Khám phá quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn tại Việt Nam

Sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm không còn xa lạ trên thị trường hiện nay. Đây được xem là ngành nghề tiềm năng và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai, bởi nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế tại Việt Nam.

I. Tiêu chuẩn của quy trình sản xuất mỹ phẩm

Tiêu chuẩn của quy trình sản xuất mỹ phẩm được gọi tắt là cGMP (viết tắt của cụm từ Cosmetic Good Manufacturing Practice). Đây là những chuẩn mực, quy tắc được áp dụng trong quá trình sản xuất. Những tiêu chuẩn này được quy định tại Hướng dẫn ASEAN về việc Thực hành tốt sản xuất. Tiêu chuẩn cGMP được quy định tại Hiệp định về hệ thống hòa hợp của ASEAN, liên quan đến quản lý mỹ phẩm do Ủy ban mỹ phẩm ASEAN chịu trách nhiệm.

Các doanh nghiệp có đủ giấy chứng nhận cGMP, mới có thể đi vào hoạt động sản xuất. Sản phẩm mới có thể được phép lưu hành trên thị trường.

II. Những yêu cầu cần đáp ứng trong quá trình sản xuất mỹ phẩm cGMP

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, bên cạnh việc chuẩn bị các giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu trong tiêu chuẩn cGMP.

1. Nhân sự

Người làm việc trực tiếp tại nhà máy sản xuất cần phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Tính kỷ luật, tuân thủ quy trình, tinh thần trách nhiệm đặt lên hàng đầu.

2. Nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu sử dụng sản xuất cần được cơ quan chức năng kiểm định nguồn gốc, chất lượng. Không được phép trộn thêm bất kỳ hóa chất hoặc hợp chất gây hại nào. Đặc biệt là corticoid – chất gây dị ứng, khiến da bị bào mòn,….gây hại sự khoẻ.

3. Thiết kế và xây dựng nhà máy

Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, các nhà xưởng cần được thiết kế theo một chuẩn chung. Điều này nhằm đẩy lùi tình trạng nhiễm khuẩn chéo, bụi bẩn, khí độc,…

4. Máy móc, trang thiết bị sản xuất

Nhà xưởng cần trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng đạt chuẩn quốc gia. Thiết bị được lắp đặt, vệ sinh và kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện và giải quyết sự cố kịp thời.

5. Quy trình sản xuất

Cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho mỹ phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường.

III. Quy trình chuẩn trong sản xuất mỹ phẩm hiện nay

Toàn bộ quy trình sản xuất được tiến hành theo 9 bước cơ bản dưới đây:

  • Bước 1: Nhập nguồn nguyên liệu đầu vào và kiểm tra nguyên liệu.
  • Bước 2: Lấy mẫu và kiểm nghiệm nguyên liệu.
  • Bước 3: Sau khi có kết quả kiểm nghiệm đạt chuẩn, chuyển nguyên liệu vào xưởng sản xuất.
  • Bước 4: Tại tổ pha chế, nguyên liệu sẽ được cân chia mẻ. Sau đó, chuyển vào quá trình pha chế theo đúng công thức đã đề ra.
  • Bước 5: Tiến hành điều chế mỹ phẩm theo quy định và công thức phù hợp với từng loại sản phẩm.
  • Bước 6: Lấy mẫu thành phẩm để kiểm tra và thử nghiệm về chất lượng. Sau khi đã đạt chuẩn, chuyển sang bộ phận chiết, rót vào bao bì cấp 1 theo tiêu chuẩn đã được quy định của sản phẩm.
  • Bước 7: Hoàn thiện khâu đóng gói, in phun dập date, số lô, đóng hộp, đóng thùng, nhãn thùng,…..
  • Bước 8: Thực hiện lấy mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm theo quy định.
  • Bước 9: Tiến hành nhập kho biệt trữ/lưu hồ sơ/lưu mẫu và chờ lệnh xuất hàng khỏi xưởng đến các địa điểm phân phối sau khi mẫu kiểm nghiệm đạt chuẩn.

IV. Hệ sinh thái sản xuất toàn diện tại Medistem

Medistem mang trong mình hệ sinh thái sản xuất từ giai đoạn bắt đầu nghiên cứu sản phẩm đến công bố, phân phối ra thị trường. Chúng tôi có đầy đủ năng lực bao gồm: nhà máy tiêu chuẩn GMP ASEAN, nghiên cứu khoa học, công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu dồi dào và tư vấn thủ tục pháp lý đưa sản phẩm ra thị trường. Từng giai đoạn được chịu trách nhiệm bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Medistem mong muốn mang đến khách hàng sản phẩm an toàn, chất lượng và cùng xây dựng thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng phát triển hơn.

Mong rằng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn của Bộ Y Tế hiện nay tại Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động hoặc lựa chọn hợp tác cùng các đơn vị sản xuất uy tín đạt hiệu quả hơn.