Khái quát chung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2022

Khái quát chung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2022

thue-xuat-khau-nhap-khau

Khái niệm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu

Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

 Đặc trưng cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

  • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới.
  • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu: Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu, vì chính người nhập khẩu vừa là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu và do đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính chất là thuế gián thu, bởi lẽ người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.
  • Thứ ba, bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu: Chức năng này thể hiện sự khác biệt căn bản giữa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với các loại thuế nội địa khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp… Tuy nhiên, trải qua thời gian, dưới sức ép của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm sút, để nhường chỗ cho chức năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:

– Là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.

– Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.

– Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.

– Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

– Giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Mục đích thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu:

– Huy động nguồn lực tài chính cho Ngân sách nhà nước.
– Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc bảo vệ môi trường sinh thái.
– Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa.
– Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước.
– Thông qua công cụ thuế Nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
– Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
– Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.

Đối tượng chịu thuế:

Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Điều 1 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuthực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP  ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

– Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Dựa theo Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87 thì các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế. Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:

Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam  đó là chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy định tại khoản 2 Nghị định 87.

Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước. Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về khái quát chung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: [email protected]