Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ

Chuyển dịch năng lượng (Energy Transition) là sự thay đổi chính sách, cơ cấu, công nghệ của ngành năng lượng, từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống như than, dầu, khí tự nhiên sang các nguồn năng lượng tái tạo, bền vững như gió, mặt trời, sinh khối…

Trong khi nhiên liệu hóa thạch là loại nhiên liệu phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành ở các dạng khác nhau như than đá, dầu mỏ, khí đốt… tùy vào điều kiện môi trường, thì tốc độ tiêu thụ của con người quá nhanh. Điều này đã đặt ra sức ép lớn trong việc bảo đảm nhu cầu năng lượng cũng như an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Bởi vậy, việc hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu, một trong những cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng hiện nay.

leftcenterrightdel

Ảnh minh họa. (Nguồn:tietkiemnangluong.com.vn) 

Một vài thống kê được nêu tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công thương phối hợp tổ chức mới đây đã cho thấy, chuyển dịch năng lượng đang là mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Cụ thể: EU có mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng là 20% vào cuối năm 2020, 32% vào năm 2030. Mỹ, Canada và Mexico (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ – NAFTA) đặt mục tiêu 50% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2025. Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi ECOWWAS) đang hướng tới mục tiêu 38% năng lượng sạch vào năm 2030. Liên minh châu Phi đặt mục tiêu tối thiểu 10 GW năng lượng tái tạo trên lục địa vào năm 2030. Theo thống kê tại Việt Nam, nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh gấp khoảng 2 lần so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu năng lượng đã tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm về tốc độ.

Nhận thức xu thế tất yếu, sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng, Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu định hướng: “Tập trung nguồn lực, khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo trong nước bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, cung cấp dịch vụ năng lượng tái tạo trong nước. Tăng cường mạnh tiềm lực cho nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo mới”.

Đặc biệt, tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu  quan điểm chỉ đạo: “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch…; ưu tiên phát triển điện khí, có lộ trình giảm tỉ trọng điện than một cách hợp lý”. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu: “Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 – 20% vào năm 2030; 25 – 30% vào năm 2045”. Nghị quyết 55 đã đề ra những mục tiêu quan trọng để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

Những kết quả bước đầu và giải pháp phát triển năng lượng tái tạo

Tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2020, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học đã nêu những tín hiệu tích cực thể hiện qua các kết quả đáng ghi nhận trong chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam.

leftcenterrightdel

Phát triển năng lượng tái tạo sẽ là xu thế tất yếu. (Ảnh minh hoạ) 

Trong đó, đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, tính tới thời điểm tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất là 5.053 MW. Hiện cũng có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn gần 10 MW. Như vậy, tổng công suất điện gió và mặt trời đã là 5.482 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn đặt của hệ thống. Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 31 ngày 8 năm 2020 đã có trên 47.000 hệ thống được lắp đặt với tổng công suất 1.128 MWp. Như vậy, nguồn điện năng lượng tái tạo đã đóng góp đáng kể để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở nước ta chưa tương xứng với tiềm năng hiện có (gió, mặt trời, sinh

Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”:  “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch…”

khối, địa nhiệt…) do những rào cản nhất định. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, trong giai đoạn vừa qua, thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn mới mẻ, chi phí phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo, Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất các khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, Bộ Công thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế bán điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo theo Biểu giá bán điện cố định (FIT) trong 20 năm, trong đó có cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, điện gió… Qua đó, đã tạo ra sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời, điện gió mà chủ yếu là các nhà đầu tư tư nhân phát triển. Ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, thực tế đã chứng minh, cơ chế giá FIT là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển nhanh nguồn điện năng lượng tái tạo, đặc biệt đối với những thị trường mới như Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong thời gian tới, theo kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, để có thể phát triển mạnh mẽ, bền vững thì cần tập trung vào các nội dung chính như chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện…

Cùng quan tâm đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu quan điểm, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường; cơ chế hỗ trợ tài chính (cho vay lãi suất ưu đãi), ưu đãi về thuế để thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch. Về khoa học công nghệ, cần tiến hành triển khai những chương trình nghiên cứu và phát triển tầm cỡ quốc gia về chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo. Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động theo cơ chế mở nhằm tạo điều kiện làm việc tốt cho nhiều nhóm nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu chuyên ngành…

Còn theo ông Trần Anh Tuấn – Chuyên gia cao cấp Hội đồng Năng lượng thế giới tại Việt Nam, phát triển năng lượng tái tạo sẽ là xu thế tất yếu của thời đại, nhằm tạo ra các nguồn năng lượng sạch, giá rẻ, ổn định và bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc phát triển năng lượng gió và mặt trời, cũng cần có cơ chế, chính sách phát triển năng lượng Hydro./.