Khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương hiệu – PhapTri
5/5 – (16 bình chọn)
Nhượng quyền thương hiệu là việc cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh nhất định với doanh thu, lợi nhuận theo thỏa thuận.
– Thứ nhất là một hình thức mở rộng kinh doanh
Nhượng quyền thương hiệu là việc một bên cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được sử dụng các “tài sản vô hình” của mình bao gồm: thương hiệu, công nghệ, cách quản lý của bên nhượng quyền tại một địa điểm, trong một khoản thời gian nhất định với một điều kiện thỏa thuận.
Doanh nghiệp cấp phép sẽ là bên nhượng quyền và doanh nghiệp xin cấp phép sẽ là bên được nhượng quyền hay bên nhận quyền. Theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiền hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong một thời gian nhất định theo hợp đồng với một khoản phí hoặc chia doanh thu, lợi nhuận theo phần trăm.
Như vậy, có thể coi việc nhượng quyền như một hình thức mở rộng kinh doanh của thương hiệu. Thông qua các hợp đồng nhượng quyền, thương hiệu sẽ ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh mà sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí, rủi ro so với việc mở một cửa hàng mới.
– Thứ hai ưu điểm
Thông qua nhượng quyền thương hiệu, bên nhượng quyền không phải lo về nhân lực và quản lý nhân sự, tiền thuê địa điểm, nguyên liệu sản xuất,… mà vẫn đạt được mục tiêu mở rộng thương hiệu. Bên được nhượng quyền sẽ không mất các chi phí rủi ro cho việc khởi đầu một mặt hàng hay dịch vụ mới, vì cách thức kinh doanh, cách thức quản lý đã được mua lại từ bên nhượng quyền. Nếu bên nhượng quyền là một thương hiệu nổi tiếng thì bên nhận quyền sẽ có được nguồn khách hàng thân thiết mà không phải mất chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị. Có thể thấy đối với cả doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp được nhận quyền thì cả hai đều có lợi.
– Thứ ba khó khăn
Có thể thấy việc nhượng quyền thương hiệu có rất nhiều lợi ích, vừa giảm thiểu rất nhiều rủi ro, vừa có thể mở rộng thương hiệu. Tuy nhiên, để có thể nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp phải xây dựng được một thương hiệu với uy tín, quy mô lớn. Để cớ thể sử dụng hình thức nhượng quyền, doanh nghiệp phải giải quyết được những khó khăn, vướng mắc sau:
Duy trì và giữ gìn bản sắc thương hiệu:
Bản sắc thương hiệu là giá trị cốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, nó tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu khác. Nhờ việc duy trì và giữ gìn bản sắc thương hiệu, các sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có uy tín trong mắt khách hàng. Việc nhượng quyền như một hình thức chuyển tài sản vô hình là bản sắc của thương hiệu cho một cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, khi nhượng quyền, rất khó bảo vệ giá trị bản sắc của nó bởi vì điều này phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu hay không. Khi hệ thống nhượng quyền càng lớn, bên nhượng quyền sẽ càng khó kiểm soát bản sắc của thương hiệu.
Đảm bảo vị trí hoạt động của bên nhận quyền:
Khi nhượng quyền thương hiệu, bên nhượng quyền cần phải xem xét vị trí hoạt động của bên nhận quyền. Bởi với một số lĩnh vực hoạt động nhất định như thời trang, ăn uống và giải trí thì yếu tố địa điểm là vô cùng quan trọng. Nếu nhượng quyền cho một đơn vị có địa điểm không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng, dẫn đến thiệt hại là rất lớn. Do vậy, vị trí hoạt động của bên nhận quyền là một yếu tố rất quan trọng.
Xây dựng một chiến lược dài hạn:
Việc nhượng quyền sẽ giúp rút ngắn thời gian ban đầu cho việc mở rộng thương hiệu. Tuy nhiên, khi phạm vi hoạt động ngày càng lớn, bên nhượng quyền sẽ đối mặt với các vấn đề về quản lý nhân sự, quản lý chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng,… Do vậy, việc xây dựng một chiến lược dài hạn là vô cùng quan trọng. Chiến lược dài hạn đòi hỏi có sự cam kết tham gia của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền vì mục đích lâu dài.
Các vấn đề về quản lý nhân lực và con người:
Quản lý nhân lực luôn là một vấn đề khó khăn đối với bất kỳ công ti nào. Trong việc mở rộng quy mô bằng nhượng quyền, việc quản lý con người tốt sẽ khiến cho danh tiếng của thương hiệu ngày càng mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, nếu không có năng lực quản lý con người, việc nhượng quyền sẽ lại có hại, danh tiếng của công ty ngày càng giảm sút, rất khó khôi phục lại được.
– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
-
Bài viết trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
-
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail:
.