Khái niệm về các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu theo luật thương mại – Sao Nam

Trong điều kiện nước Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu, ngoại thương – thương mại quốc tế là hoạt động tất yếu của chúng ta. Trong điều kiện hiện đại, mỗi doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng đều liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế khâu quan trọng nhất là xuất khẩu, nhập khẩu. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện hiệu quả khi chúng ta hiểu rõ về các thuật ngữ thường dùng trong ngành xuất nhập khẩu theo luật thương mại 2005 vủa Việt Nam.

Những khái niệm về những thuật ngữ thường dùng trong xuất nhập khẩu theo luật thương mại

Theo điều 3.1, Luật thương mại (2005) của Việt Nam, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.

Theo điều 3.8, Luật thương mại (2005), mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Trong mua bán hàng hóa thì mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng phát triển và khẳng định vị thế quan trọng của mmh. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường đồng nhất hai khái niệm “ngoại thương – mua bán hàng hóa quốc tế” và “xuất nhập khẩu, sự thật không phải như vậy. Khái niệm “ngoại thương” rộng hơn khái niệm “xuất nhập khấu” “ngoại thương” bao trùm “xuất nhập khẩu”.

Theo điều 27, Luật Thương mại (2005), mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyến khẩu.

Theo điều 28, Luật thương mại (2005)

Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam được koi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam được koi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Theo điều 29, Luật thương mại (2005)

Tạm nhập, tái xuất là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Tạm xuất, tái nhập là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu chính hàng hóa đó vào Việt Nam.

Theo điều 30, Luật Thương mại (2005),

Chuyến khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

– Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khấu không qua cửa khẩu Việt Nam;

– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khấu ra khỏi Việt Nam;

– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khấu ra khỏi Việt Nam.

Bên cạnh hình thức mua bán hàng hóa trực tiếp giữa người mua và người bán thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa, còn nhiều hình thức giao dịch khác, như: mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa; mua bán hàng hóa tại các hội chợ, triển lãm thương mại; mua bán qua đại diện cho thương nhân; mua bán qua môi giới thương mại; ửy thác mua bán hàng hóa; đại lý thương mại; Đấu giá hàng hóa; Đấu thầu hàng hóa; Thương mại điện tử…

Theo điều 63, Luật Thương mại (2005); mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại; theo đó các bên thỏa thuận việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điếm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Theo điều 129, Luật Thương mại (2005), hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điếm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.

Theo điều 141, Luật Thương mại (2005), đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) cho thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Theo điều 150, Luật Thương mại (2005), môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Theo điều 155, Luật Thương mại (2005), ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.

Theo điểu 166, Luật Thương mại (2005), đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ cùa bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Theo điéu 185; Luật Thương mại (2005), 1/ Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn được người mua trả giá cao nhất. 2/ Việc đấu giá hàng hóa được thực hiện theo một trong hai phương thực sau đây: a) phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng; b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, trong đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

Theo điều 214, Luật thương mại (2005), đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thường nhân đáp ứng tốt nhất yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn đế ký kết và thực hiện hợp đổng (gọi là bên trúng thầu).

Theo điểu 215, Luật Thương mại (2005), có hai hình thức đấu thấu: a) Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu, b) Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.

Theo điểu 216, Luật Thương mại (2005); có hai phương thức đấu thầu: đấu thầu một túi hồ sơ (bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần) và đấu thấu hai túi hồ sơ (bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được mở trước).

Mỗi hình thức giao dịch nêu trên được thực hiện theo những quy định chặt chẽ của pháp luật.