KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI | BvNTP
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. VPBV là nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện, sau 48 giờ nhâp viện và không có ủ bệnh hay triệu chứng lâm sàng vào thời điểm nhập viện. Tỷ lệ tử vong của VPBV rất cao từ 20 – 70%.Vi khuẩn gây VPBV đang gia tăng và vấn đề đáng quan ngại nhất là tình trạng kháng thuốc ở mức báo động không chỉ riêng tại Việt Nam mà cả trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn VPBV đã gia tăng đề kháng với nhiều loại kháng sinh phổ rộng.
Tại Việt Nam, tình hình VPBV xuất hiện với các chủng đa kháng kháng sinh tăng khiến cho việc điều trị khó khăn và tỉ lệ bệnh nhân tử vong còn cao.
Do đó, chúng tôi (khoa KSNK và khoa hô hấp) tiến hành nghiên cứu khảo sát đặc điểm vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại khoa hô hấp BV NTP năm 2017-2018, với mục đích xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh, tình trạng còn nhạy cảm với các họ kháng sinh ra sao để thiết lập phác đồ điều trị tại khoa hô hấp là cực kỳ cần thiết, giúp hạn chế tình trạng kháng thuốc và đảm bảo điều trị kháng sinh trúng đích, giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân tại khoa Hô hấp. Góp phần thiết thực làm tăng chất lượng điều trị, tăng uy tín của tập thể Y Bác sĩ tại khoa nội Hh nói riêng và tại BV Nguyễn Tri Phương nói chung
KẾT LUẬN
Nguyên nhân gây VPBV tại BV Nguyễn Tri Phương ( Khoa nội hô hấp ) của chúng tôi chủ yếu là: vi khuẩn Gram (-) chiếm tỷ lệ 83,8%. Trong đó, Acinetobacter baumannii chiếm tỉ lệ cao nhất 29,7%, đứng thứ 2 là Klebsiella pneumonia chiếm tỉ lệ 16,2%.
Tỉ lệ vi khuẩn sinh men ESBL: Klebsiella pneumoni: 50%, Enterobacter cloacae: 33,33
Acinetobacter baumannii kháng cao với nhiều loại kháng sinh như Piperacillin/Tazobactam, Cefepime, Cefotaxime, Amikacin. Còn nhạy với các kháng sinh như Cefoperazone/ sulbactam, Colistin.
Klebsiella pneumonia kháng cao nhất với Ampicillin (100%), Amoxicillin/Clavulanic acid (83,3%), Cefotaxime (83,3%). Còn nhạy với các kháng sinh như Colistin (0%),Cefoperazone/ sulbactam (0%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Bộ Y Tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trong cơ sở khám chữa bệnh.
- Đặng Văn Ninh, Phạm văn Ngọc, Phạm Hùng Vân, Đề kháng Carbapenem của pseudomonas aeuginosa và Acinetobacter gây VPBV và VPTM tại khoa Hồi Sức tích cực bệnh viện Nguyễn Tri Phương http://www.hoihohaptphcm.org/chuyende/benh-phoi/297-de-khang-carbapenem-cua-pseudomonas-aeruginosa-acinetobacter-baumannii-gay-vpbv-va-vptm-tai-kho-a-hoi-suc-tich-cuc-benh-vien-nguyen-tri-phuong
-
Lê Bảo Huy, Lê Đức Thắng. (2012) Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và tình hình khángkháng sinh ở bệnh nhân lớn tuổi viêm phổi liên quan thởmáy tại khoa hồi sức cấp cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 16 Phụ bản của Số 1 2012.
-
Li. J et al (2002), Klebsiella pneumoniae: epidemiology and analysis of risk factors for infections caused by resistant strains. Chin Med J (Engl); 115 (8), pp 1158-62
-
Ngô Thế Hoàng, Quế Lan Hương, Nguyễn Bá Lương (2012), “Tính kháng thuốc của Klebsiella Pneumoniae trong viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện thống nhất”,
Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của Số 1,
tr 264-270
-
Nguyễn Kỳ Sơn, Ngô Thanh Bình (2013), “Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bệnh nhân Viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng”.
Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh ,tập 17, phụ bản số 2,
tr 105-113.
-
Phạm Ngọc Kiếu và cộng sự (2015), “Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang”,
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang,
tr 1-8.
-
Trần Văn Ngọc, Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Thị Thanh Nga (2017), “ Khào sát đặc điểm kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện,
Thời sự y học 3/2017, chuyên đề hô hấp,
tr 64-68