Khám phá kỹ thuật nuôi cá diêu hồng đạt hiệu quả kinh tế cao
Cá diêu hồng là một loại cá nước ngọt thuộc họ cá rô phi. Cá diêu hồng hiện là loài cá phổ biến được nuôi nhiều ở Việt Nam và có giá bán cao đem lại thu nhập ổn định cho bà con.
1. Đặc điểm của cá diêu hồng
Cá diêu hồng có vảy màu đỏ hồng hoặc màu vàng đậm, màu vàng nhạt. Loài cá này sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, nước lợ và cả những nơi có độ mặn từ 5-12%o.
Cá diêu hồng ăn những thức ăn như cám, bã đậu, bèo, rau muống, tảo, ấu trùng.
Cá diêu hồng sinh sản nhiều, đẻ quanh năm. Cá có chất lượng thịt thơm ngon, có màu trắng, trong sạch, thịt cá không quá nhiều xương.
2. Lựa chọn ao nuôi phù hợp và xử lý ao nuôi trước khi thả cá
Chọn những nơi có nguồn nước ngọt, thuận tiện cho việc lấy nước và thoát nước trong quá trình nuôi và vệ sinh ao nuôi.
Diện tích ao nuôi phù hợp nhất là trên 1000m2 và có độ sâu tối thiểu là 1,5cm.
Trước khi thả cá vào ao bà con cần xử lý ao nuôi đảm bảo vệ sinh ao nuôi, có thể sử dụng vôi bột để khử chua cho ao và diệt các loại cá tạp, sau khi khử ao bằng vôi nên phơi ao khoảng 2-3 ngày.
3. Lựa chọn con giống
Chọn những con cá sáng bóng, kích cỡ đồng đều nhau. Lựa chọn những nơi uy tín chất lượng để mua cá.
Sử dụng bao ni lông có bơm oxy để chứa cá và vận chuyển hở trong thùng phi nhựa để cá không sốc trong quá trình vận chuyển
Tắm nước muối cho cá trong 10-15 phút trước khi thả xuống lồng nuôi để sát trùng
4. Mật độ thả cá giống và cách thả
Nên thả cá giống vào buổi sáng sớm, ngâm túi chứa cá trong lồng 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ trong và thả cá từ từ ra ngoài.
Mật độ thích hợp để thả cá thường từ 40-80 con /m3. không nên nuôi quá dày để tránh dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh khi nuôi. Kích cỡ nuôi cá phù hợp nhất là 30-40g /con
5. Thức ăn chăn nuôi cá diêu hồng
Thức ăn cho cá diêu hồng có thể là thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp có độ đạm 20-23%. Bà con có thể sử dụng dòng máy đùn viên thức ăn chăn nuôi có thể làm ra những viên cám phù hợp cho cá đảm bảo cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng. Việc sử dụng máy này sẽ rất thuận tiện trong việc nuôi trồng thủy sản. lại tận dụng được những nguyên liệu có sẵn như: cám ngô, bột cá khô, cám gạo, bột sắn,…Chính vì vậy bà con nên tự chế biến cám nổi làm thức ăn cho cá diêu hồng.
Cho cá ăn ngày 2-3 lần cách nhau từ 4-5 tiếng một lần ăn. Khẩu phần ăn của cá còn tùy thuộc vào hàm lượng ăn của cá. Khi cho cá ăn cần đảm bảo rải xung quanh ao rải đều các vị trí để đảm bảo tất cả cá trong ao có thể đều được ăn.
6. Chăm sóc sức khỏe cho cá diêu hồng
Thường xuyên theo dõi sức khỏe cá, xử lý kịp thời những hiện tượng của cá như: cá kém ăn bỏ ăn, nổi đầu do thiếu oxy hay bất cứ những biểu hiện bất thường nào khác.
Đảm bảo cho cá ăn đủ chất, đủ lượng, đúng khẩu phần ăn, đảm bảo dinh dưỡng.
Sục khí nhằm tăng hàm lượng oxy, loại bỏ các cá thể bệnh ra khỏi vùng nuôi.
Treo túi vôi để oxy hóa các khí độc thành không độc cho cá.
Theo dõi thường xuyên nếu thấy cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, nên tiến hành thu hoạch cá.
7. Thu hoạch
Sau 4-5 tháng bà con có thể tiến hành thu hoạch cá. Dùng lưới kéo cá để hạn chế mức thấp nhất việc làm cá sốc, nên thu hoạch hết trong một khoảng thời gian nhất định.
8. Kết luận
Trên đây là bài viết về kỹ thuật chăn nuôi cá diêu hồng. Mong rằng bạn đọc sẽ áp dụng thành công vào ao nuôi cá nhà mình. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Đánh giá bài viết này ?
Bạn cho mấy điểm ?