Không nộp phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?

Không nộp phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?

Không nộp phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?, Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 6 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định về

Không nộp phạt vi phạm hành chính

Câu hỏi của bạn:

     Cơ quan tôi bị xử phạt vi phạm hành chính về PCCC bằng tiền từ năm 2016 đến nay đã qua 01 năm nhưng cơ quan không nộp phạt vậy cơ quan tôi có phải nộp phạt nữa không, và có bị áp dụng biện pháp gì không, có bị cưỡng chế nộp phạt không?

Câu trả lời của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Không nộp phạt vi phạm hành chính

Điều 78 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thủ tục nộp tiền phạt như sau:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tại khoản 6 điêu 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP cũng quy định: 

6. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Cơ quan bạn bị xử phạt vi phạm hành chính về PCCC bằng tiền từ năm 2016 đến nay đã qua 01 năm nhưng cơ quan không nộp phạt. Hiện nay bạn đang thắc mắc cơ quan bạn có phải nộp phạt nữa không, và có bị áp dụng biện pháp gì không, có bị cưỡng chế nộp phạt không?”

     Căn cứ vào nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi nhận thấy còn thiếu nhiều thông tin quan trọng. Do vậy chúng tôi sẽ chia thành các trường hợp sau để tư vấn:

     Trường hợp một, Nếu như công ty bạn đã bị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

     Căn cứ vào điều 73 của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 thì công ty bạn phải có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.  

     Nếu như công ty bạn khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu như hết thời hạn nêu trên mà công ty bạn vẫn không thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì căn cứ vào khoản 6 điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và khoản 1 điều 78 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 công ty bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Thủ tục cưỡng chế và các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo điều 86 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 166/2013/NĐ-CP.

     Trường hợp hai, Nếu như công ty bạn có hành vi vi phạm, đã bị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện song chưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm của mình

     Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 6 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:  

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

     Căn cứ vào quy định trên và căn cứ thời điểm vi phạm của công ty bạn là năm 2016. Như vậy đến nay đã là 2018, tính từ thời điểm vi phạm đến nay đã hơn 1 năm. Do vậy đã hết thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính và sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính nữa.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Không nộp phạt vi phạm hành chính, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

5

/

5

(

1

bình chọn

)