Khoai sọ là gì? Cách trồng khoai sọ tại nhà

Ở nhiều vùng quê, trồng khoai sọ mang lại giá trị kinh tế cao hơn cả trồng lúa. Khoai sọ là một loại củ rất phổ biến và được sử dụng trong các bữa ăn của người Việt. Hãy cùng VNFarm học cách trồng khoai sọ chuẩn nhà vườn để thu được sản lượng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống nhé.

1. Tìm hiểu đôi nét về khoai sọ

1.1. Khoai sọ là gì?


Khoai sọ là gì?

Khoai sọ thuộc loài Colocasia esculenta, họ Ráy, có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng đồng bằng ngập nước của Malaysia trước 5000 TCN. Khoai sọ có củ cái, củ con, củ cái lớn gấp nhiều lần so với củ con và trong khoai sọ có chứa nhiều tinh bột.

1.2. Đặc điểm của khoai sọ

Hiện nay khoai sọ có rất nhiều giống khác nhau và một số giống được trồng phổ biến như: Khoai sọ núi, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc tím, khoai sọ nghệ,…

  • Thân: Thân ngầm phát triển thành củ, thân mọc phía trên tạo thành các bẹ lá;

  • Củ: Mỗi bụi có một đến nhiều củ;

  • Lá: Lá hình tam giác, mọc so le;

  • Hoa: Hoa mọc thành từng chùm.

1.3. Khoai sọ có phải là khoai môn?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn khoai sọ và khoai môn là một. Thật ra, khoai sọ và khoai môn là hai loại khác nhau.

Điểm giống nhau: Khoai sọ và khoai môn đều là những loài thực vật ăn củ, gồm hai loại là củ cái và củ non.

Điểm khác nhau:

Khoai môn

Khoai sọ

Có củ cái to và nặng, ít củ con

Củ cái nhỏ, nhiều củ con

Lớp vỏ phía ngoài màu nâu, có các đường vân nằm ngang, bề mặt láng và nhẵn

Lớp vỏ phía ngoài có màu nâu đậm, có lông dài, bề mặt nhám

Ruột có màu trắng hoặc hơi vàng hoặc màu tím nhạt

Ruột có màu trắng

 

Mặc dù đây là hai loại khoai hoàng toàn khác nhau, nhưng nhiều nơi vẫn xem hai loại khoai này là một. Hai loại khoai này đều có công dụng và hương vị tương tự nhau. 

Vậy cách trồng khoai sọ có khó không? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu ở bài viết bên dưới đây nhé!

2. Các bước chuẩn bị để trồng khoai sọ

2.1. Đất trồng khoai sọ

Đất trồng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khoai sọ thường được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Khoai sọ là loại cây có bộ rễ ăn rất nông, do đó đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và chứa nhiều mùn. Có thể trồng khoai sọ trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất giàu mùn và đất có khả năng thoát nước tốt.

Quá trình xử lý đất phải được thực hiện thật kỹ càng. Loại bỏ các loại cỏ dại để hạn chế sự sinh sản của các loài sâu bệnh. Đất nên lên luống, các luống rộng khoảng 1,2 – 1,3m và chiều cao luống khoảng 20 – 30cm, rãnh 30cm.

2.2. Chọn và xử lý giống khoai sọ

Chọn những củ khoai sọ làm giống là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2, kích thước vừa phải, không quá nhỏ, không bị thối và lớp vỏ không có quá nhiều lông. Chọn những củ có mầm to bằng hạt đậu đen, rễ ngắn khoảng 1cm là đạt yêu cầu

Giống khoai sọ ảnh hưởng trực tiếp đến cách trồng khoai sọ vì giống tốt cây mới có thể sinh trưởng phát triển tốt, giống kém cây khoai dễ bị chết yểu.

2.3. Thời vụ và mật độ trồng

2.3.1. Thời gian trồng khoai sọ

Thời gian trồng khoai sọ tốt nhất là trong khoảng tháng 11 đến tháng 12. Nếu trồng sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm này, khoai đều cho năng suất thấp. Thời gian thu hoạch sẽ rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 6. 

Tùy từng giống khoai sọ mà thời vụ trồng có thể khác nhau. Hiện nay có giống khoai KS4 trồng được 3 vụ: vụ xuân (ngày 10 -15/2), vụ hè (ngày 5 – 10/6), vụ thu đông (ngày 10 – 20/9). Mặc dù trồng trái vụ năng suất khoai giảm nhưng sẽ bán được giá cao.

2.3.2. Mật độ trồng trồng khoai sọ

Mật độ trồng khoai sọ thường áp dụng:

  • Mật độ 40.000 – 50.000 cây/ha: Các hàng cách nhau 60cm, các cây cách nhau 40cm;

  • Mật độ 25.000-35.000 cây/ha: Các hàng cách nhau 60cm, các cây cách nhau 50cm.

Mật độ trồng phụ thuộc vào tình trạng đất đai và chủng loại giống:

  • Đất tốt trồng thưa hơn khi trồng trên đất xấu;

  • Giống khoai sọ có hình dạng khóm đứng và để nhiều nhánh thì trồng dày;

  • Giống khoai sọ có dạng xòe, ít nhánh thì trồng thưa.

2.4. Nhân giống khoai sọ

Có 2 phương pháp nhân giống trong cách trồng khoai sọ:

  • Phương pháp 1: Cắt bỏ mầm ngọn của đỉnh củ, kích thích các mầm ở bên trong phát triển nhanh chóng.  Cắt củ thành nhiều mảnh nhỏ kích thước 2x2x2cm khi có mầm bên. Sau đó đem đi ủ hoặc áp dụng phương pháp giâm để cây phát triển mạnh, ra rễ và đem trồng.

  • Phương pháp 2: Áp dụng phương pháp nhân nuôi cấy mô. Cải thiện các giống đã bị nhiễm bệnh và cách giống bị thoái hóa.

2.5. Cách trồng khoai sọ đúng kỹ thuật

Đặt củ giống xuống đất sâu khoảng 5 – 7cm và mầm hướng lên. Sau khi trồng phủ lên bề mặt đất 1 lớp rơm rạ để giữ ẩm cho củ. Sử dụng màng phủ, phủ trùm qua luống. Khi thấy chồi cây mọc lên, dùng dao khoét một lỗ vừa đủ để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

Dưới đây là một số kỹ thuật trồng khoai sọ đơn giản, dễ thực hiện chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có thể tự tay trồng khoai sọ để phục vụ các bữa ăn cho các thành viên trong gia đình.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc khoai sọ tại nhà

3.1. Tưới nước

Nước là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai sọ. Trong các trồng khoai sọ cần lưu ý những vấn đề sau khi tưới nước:

  • Kiểm soát tưới đủ nước cho cây, tránh tình trạng bị úng trong thời kỳ thu hoạch. Lượng nước quá nhiều sẽ làm cho củ khoai bị thối. 

  • Nếu thời tiết khô hạn kéo dài cần bơm nước vào rảnh để cung cấp nước, duy trì độ ẩm cho cây.

  • Khi cây có 5 – 6 lá, cần chú ý cung cấp đủ nước và duy trì độ ẩm thích hợp để cây bước vào thời kỳ hình thành củ.

3.2. Bón phân

Tùy vào từng thời kỳ sinh trưởng, tính chất thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, loại phân bón,… mà có chế độ bón phân cho hợp lý:

Bón lót: 

  • Bón hỗn hợp phân chuồng và phân lân xung quanh ở giữa hai củ rồi lấp đất lại;

  • Bón tro bếp ở đỉnh củ.

Bón thúc:

  • Bón thúc lần 1: Sau 30 ngày trồng, bón ½ ure;

  • Bón thúc lần 2: Bón sau lần 1 khoảng 60 ngày, bón ½ ure và toàn bộ sunphat kali cách gốc 10m.

Lưu ý khi bón phân

  • Các loại phân chuồng dùng bón lót phải thật mục để không làm chết mầm. 

  • Với các loại phân đạm, lân, kali cần bón lượng cân đối và vừa đủ, không bón trực tiếp lên củ và cây.

  • Nên bón phân cách gốc 10cm, không nên bón gần gốc và không bón sâu vì khoai sọ có rễ ăn lên.

3.3. Kiểm soát côn trùng gây hại ở cây khoai sọ

Để kiểm soát tình hình sâu bệnh một cách hiệu quả, bà con phải thăm vườn thường xuyên. Cung cấp đủ nước và bón phân hợp lý để cây phát triển tốt, chống lại sự tấn công của các loại côn trùng gây hại.

Các loại sâu bệnh gây hại thường gặp: sâu khoang, nhện đỏ, rệp bông,… Để bảo vệ cây trồng có thể sử dụng thuốc trừ sâu hoặc nhổ bỏ các cây bị nhiễm bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh hại khi thực hiện cách trồng khoai sọ:

Đối với sâu hại thì tiến hành phun phòng bằng thuốc trừ sâu Leven

Đối với rầy rệp, nhện đỏ thì có thể sử dụng Vansi để phun phòng và diệt sâu bệnh hại.

Đây đều là sản phẩm sinh học, an toàn lành tính đối với con người nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Đặc biệt, VNFarm còn cam kết sẽ hoàn lại 100% tiền nếu xài sản phẩm không có hiệu quả.

3.4. Thời gian tiến hành thu hoạch khoai sọ


Thời điểm thích hợp để thu hoạch khoai sọ

Xem thêm:

Tùy thuộc vào kỹ thuật chăm sóc và cách trồng khoai sọ mà có thời điểm thu hoạch khác nhau. Thông thường sau 4 – 6 tháng là có thể tiến hành thu hoạch. Quá trình thu hoạch nên diễn ra vào mùa khô, thời tiết ấm áp. 

Thời điểm này rễ cây lụi dần nên việc nhổ cây cũng nhẹ nhàng và đỡ tốn công sức hơn. Dùng cuốc đào đất xung quanh và dùng tay túm gốc khoai sọ và kéo lên là được. Khoai sau khi thu hoạch không sửa và đem để ở chỗ mát.

Khoai sọ là loại cây trồng đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. Trong quá trình canh tác phải đảm bảo những yêu cầu riêng. Người trồng phải biết được cách chăm sóc và cách trồng khoai sọ thì quá trình canh tác mới thuận lợi và thu được năng suất cao. Với những thông tin mà VNFarm cung cấp, mong rằng có thể giúp bà con đạt được hiệu quả cao.