Khái niệm về khoa học và công nghệ – .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ –
Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐỜI SỐNG TRÊN VTV1 VÀ BẢY NGÀY CÔNG NGHỆ TRÊN VTV2 NĂM 2014)
1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ
1.1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ
Khái niệm về khoa học
Thuật ngữ “khoa học” xuất hiện từ rất sớm, nó phản ánh một hình thức
sáng tạo đặc biệt, một lĩnh vực hoạt động có vị trí hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội của con người. Từ lâu người ta đã đưa ra nhiều quan niệm
khác nhau về khoa học.
Trên thế giới, có một khái niệm về khoa học như sau: Khoa học là toàn
bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức
những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Thông qua
các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu
biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông
tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích
cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức
đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều
kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là
toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về
khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã
được hệ thống hóa.1
Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về khoa học.
Theo giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Phó Giáo sư Tiến
sĩ Vũ Cao Đàm thì: Khoa học là một hệ thống tri thức, bao gồm: Tri thức
kinh nghiệm và tri thức khoa học.
1 Khoa học và các khoa học: La science et les sciences. Gilles-Gaston Granger; Phan Ngọc, Phan Thiều dịch.
Nhà xuất bản Thế giới, 1995, 147tr
Theo Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 thì khoa học là hệ thống
tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm khoa học theo cách tiếp cận
có chọn lọc của văn bản Luật khoa học và công nghệ.
Khái niệm về công nghệ
Theo Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (
ESCAP) đưa ra: công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật
dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ
năng. Thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa
và cung cấp dịch vụ.
Định nghĩa về công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong
quan niệm về công nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất
mới dùng công nghệ mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả lĩnh vực
hoạt động xã hội.
Theo các tài liệu nghiên cứu của Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Cao Đàm thì
có 3 khái niệm về công nghệ:
Khái niệm 1: “Công nghê ̣ là một trật tự nghiêm ngặt các thao tác của
quá trình chế biến vật chất/thông tin
Khái niệm 2: “Công nghê ̣ là một phương tiê ̣n (device) chế biến vật
chất/thông tin, gồm: Phần cứng và Phần mềm”.
Khái niệm 3 (Mô hình Sharif): “Công nghê ̣ là một cơ thể (hê ̣ thống) tri
thức về quá trình chế biến vật chất hoặc thông tin về phương tiê ̣n và phương
pháp chế biến vật chất và/hoặc thông tin. Công nghệ gồm 4 yếu tố: Kỹ thuật
(Technoware); Thông tin (Inforware); Con người (Humanware); Tổ chức
(Orgaware)
Theo Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 thì Công nghệ là
giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Cũng như ở khái niệm khoa học, trong phần này tác giả cũng sử dụng
khái niệm công nghệ theo cách tiếp cận có chọn lọc của văn bản Luật khoa học
và công nghệ. Tức là: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm có
độ tin cậy. Sản phẩm ở đây bao gồm các dạng: dây chuyền công nghệ (dây
chuyền công nghệ là mục tiêu) và sản phẩm cụ thể được sản xuất từ dây chuyền
công nghệ (dây chuyền công nghệ đóng vai trò là phương tiện sản xuất).
Đặc điểm công nghệ: Qua khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy: Trước
đây cách hiểu truyền thống về công nghệ đồng nhất kỹ thuật với thiết bị
không lưu ý với thực tế vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức
quản lý hoạt động sản xuất, do vậy hiện nay thuật ngữ công nghệ thường
được dùng thay cho thuật ngữ kỹ thuật. Với nội dung như vậy, công nghệ
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi nó đang thực
sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường trong nước cũng như quốc tế.
Khác với khoa học, các giải pháp kĩ thuật của công nghệ đóng góp trực
tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình
thức sở hữu công nghiệp’ và do đó nó là thứ hàng để mua bán. Nghị định số
63/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việt
nam đó là: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng
hoá và tên gọi, xuất xứ hàng hoá.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ có nội
dung khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ
chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kĩ thuật
và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó
tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Khoa học và công nghệ, là kết quả sự
vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến
các công cụ, phương tiệ phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác.