KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC – 123docz.net

– Thầy thuốc/cán bộ điều dưỡng cũng là một chủ thể, cũng có những đặc điểm tâm lý, những cá tính riêng, đặc biệt nóng nảy, hay cáu gắt, hay có

2. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC

2.1. Đạo đức nghề nghiệp:

Là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung
của xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp: là những yêu cầu đạo đức đặc biệt có liên quan đến
việc tiến hành một hoạt động nào đó.

Đạo đức nghề nghiệp: Là nguyên tắc chuẩn mực của một lĩnh vực nghề
nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên thuộc lĩnh vực của nghề đó, tự
giác điều chỉnh hành vi của mình, cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của ngành
trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể xã hội.

Phẩm chất đạo đức trong lĩnh vực nghề nghiệp có những đặc thù, yêu cầu riêng
biệt.

Ví dụ: – Ngành y: Thầy thuốc phải có lòng trắc ẩn.
– Ngành nhà báo: Phải trung thực.

– Thầy giáo: Phải là người mẫu mực.

2.2. Đạo đức y học

– Là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu đặc biệt có liên quan
đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khoẻ cho con người.

– Đạo đức y học: là các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành y tế mà
mọi thành viên của ngành y tế phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho
phù hợp với lợi ích và tiến bộ của ngành.

Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học Và Y Đức

– Những quan hệ riêng biệt nói lên tính chất luân lý của đạo đức y học như:
quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân, thầy thuốc với đồng nghiệp, thầy thuốc với
công việc, với khoa học.

Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành có hai nguyên tắc chuẩn mực:
– Tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc.

– Luật pháp hành nghề y tế.

Hai nguyên tắc này quan hệ chặt chẽ với nhau khi luật pháp bị vi phạm thì
đạo đức bị thoái hoá.

2.3. Vị trí, tầm quan trọng của y đức

Nghề Y là một nghề đặc biệt, bởi vì không có nghề nào lại đi vào đời sống
con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y, không có nghề nào như nghề y
mà một lỗi lầm hay một thiếu sót, dù nhỏ nhất lại có thể gây nên những tác hại lớn
nhất đến sức khoẻ và tính mạng con người.

Hơn thế nữa, nghề Y là một nghề nhân đạo, quan hệ thiết thực đến đời sống
và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai, giống nòi, đến
sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, đó không phải là máy móc,
công trình kiến trúc hay đường xá mà là “ Người ”. Một người cụ thể đang ở tình
trạng bệnh tật, đau đớn cả về thể xác cũng như về tinh thần. Họ cần sự quan tâm,
cứu chữa và giúp đỡ của thầy thuốc. Sức khoẻ, sự sống của họ được giao phó cho
thầy thuốc, vì vậy không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, sự bàng quang và chủ
nghĩa hình thức ở người thầy thuốc.

Hơn 2000 năm trước đây, nhà Đại danh y Việt Nam Hải thượng Lãn ông Lê
Hữu Trác, cây đại thụ của ngành y đã từng nói về nghề y, với tính mạng bệnh nhân
như sau: “ …sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong tay mình giữ”. Như
vậy, người thầy thuốc có “Quyền” thực sự, nếu họ không có đạo đức thì cái quyền
của họ sẽ gây ra bao nỗi khổ cho con người, cho nhân loại. Ngược lại, nếu họ có

đạo đức thì quyền lực này sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc chẳng những cho bệnh
nhân, cho gia đình họ mà cho cả xã hội.

Chính vì vậy, mà từ muôn đời nay đạo đức nghề y luôn được đề cao. Người
làm công tác y tế phải không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng nhiệm
vụ cao cả của ngành và sự yêu mến tín nhiệm của nhân dân. Thực hiện lời Hồ Chủ
tịch đã dạy: “ Lương y phải như từ mẫu”.

Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học Và Y Đức

BÀI 12: NHỮNG NỘI DUNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM & 12 ĐIỀU Y ĐỨC