Khái niệm về tiền lương? Ý nghĩa và mục tiêu của tiền lương?
Khái niệm về tiền lương? Ý nghĩa và mục tiêu của tiền lương?
Trong cuộc sống hàng ngày, để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, nhu cầu cao của cuộc sống thì cá nhân cần phải tham gia vào các quan hệ lao động, từ đó chủ thể này được gọi là người lao động, người này tự bỏ sức khỏe, chất xám của mình ra để lao động và kiếm về một khoản lợi nhuận đó chính là tiền lương. Khi người lao động thực hiện việc dụng sức khỏe, trí tuệ của bản thân để làm việc thì thứ mà họ quan tâm đến đó chính phần tiền lương mà họ nhận được. Trong quan hệ lao động thì tiền lương được biết đến là một khoản tiền mà người sử dụng lao động dùng để chi trả cho người lao động khi hoàn thành công việc theo thoả thuận. Đối với người lao động thì tiền lương lại được biết đến là phần bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất.
Tuy nhiên, đã phần người lao động hiểu về tiền lương thường là theo cách hiểu đời sống thường ngày về khái niệm của tiền lương, nhưng quy định về tiền lương được quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành thì chắc hẳn không phải ái cũng nắm bắt được và hiểu hết về chúng. Vậy theo như quy định của pháp luật lao động thì khái niệm về tiền lương? Ý nghĩa và mục tiêu của tiền lương có nội dung như thế nào? Chính vì thế, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quy bạn đọc nội dung về khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của tiền lương như sau:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động 2019
1. Khái niệm về tiền lương?
Như chúng ta đã biết thì để xác lập một quan hệ lao động giữ người lao động và người sử dụng lao động thì cần phải thông qua việc chi trả cho công sức mà người lao động làm ra phải xứng đáng với công sức của họ bỏ ra và phần chi tra này được xác định là tiền lương. Do đó, trong quan hệ lao động thì sẽ có quan hệ giữ người sử dụng lao động, người lao động và họ ràng buộc với nhau bởi phần tiền lương được chi trả và phải chi trả. Do đó, đối với người sử dụng lao động thì quy định về phần tiền lương chi trả cho người lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, cấu thành nến chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, đối với người lao động, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất.
Từ trên có trẻ thấy tiền lương có thể được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Chính vì thế mà ở góc độ chung nhất, tiền lương được Tổ chức Lao động quốc tế định nghĩa và quy định trong Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương. Định nghĩa về tiền lương này đã được rất nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng và quy định phần nào đó để áp dụng trong pháp luật nước họ, theo đó:
“Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.
Chỉ cần có lao động thì sẽ có sự xuất hiện của một phần thù lao mà nó được gọi chung là phần tiền lương mà người lao động đucợ người sử dụng lao động chi trả. Chính vì điều này mà có thể thấy cũng có nhiều học thuyết, quan điểm về tiền lương với nội dung khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau. Mà một quốc gia có nên pháp luật quy định về tiền lương mà chũng ta không thể bỏ qua đó là ở Pháp, ở đây quy định về tiền lương là: “Sự trả công được hiểu là tiền lương hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của họ”.
Bên cạnh đó thì không thể nhắc đến một quốc gia có nền kinh tế vô cùng phát triển và là một trong bốn con rồng kinh tế của Châu Á thì Nhật Bản nói chung hay là pháp luật lao động của nước này nói riêng thì cũng đã có những xác định về tiền lương như sau:
“Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc như là nghỉ mát hàng năm, nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ”. Tiền lương ở Nhật Bản thì được quy định như thế trong khi đó tiền lương ở Đài Loan thì lại xác định là:“Tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người lao động nhận được do làm việc bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác đề trả cho họ theo ngày, giờ, tháng hoặc theo sản phẩm”. Cũng nhiều nước phân định rõ khái niệm tiền lương doanh nghiệp và tiền lương cho người lao động làm khu vực nhà nước với nội dung cấu thành khác nhau.
Trong đó có Việt Nam, cùng với góc độ tiếp cận, đặc điểm của nền kinh tế và điều chỉnh pháp luật trong những giai đoạn khác nhau mà có những định nghĩa về tiền lương khác nhau. Tiền lương được định nghĩa dưới góc độ kinh tế là: “Tiền lương là giá cả của sức lao động đước hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với cung – cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.
Bên cạnh đó thì dưới góc độ pháp lý thì khái niệm tiền lương được tiếp cận đơn giản tại Điều 90 trong quy định Bộ luật lao động năm 2019 có nội dung như sau: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”.
Như vậy, có thể thấy rằng theo như quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Từ quy định này có thể thấy tiền lương là phần chi trả cho phần sức lao động của người lao động sử dụng để làng việc cho người sử dụng lao động trên cơ sở thoả thuận cho việc thực hiện công việc.
Xem thêm: Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
2. Ý nghĩa và mục tiêu của tiền lương?
2.1. Ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương mang một ý nghĩa cơ bản đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài phần tiền lương chính mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trước đó thì người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp Bảo hiểm xá hội, tiền thưởng, tiền ăn ca…
Theo như quy định của pháp luật thì phần chi phí tiền lương được xác định là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cở sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiện chi phí về lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Mặt khác, tiền lương còn được xác định là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữa lại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể với phần sản phẩm và lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu lại được từ phần công sức mà người lao dộng đã bỏ ra.
Tiền lương và các khoản trích theo lương mà người sử dụng lao động sẽ chi trả cho người lao động sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên của người lao động và đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý công bằng chính xác.
2.2. Mục tiêu của hệ thống tiền lương
Hệ thống tiền lương được xây dựng trong doanh nghiệp phải nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất, hệ thống tiền lương được xây dựng đề nhằm thu hút nhân viên. Bởi lẽ những người lao động đi tìm việc thường không biết mức lương chính xác cho những công việc tương tự, họ thường khó so sánh về mức phúc lợi, khen thưởng, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, hay tính thách thức, thú vị của công việc. Do đó, khi người sử dụng lao động đưa ra mức lương đề nghị khi tuyển dụng đó là một trong các yếu tố cơ bản để người lao động khi đi ứng tuyển quyết định có làm ở doanh nghiệp hay không, lương càng cao càng có khả năng thu hút nhân viên giỏi.
Thứ hai, hệ thống tiền lương được xây dựng đề nhằm một mục đích quan trọng nữa là duy trì những nhân viên giỏi. Trong quan hệ lao động thông thường thì những người lao động gỏi thì ngoài việc họ cần có mức lương cao thì người sử dụng lao động còn phải thực hiện công bằng trong nội bộ doanh nghiệp. Khi người lao động không công bằng, nhân viên sẽ cảm thấy: khó chịu, bị ức chế, chán nản và dễ rời bỏ doanh nghiệp. Tính công bằng được thể hiện trong quan hệ này là: Phân công công việc, đánh giá mức độ thực hiện công việc; Không phân biệt giới tính, dân tộc; Màu da, nguồn gốc gia đình,….
Thứ ba, hệ thống tiền lương được xây dựng đề nhằm một mục đích kích thích, động viên nhân viên
thứ tư, hệ thống tiền lương được xây dựng đề nhằm một mục đích đáp ứng các yêu cầu của pháp luật
Như vậy, có thể thấy rằng, trong quan hệ lao động và được quy định dưới góc độ pháp lý của Luật Lao động thì việc người sử dụng lao động thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động là một quy định rất phù hợp khi người lao động đã bỏ ra rất nhiều công sức và chất xám để đêm về những sản phẩm có lợi nhuận cao. Từ đó thì người sử dụng lao động phải chi trả phần tiền lương để bù đắp sự tổn hao sức khỏe của người lao động.