cách thức hưởng và mất quốc tịch, do người đã mất quốc tịch cũ mà chưa nhận được quốc tịch mới…Xuất phát từ chủ quyền quốc gia mà mỗi nước có quyền quy định trong pháp luật của nước mình những phương thức hưởng quốc tịch. Quốc tịch có thể là quốc tịch theo huyết thống, quốc tịch theo nơi sinh, v.v. Tuy nhiên, có trường hợp người đang cư trú ở nước ngoài mà theo luật nước đóyêu cầu phải được sự chấp thuận thôi quốc tịch gốc mới được vào quốc tịch mới nhưng họ lại bị tước quốc tịch hoặc tự động mất quốc tịch ở nước họ. Nguyên nhân này là một trong các lý do dẫn đến việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà có một bên hoặc cả hai bên cha mẹ là người không quốc tịch còn gặp nhiều khó khăn vì cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau, dẫn đến một số trường hợp trẻ không được xác định quốc tịch.

 

Đã có quốc tịch nhưng bị mất quốc tịch, cụ thể, công dân xin thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.Ví dụ: một công dân Việt Nam lấy vợ hoặc lấy chồng Đài Loan đã xin thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vì lý do nào đó không được phía Đài Loan chấp nhận nên rơi vào trạng thái không quốc tịch, về Việt Nam sinh sống.Chưa có quy định hướng dẫn cụ thể để tạo thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam theo Điều 7 và Điều 23 Luật Quốc tịch. Do còn có cách hiểu và áp dụng khác nhau, nên dẫn đến hệ quả hiện nay có nhiều trường hợp đã thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng vì nhiều lý do khác nhau không được nhập quốc tịch nước ngoài và rơi vào tình trạng không quốc tịch, (nhiều người trong số họ chưa được giải quyết cho trở lại quốc tịch Việt Nam mặc dù đã có đơn yêu cầu)

Trạng thái khi thay đổi quốc tịch: Khi nhập cư vào quốc gia hạn chế việc có nhiều quốc tịch, thì thường yêu cầu người nhập cư nộp theo tài liệu chính thức chứng minh rằng họ không còn là công dân quốc gia gốc của họ, ví dụ trong chính sách nhập cư của Đài Loan .Nếu tài liệu phải được cung cấp trước khi cấp quyền công dân, thì trong khoảng thời gian từ lúc từ bỏ / hủy bỏ quyền công dân trước đó đến lúc được nhập tịch, người nộp đơn sẽ ở tình trạng không quốc tịch .Một số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan cắt quốc tịch Việt để nhập tịch Đài, nhưng vì thiếu hiểu biết và bị lừa đảo, nhập tịch không thành và đã rơi vào tình trạng “không quốc tịch, cô dâu Việt ở Đài Loan nhìn con bị đưa vào trại mồ côi” .

Trong hầu hết các tình huống không quốc tịch quy mô lớn thì sự phân biệt đối xử là nguyên nhân hàng đầu. Nhiều quốc gia xác định thực thể công dân dựa vào sắc tộc hoặc tôn giáo của tầng lớp nắm quyền chính. Nó dẫn đến việc loại trừ các nhóm cư dân hoặc sắc tộc khác, như Israel, Latvia, Ukraina, Đông Nam Á,… Điều này vi phạm luật pháp quốc tế về chống phân biệt đối xử.

 

Tại Latvia và Estonia khi Liên Xô tan rã năm 1991 đã xác định quốc tịch dựa trên sắc tộc và cấp cho những người là công dân hồi năm 1940 cùng hậu duệ của họ. Những người còn lại, chỉ là công dân Liên Xô trước đây cùng hậu duệ, người Nga, Ba Lan, Ukraina,… sống ở đó được coi là không quốc tịch. Tại Latvia đã cấp “hộ chiếu Latvia không quốc tịch” cho họ . Năm 2013 hơn 267.000 cư dân của Latvia, 91.000 cư dân của Estonia, 35.000 cư dân của Ukraina là không quốc tịch, phần lớn là sắc tộc Nga .

 

Tại Myanmar chính phủ và chủ nghĩa Phật giáo dân tộc đang tìm cách tẩy trừ người Rohingya theo Hồi giáo ở bang Rakhine .

Tại Thái Lan và Myanmar quá trình đồng hóa về các dân tộc và tôn giáo chính (Phật giáo) đang diễn ra mạnh mẽ. Những người du mục biển như Moken hoặc du cư ở biên giới vùng núi đều rơi vào tình trạng “không giấy tờ tùy thân” . Trong 13 thành viên đội bóng được giải cứu ở hang Tham Luang tỉnh Chiang Rai tháng 7/2018 đã có bốn người là người dân tộc thiểu số không quốc tịch .

Tình trạng không quốc tịch cũng xảy ra với người du mục biển ở vùng đảo thuộc nam Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, như người Sama-Bajau.

Ủy ban Liên hợp quốc về Xóa bỏ Phân biệt chủng tộc đã tuyên bố vào ngày 01/10/2014 rằng “việc tước quyền công dân dựa trên chủng tộc, màu da, hậu thế, nguồn gốc sắc tộc hoặc nguồn gốc quốc gia là vi phạm nghĩa vụ của quốc gia về bảo đảm không phân biệt đối xử về quyền quốc tịch”

1.3. Hạn chế

Do không có quan hệ quốc tịch với một nhà nước nào nên địa vị pháp lí của người không quốc tịch có những hạn chế nhất định và bất lợi trong việc hưởng sự bảo hộ của Nhà nước. Họ phải tuân thủ pháp luật của nước nơi họ đang sinh sống nhưng vấn đề bảo hộ khi quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm hại là rất phức tạp.

Để hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng này, các nước trên thế giới đều cố gắng hoàn thiện các văn bản pháp luật của nước mình, kí kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về vấn đề quốc tịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người

không quốc tịch có thể được nhận quốc tịch của nước nơi họ đang sinh sống. Đã có một số văn bản pháp lí quốc tế được ký kết về vấn đề người không quốc tịch như: Công ước về hạn chế tình trạng không quốc.tịch năm 4961, Công ước về quy chế người không quốc tịch năm 1954…

2. Không tặc là gì ? Khái niệm không tặc được hiểu như thế nào ?

Không tặc là hành vi chiếm đoạt (cưỡng đoạt, bắt cóc) tàu bay dân dụng, cũng như các hành vi bất hợp pháp khác xâm phạm hoạt động hàng không dân dụng, gây hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động hang không và đe doạ nghiêm trọng đối với tính mạng của phi hành đoàn cũng như hành khách.

Không tặc là loại tội phạm có tính chất quốc tế, bị xét xử nghiêm khắc về hình sự.

Nhằm mục đích tăng cường đấu tranh với nạn không tặc, về mặt pháp lí quốc tế, theo sáng kiến của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), ngày 16.12.1970 tại Hội nghị La Hay về luật quốc tế đã thông qua Công ước về đấu tranh với hành vi chiếm đoạt trái phép tàu bay dân dụng (Công ước La Hay năm 1970). Công ước này có hiệu lực từ ngày 14.10.1971. Tại Hội nghị quốc tế về luật hàng không tại Môngtêrian (Montérial) ngày 23.9.1971 đã thông qua Công ước về đấu tranh với các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến an ninh hàng không dân dụng (Công ước Môngtêrian năm 1971), có hiệu lực từ ngày 26.01.1973. Phù hợp với quy định trong các điều ước quốc tế trên đây, quốc gia mà trên lãnh thổ của mình có phát hiện không tặc, có trách nhiệm phải bắt giữ và chuyển giao không tặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành truy tố hình sự.

Công ước La Hay năm 1970 và Công ước Môngtêrian đã tạo cơ sở pháp lí quốc tế cho việc xét xử đối với những người có hành vi vi phạm an ninh, an toàn trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Các công ước này đều quy định trách nhiệm xét xử đối với không tặc và đối với những loại tội phạm nguy hiểm khác trong lĩnh vực hàng không, không phụ thuộc vào việc phân loại đối với các hành vi vi phạm.

Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã thông qua một loạt biện pháp nhằm đấu tranh với nạn không tặc. Cụ thể, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã thông qua Nghị quyết số 17 về Công ước Chicagô năm 1944, khuyến nghị các quốc gia về những biện pháp kĩ thuật và tổ chức nhằm đấu tranh với nạn không tặc, phù hợp với mục tiêu duy trì hoà bình và an ninh quốc tế theo những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng của các quốc gia.

Trên cơ sở các công ước trên đây, không tặc được quy định trong pháp luật của các quốc gia như một loại tội phạm nghiêm trọng, cần phải bị x thích đáng. ử I Công ước Tôkyô năm 1963 quy định cụ thể dấu hiệu của không tặc bao gồm: hành vị đe doa ninh hàng không đối với phương tiện bay ñữnNh doạ đối với người, tài sản trên tàu bay, xâm Kạn trật tự và kỉ luật trên tàu bay); nơi thực hiện h lạnn là trên phương tiện bay; thời gian thực hiện hành Vì là trong thời gian bay (tức là từ thời điểm khởi Sàn để cất cánh cho tới thời điểm hoàn tất việc hạ cánh).

Công ước La Hay năm 1970 quy định không tặc là việc sử dụng vũ lực hoặc đe doa sử dụng vũ lực hoặc bằng bất kì hình thức đe doạ nào nhằm thực hiện việc chiếm đoạt bất hợp pháp phương tiện bay hay nhằm kiểm soát phương tiện bay hoặc cố gắng thực hiện hành vi này.

Không tặc là một loại tội phạm quốc tế, cho nên thẩm quyền xét xử đối với không tặc được pháp luật quốc tế quy định rõ. Theo các Công ước quốc tế hiện hành (Công ước Tôkyô năm 1963, Công ước La Hay năm 1970, Công ước Môngtêrian năm 1971), không tặc thuộc thẩm quyền xét xử của một trong các quốc gia sau: nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây hại; nơi mà kẻ phạm tội có quốc tịch hay có nơi thường trú; nơi phương tiện bay đó có quốc tịch, quốc gia mà việc thực hiện thẩm quyền tài phán của nước này là cần thiết nhằm bảo đảm các cam kết quốc tế của mình trong an toàn hàng không.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật Minh Khuê