Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại – 123docz.net

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO MÔ HÌNH TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tổng quan chung về trang trại

2.2.4. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại

2.2.4.1. Khái niệm trang trại

– Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, là đơn vị sản xuất
nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể pháp lý có tư cách pháp nhân trong các
quan hệ kinh tế xã hội.

– Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp có
tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu doanh nghiệp (hạch toán
kinh tế).

– Trang trại là tổ chức sản xuất nông nghiệp có vị trí trung tâm thu hút các
hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất tư liệu sản xuất, các hoạt động dịch vụ
và các tổ chức chế biến tiêu thụ nông sản.

– Trang trại có các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và phương thức quản
lý khác nhau:

+ Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại phổ biến nhất trong nông
nghiệp ở tất cả các nước, thường do các chủ gia đình làm chủ và quản lý sản xuất
kinh doanh của trang trại, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu và có thể sử dụng
lao động thuê ngoài, sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất (ruộng đất,
công cụ sản xuất, vốn…) cũng có thể đi thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ tư liệu
sản xuất trên.

+ Trang trại tư bản tư nhân: Là loại hình trang trại nông nghiệp ít phổ biến
ở các nước, đến nay số lượng không nhiều thường là các trang trại tư bản tư
nhân, công ty cổ phần, sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng lao động làm thuê
kể cả lao động sản xuất và lao động quản lý.

– Trang trại thường có các quy mô khác nhau (nhỏ, vừa và lớn) song song
tồn tại lâu dài với sự thay đổi về cơ cấu tỷ lệ và quy mô trung bình… Trang trại
thường có các cơ cấu sản xuất khác nhau với cơ cấu thu nhập khác nhau, trong và
ngoài nông nghiệp, với phương thức quản lý kinh doanh khác nhau (chuyên môn
hoá, đa dạng hoá sản phẩm) với trình độ năng lực sản xuất khác nhau.

– Phân loại trang trại theo lĩnh vực sản xuất bao gồm:
+ Trang trại trồng trọt

+ Trang trại chăn nuôi
+ Trang trại lâm nghiệp

+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
+ Trang trại tổng hợp

Tóm lại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm,
ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành
trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và
luôn gắn với thị trường.

2.2.4.2. Khái niệm kinh tế trang trại

– Theo nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất
hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở
rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm,
thuỷ sản”.

– Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá, phát sinh và
phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự
cấp tự túc.

– Kinh tế trang trại là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm: các hoạt động trước và sau sản
xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại
thuộc các ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau.

– Kinh tế trang trại là sản phẩm thời kỳ công nghiệp hoá. Quá trình hình
thành và phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ
thấp đến cao. Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá kinh tế trang trại với tỷ trọng
còn thấp, quy mô nhỏ và năng lực sản xuất hạn chế, nên chỉ đóng vai trò xung
kích trong sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ công nghiệp hoá. Thời kỳ công
nghiệp hoá đạt trình độ kinh tế trang trại với tỷ trọng lớn, quy mô lớn và năng
lực sản xuất lớn trở thành lực lượng chủ lực trong sản xuất nông sản hàng hoá
cũng như hàng nông nghiệp nói chung phục vụ công nghiệp hoá. Kinh tế trang
trại phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, phục vụ nhu cầu sản xuất hàng
hoá trong công nghiệp là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, là một tất yếu
khách quan của nền kinh tế nông nghiệp trong quá trình chuyển từ sản xuất tự
cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá.

– Kinh tế trang trại là loại hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
mới có tính ưu việt hơn hẳn so với các loại hình sản xuất nông nghiệp khác như:
Kinh tế nông nghiệp phát canh thu tô, kinh tế tư bản tư nhân, đồn điền, kinh tế
cộng đồng, nông nghiệp tập thể, kinh tế tiểu nông.

– Kinh tế trang trại đến nay đã khẳng định vị trí của mình trong sản xuất
hàng hoá thời kỳ công nghiệp hoá ở các ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
ở các vùng kinh tế ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đã thích ứng với
các trình độ công nghiệp hoá khác nhau.

2.2.4.3. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại có vai trò tích cực và quan trọng cả về kinh tế, xã hội và
môi trường:

– Về kinh tế: Kinh tế trang trại là bước phát triển mới của sản xuất hàng
hóa trong nông nghiệp.

+ Kinh tế trang trại góp phần xóa bỏ nền kinh tế tự cung, tự cấp và thúc
đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở nông thôn.

+ Kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các
loại cây trồng vật nuôi có giá trị cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán,
manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa cao.

+ Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, là mô hình
gắn kết giữa nông nghiệp và công nghiệp, là xu thế phát triển công nghiệp nông
thôn. Đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, kinh tế
trang trại đảm nhận khâu cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.
Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao
giờ cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông
nghiệp, nông thôn.

+ Kinh tế trang trại có khả năng tận dụng được mọi nguồn lao động chính,
phụ trong từng hộ nông dân, đồng thời thu hút được lao động dư thừa ở nông
thôn, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phân dân cư.

+ Kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

– Về mặt xã hội

và thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng
trong nông thôn, tạo tấm gương cho hộ nông dân về cách thức tổ chức và quản lý
sản xuất kinh doanh.

– Về môi trường

Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình
mà các chủ trang trại có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm đến việc bảo vệ
môi trường. Trước hết là bảo vệ trong phạm vi không gian sinh thái trang trại
và sau đó là phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi góp phần
quan trọng vào việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và sử dụng hiệu
quả tài nguyên đất (Nguyễn Đình Hương, 2000).