Khám phá lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay là lễ mừng năm mới truyền thống của người Khmer. Giống như Tết Nguyên Đán như ở Việt Nam và Trung Quốc, đây là ngày Tết cổ truyền tại một số quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka… Vào ngày này, mọi người tập trung tại các đền chùa và tổ chức các hoạt động truyền thống như té nước, đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa…

>> Xem thêm: Thách thức vị giác với món ăn đường phố Campuchia cực lạ, từ hột vịt lộn đến mì cà phê

Nguồn gốc Chol Chnam Thmay

Lễ hội Chol Chnam Thmay bắt nguồn từ một truyền thuyết liên quan đến chuyện chuyển giao tôn giáo từ Bà La Môn sáng Đạo Phật và cuộc đấu trí giữa Đại Phạm Thiên (Thần Kabưl Maha Prum) và tiền kiếp của Đức Phật – cậu bé Thom Ma Bal.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tượng đá điêu khắc Thần Kabưl Maha Prum

Truyền thuyết kể rằng, xa xưa có cậu bé Thom Ma Bal 7 tuổi rất thông minh. Cậu có hiểu biết sâu rộng và thường truyền bá kiến thức của mình. Tất cả mọi người đều thích nghe các buổi thuyết giảng của Thom Ma Bal, bao gồm cả các vị thần trên thượng giới.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Thần Kabưl Maha Prum tự chặt đầu mình tự sát.

Trên trời cũng có một vị thần linh vô cùng tài giỏi, tên là Kabưl Maha Prum. Thần Kabưl Maha Prum cũng thường xuyên tổ chức các buổi thuyết giảng của mình. Tuy nhiên, từ ngày xuất hiện Thom Ma Bal, số người tham gia buổi thuyết giảng của Thần Kabưl Maha Prum giảm dần. Điều này làm ông vô cùng tức giận và quyết định thách đấu với Thom Ma Bal.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Các con gái đặt đầu thần lên chiếc mâm vàng.

Thần Kabưl Maha Prum giao cho cậu bé 3 câu hỏi, yêu cầu cậu bé phải tìm ra câu trả lời trong 7 ngày. Sau 7 ngày, nếu cậu bé không trả lời được, cậu bé sẽ phải giao mạng sống của mình cho Thần Kabưl Maha Prum. Còn nếu Thom Ma Bal trả lời đúng, Thần Kabưl Maha Prum sẽ tự chặt đầu mình xuống.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Mỗi năm, những người con gái Thần Kabưl Maha Prum thay phiên nhau xuống bảo vệ và tạo phúc cho người dân

Thom Ma Bal nghĩ mãi không ra, cậu mệt mỏi và ngồi nghỉ dưới gốc cây. Bỗng nhiên, cậu nghe được câu trả lời đúng từ hai con chim đại bàng. Cuối cùng, Thần Kabưl Maha Prum phải tự chặt đầu mình. Trước lúc đó, Thần căn dặn 7 người con gái của mình hàng năm hãy xuống trần gian bảo vệ và làm phúc cho dân chúng vào ngày thần chết. Ngày này chính là ngày l hội Chol Chnam Thmay.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Lễ hội mừng năm mới của người Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay được tổ chức khi nào?

Lễ hội Chol Chnam Thmay diễn ra theo lịch của người Khmer, vào tháng thứ 5 theo Phật lịch. Nó diễn ra trong 3 ngày vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch, vào năm nhuận thì kéo dài 4 ngày. Ngày đầu tiên gọi là Chôl Sangkran Thmây, ngày thứ 2 gọi là Wonbơf, ngày cuối cùng là Lơng Săk.

Lễ hội Chol Chnam Thmay -Mọi người tập trung đi lễ chùa

Vào dịp này hàng năm, mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, gửi lời chúc phúc năm mới giống như Tết ở Việt Nam vậy. Ngoài ra, họ còn tổ chức các lễ hội với các trò chơi dân gian. Trong Chol Chnam Thmay, đặc sắc nhất là lễ hội té nước, thu hút rất nhiều người tham gia. Và cũng giống như Việt Nam, sau 3 – 4 ngày nghỉ Tết, mọi người lại quay trở về cuộc sống thường nhật, làm việc và học tập như bình thường.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Lễ hội té nước truyền thống của người Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay có những hoạt động gì?

Chol Chnam Thmay có nhiều nét tương tự với Tết Nguyên Đán bởi nó cùng xuất phát từ Đạo Phật. Vào những ngày này, mọi người sẽ sắm sửa quần áo mới, trẻ em sẽ mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Nhà cửa cũng được dọn dẹp sạch sẽ, trang trí lộng lẫy, đồ ăn ngon được chuẩn bị đầy ắp. Mọi người được nghỉ và quay về với gia đình, cùng nhau đón năm mới.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Mọi người mặc quần áo đẹp đi lễ chùa

Đêm giao thừa

Lễ hội Chol Chnam Thmay cũng có Giao thừa như Tết Nguyên Đán, tuy nhiên nó không phải 0 giờ 0 phút cố định mà thay đổi mỗi năm. Thời khắc giao thừa theo truyền thống Khmer là thời điểm vị tiên nữ giáng trần thay cho vị tiên nữ của năm cũ. Thời điểm này do A Cha trong chùa làm lễ và thông báo với người dân. 

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Hoạt động đêm giao thừa

Trước Giao thừa, bàn thờ và đồ lễ được chuẩn bị đầy đủ, đặt tại nơi trang trọng nhất để chào đón ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Trên bàn thờ gồm có 5 ngọn nến, 5 nén hương, 5 bát cốm, 1 cặp dừa, 2 ly nước, hoa tươi và 11 loại trái cây. Các thành viên trong gia đình ngồi quanh bàn thờ, khấn vái và cầu nguyện cho năm mới an lành.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Các vị sư cầu phúc đêm giao thừa

Ngày thứ nhất – Chôl Sangkran Thmây

Vào ngày Chôl Sangkran Thmây, hoạt động quan trọng nhất là Lễ rước Đại lịch – Maha Sangkran. Tất cả mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Lễ rước này diễn ra vào giờ tốt được chọn mỗi năm, bất kể sáng hay chiều.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Khung cảnh Lễ rước Đại lịch

Đại lịch được đặt trên khay sơn son thếp vàng, đưa lên kiệu rước. Một số chùa lớn có dàn nhạc ngũ âm hoặc nhóm múa đi theo đoàn. Người dẫn đầu đeo mặt nạ, cầm gậy mở đường, có người che lọng đi theo, phía sau là đoàn người cầm nhang. Khi đi hết 3 vòng quanh chính điện theo chiều kim đồng hồ, quyền Đại lịch được trao lại cho người sư cả. Sau đó, mọi người vào lễ Phật và cầu phúc.

Ngày thứ 2 – Wonbơf

Hoạt động trong ngày thứ 2 của l hội Chol Chnam Thmay là dâng cơm và đắp núi cát. Vào lễ dâng cơm, người dân mang cơm đến tận chùa dâng cho các vị sư, sau đó nghe tụng kinh niệm phật. Các nhà sư làm lễ tạ ơn và dâng cơm cho linh hồn người quá cố. Sau đó, họ ăn cơm và trả ơn bằng cách tụng kinh chúc phúc mọi người.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Người dân dâng cơm cho các vị sư

Buổi chiều diễn ra hoạt động đắp núi cát. Mỗi hạt cát đắp thành núi sẽ giải thoát một kẻ có tội, đây là ý nghĩa của hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động đắp núi cát không còn phổ biến. Nó chỉ được tổ chức khi chùa đang xây dựng, họ tận dụng cát này trong xây dựng luôn. Ngày nay, họ thay cát bằng thóc gạo, số thóc gạo này sau đó được sử dụng làm lương thực cho nhà sư trong chùa.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Lễ đắp cát truyền thống

Ngày thứ 3 – Lơng Săk

Ngày thứ 3 của lễ hội Chol Chnam Thmay diễn ra Lễ tắm tượng Phật và Lễ cầu siêu. Lễ tắm tượng Phật diễn ra vào buổi chiều, tượng Phật được A cha đặt trong thau lớn đặt sẵn hoa tươi và nước tinh khiết ướp nước hoa bên trong. Sau đó, các vị sư và người tham gia sử dụng cành hoa nhúng vào nước để tắm cho tượng Phật.

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Lễ tắm Phật truyền thống của người Khmer

Sau Lễ tắm tượng Phật, các A Cha tập trung tại khu vực tháp hài cốt của những nhà sư đã viên tịch để cầu siêu cho họ. Đây là nghi thức cuối cùng kết thúc lễ hội Chol Chnam Thmay. Ngoài nghi thức Phật giáo, trong 3 ngày này, người dân cũng tổ chức các hoạt động văn hóa và trò chơi dân gian truyền thống khác.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về lễ hội Chol Chnam Thmay mà Luhanhvietnam tổng hợp được từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng những thông tin này giúp mọi người hiểu hơn về ngày Tết của người Khmer. Nếu bạn tò mò và muốn tham gia lễ hội này, hãy đặt tour du lịch Campuchia vào tháng 4 nhé!

>> Xem thêm: Chợ côn trùng Campuchia – thiên đường ẩm thực siêu độc đáo ‘xứ sở chùa Tháp’ 

Hạnh Nhân