Khái niệm về môn bơi lội thể thao | Dạy bơi Swim To Be Live

Bơi lội là môn thể thao dưới nước. Do tác động của sự vận động toàn thân, đặc biệt là sự vận động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua những khoảng đường dưới nước với những tốc độ nhất định. Vượt qua những khoảng đường dưới nước với những tốc độ nhất định.

Nhờ những yếu tố cơ bản của nước như lực nổi, lực cản,..người bơi có thể vận động trên mặt nước để tiến về phía trước bằng nhiều kiểu bơi khác nhau. Nước là môi trường lỏng, vận động trong nước là vận động trong môi trường xa lạ với con người. Khi bơi, thân người nằm ngang trên mặt nước. Vì thế, bơi lội khác với các môn thể thao trên cạn.

Bạn Đang Xem: Bơi lội

Boi-loiBoi-loi

Tính chất cơ bản của bơi lội là vận động có chu kỳ (trừ xuất phát và quay vòng).

Xem Thêm : Kỹ thuật bơi sải

Bơi lội hình thành, phát triển do nguồn gốc lao động của con người, yêu cầu bức thiết của lao động sản xuất, chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống. Từ đó bơi lội là phương tiện phục vụ hưu ích cho cuộc sống của con người.

Nội dung bơi lội của nước ta bao gồm 

1. Bơi 

  • Bơi ếch
  • Bơi ngửa
  • Bơi bướm
  • Bơi hỗn hợp
  • Bơi tiếp sức
  • Bơi vượt sông
  • Bơi marathon
  • Bơi lặn

2. Bơi nghệ thuật 

  • Cá nhân
  • Đồng đội

3. Trò chơi giải trí trong nước

  • Bài tập giải trí
  • Trò chơi trong nước
  • Nhảy: Nhảy thực dụng và nhảy cầu thể thao
  • Bóng nước

4. Bơi thực dụng 

  • Bơi cứu đuối
  • Bơi vượt sông, bơi vũ trang
  • Lặn

Bơi thể thao

Bơi lội là một loại hình rèn luyện tuyệt vời. Bởi vì khối lượng riêng của cơ thể con người rất gần với nước nên nước hỗ trợ tốt cho cơ thể đồng thời khớp và xương ít phải chịu áp lực. Bơi cũng thường được sử dụng để làm bài tập trong quá trình hồi phục sau chấn thương hoặc cho những người tàn tật.

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

Bơi kháng cự là một loại hình bơi rèn luyện. Nó được sử dụng vì mục đích huấn luyện để giữ người bơi tại chỗ nhằm phân tích kĩ thuật bơi, hoặc để bơi trong không gian hạn chế để thi đấu hoặc vì lý do chữa bệnh. Bơi kháng cự có thể tiến hành bằng cách chống lại sóng tạo ra bởi máy bơi hay giữ người bơi một chỗ bằng phụ tùng đàn hồi.

Bơi về cơ bản là một loại hình rèn luyện ưa khí do thời gian rèn luyện dài và cơ bắp yêu cầu một lượng oxygen liên tục, trừ trường hợp bơi nước rút ngắn khi cơ bắp làm việc theo kiểu yếm khí. Giống như phần lớn phần lớn các loại hình rèn luyện ưa khí, bơi được cho là sẽ làm giảm tác hại của stress. Bơi cũng có thể cải thiện hình thể và phát triển một cơ thể chắc khỏe, thường hay được gọi là “thể hình người bơi”.

Rủi ro của môn bơi lội 

Một biển cảnh báo người đi bộ trên đường tới bãi biển Hanakapiai

Bơi là một hoạt động ích lợi cho sức khỏe mà lại có ít ảnh hưởng tới khớp. Một người bơi ít chịu rủi ro chấn thương hơn khi so sánh với các môn thể thao khác. Tuy nhiên có những rủi ro sức khỏe khi bơi, bao gồm những nguy cơ sau đây:

Chết đuối, do các nguyên nhân:

  1. Điều kiện nước bất lợi tràn ngập hoặc át hẳn người bơi
  2. Bị đẩy xuống nước một cách bất ngờ do vô ý hoặc cố tình.
  3. Kiệt sức hoặc bất tỉnh.
  4. Mất khả năng hành động khi rơi vào vùng nước nông tối, đau tim hay đột quỵ

Hậu quả bất lợi do ngâm nước

  1. Chết đuối thứ cấp, khi nước mặn do sặc tạo ra bọt trong phổi gây thêm hạn chế khi thở.
  2. Hội chứng hít phải nước phải.
  3. Sốc nhiệt độ sau khi nhảy xuống nước có thể khiến tim ngừng đập.
  4. Lồi ương phát triển bất bình thường ở ống tai do sự tiếp xúc liên tục và thường xuyên với nước (được biết đến như là hiện tượng Tai người bơi).

Phơi nhiễm chất hóa học

  1. Clo tẩy trùng làm tăng pH của nước nếu không sửa chữa sự tăng pH này thì nó làm da và mắt bị kích thích.
  2. Hít phải Clo; hít phải một lượng nhỏ khí clo từ mặt nước trong khi bơi trong một thời gian dài có thể gây hậu quả bất lợi cho phổi, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh hen. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách lắp đặt hệ thống thông gió ở bể bơi hoặc tốt nhất là làm bể bơi ngoài trời.
  3. Clo cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ sau khi phơi nhiễm lặp đi lặp lại, làm tóc nâu mất màu và khiến nó trở nên sáng màu. Clo gây nguy hại tới cấu trúc của tóc, khiến nó trở nên “xoăn”. Clo cũng có thể hòa tan đồng, khiến tóc vàng biến thành màu xanh. Việc bảo dưỡng bể bơi đúng cách quy cách sẽ làm giảm lượng đồng ở trong nước, trong khi làm ướt tóc trước khi xuống bể bơi có thể giảm thiểu hiện tượng trên.
  4. Clo thường còn tồn trên da dưới dạng khan, ngay cả sau khi tắm nhiều lần. Clo bắt đầu bốc mùi ngay khi nó trở lại trạng thái dung dịch (khi ta đổ mồ hôi, hay trong lúc tắm, v.v..).

Nhiễm bệnh

  1. Nước là môi trường tuyệt vời cho nhiều loại vi khuẩn, động thực vật ký sinh, nấm và virus; chúng tác động đến con người tùy theo chất lượng nước.
  2. Da có thể bị bệnh từ hồ bơi hoặc từ phòng tắm và gây ra hiện tượng nước ăn chân. Cách đơn giản nhất để tránh hiện tượng này là lau khô các kẽ ngón chân.
  3. Động vật ký sinh như Cryptosporidium có thể chống chịu được Clo và có thể gây ỉa chảy khi người bơi nuốt phải nước bể bơi.
  4. Tai có thể bị nhiễm bệnh như viêm tai giữa, viêm tai ngoài.
  5. Khi nồng độ Clo không được cân bằng đúng cách, nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra như là chứng viêm phế quản mạn tính và hen.

Những vận động của chính người bơi

  1. Chấn thương do vận động quá nhiều: người bơi bướm thi đấu có thể bị đau lưng, thậm chí gãy đốt sống trong những trường hợp hiếm, và đau vai sau nhiều năm luyện tập; người bơi ếch có thể bị đau gối và hông.
  2. Việc thở quá nhanh nhằm tăng thời gian nhịn thở dưới nước làm giảm lượng CO2 kết quả là làm giảm nhu cầu thở và mất ý thức khi đến cuối quá trình lặn.

Điều kiện nước và thời tiết bất lợi

  1. Dòng nước, bao gồm thủy triều và sông có thể gây kiệt sức, đưa người bơi vào trạng thái mất an toàn hoặc chìm.
  2. Gió tạo thêm sóng và có thể cuốn người bơi đi hướng khác
  3. Sự giảm thân nhiệt, gây ra bởi nước lạnh, có thể dẫn tới kiệt sức nhanh chóng và bất tỉnh.
  4. Sự sạm da tăng thêm do sự phản chiếu của mặt nước và thiếu quần áo khi bơi. Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da.

Các vật thể trong nước

  1. Chân vịt tàu thuyền là nguyên nhân chính của nhiều tai nạn, do một chiếc thuyền chạy qua hoặc bị vướng khi cố trèo lên thuyền.
  2. Va chạm với người bơi khác, với thành bể, đã hay thuyền.
  3. Lao đầu xuống nước, va vào vật thể chìm trong nước hoặc đáy, thường xảy ra khi nước đục.
  4. Va vào các vật thể dưới nước, đặc biệt là cành cây chìm dưới nước hay xác tàu.
  5. Dẫm phải vật sắc nhọn ví dụ như thủy tinh vỡ

Sinh vật ở dưới nước

  1. Nọc độc của sứa và một số san hô
  2. Hình thể sắc nhọn của nhím biển, trai vằn, cá đuối gai độc.
  3. Phát cắn của cá mập và các loại rắn và cá khác, kể cả bị kẹp bởi tôm hùm và cua.
  4. Điện giật do cá đuối điện và lươn điện.

Vì sao bơi lội tốt cho sức khỏe?

Xem Thêm : Trẻ sơ sinh có nên tham gia học bơi từ sớm

Vì sao bơi lội tốt cho sức khỏe? Tất cả các bộ môn thể thao đều mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu tập luyện đúng cách, đều đặn. Chính vì vậy, bơi lội cũng là một bộ môn thể thao dưới nước tốt mang tới nhiều tác dụng tốt, cụ thể như sau:

3.1. Bơi lội tốt cho hệ tim mạch

Khi bơi lội, nhịp tim sẽ được tăng cao và máu lưu thông tốt hơn tới tất cả các bộ phận trên cơ thể.

  •  Bơi lội giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu và tăng cường sự hoạt động của cơ tim. Theo bác sĩ Jousselin, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia, khi cơ thể duỗi thẳng trong nước, máu sẽ lưu thông về tim, não hiệu quả hơn. Nhờ đó, hệ tim mạch và cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn.
  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những người bơi lội thường xuyên có tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao cũng như nguy cơ đột quỵ thấp hơn so với những người ít vận động.
  •  Đặc biệt, theo tờ The Health Site, bơi lội là hình thức vận động giúp giảm chứng viêm – một trong những nguyên nhân gây nên bệnh xơ vữa động mạch.
  • Khi vận động chân liên tục trong nước, huyết dịch trong cơ thể được vận động nhiều hơn, giảm sự ứ động máu, nhờ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh về tĩnh mạch.

3.2. Bơi lội tốt cho xương khớp

  • Khi bơi lội, các khớp xương được vận động và xương khớp trở nên linh hoạt hơn, cơ bắp trở nên dẻo dai hơn.
  • Bơi lội giúp giảm nguy cơ viêm khớp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
  • Bơi lội giúp giảm đau lưng, đau cột sống hiệu quả.
  • Hơn thế nữa, các hoạt động duỗi thẳng tay và chân dưới lực cản của nước giúp các khớp xương được kéo giãn hết cỡ. Từ đó, giúp trẻ đang trong độ tuổi phát triển tăng chiều cao nhanh chóng.

3.3. Bơi lội giúp giảm cân

Hoạt động bơi lội trong nước là một hoạt động tiêu tốn rất nhiều calo.

  •  Theo thống kê của các nhà khoa học, cứ 30 phút bơi tự do dưới nước giúp bạn đốt cháy tới 250 – 400 calo. Một con số khá cao so với nhiều bộ môn khác.
  • Bơi lội trong nước ít nhất 2-3 buổi/ tuần được đánh giá là có hiệu quả giảm cân, săn chắc cơ thể tương đương với khi bạn tập luyện thể hình với máy chạy bộ đa năng.

3.4. Bơi lội giúp tinh thần trở nên thoải mái

Bơi lội là một cách giải trí và thư giãn tuyệt vời cho mọi người.

  • Khi bạn bơi, cơ thể sẽ sản sinh chất hóa học thần kinh giúp bạn thấy khỏe hơn.
  • Đồng thời, bơi trong nước là một phương pháp có tác dụng tương đương với massage cho cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm căng thẳng, stress.

3.5. Bơi lội giúp trẻ phát triển tốt hơn

Theo một nghiên cứu công bố trên The Health Site, những đứa trẻ thường xuyên bơi lội phát triển kỹ năng vận động, khả năng ngôn ngữ, sự tự tin trong giao tiếp và cuộc sống tốt hơn những trẻ không bơi lội. Như vậy, bơi lội là một bộ môn vừa phát triển thể chất vừa phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ.