Khái niệm Khu đô thị – MeyLand – Tân Á Đại Thành
Khu đô thị có thể coi là đầu tàu phát triển kinh tế của cả một tỉnh thành hay thậm chí là cả một quốc gia. Nơi đây chính là nơi thu hút các nguồn lực vốn tài chính cùng với nguồn nhân lực được chắt lọc để phát triển mũi nhọn kinh tế xã hội. Từ đó sẽ dẫn đầu và thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả khu vực.
Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm, các đặc điểm và cách thức phát triển khu đô thị.
Mục Lục
Khái niệm KĐT là gì?
Theo khái niệm chung, đô thị sẽ là nơi tập trung những thành phần dân cư có trình độ lao động cao, có trí thức và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của một vùng.
Tiêu chuẩn để đạt chuẩn đô thị cũng khá khắt khe khi: một khu dân cư muốn trở thành khu đô thị thì cần phải đạt được: trình độ cơ sở hạ tầng thích hợp và quy mô dân số ở nơi đây cũng cần phải theo chuẩn các loại đô thị khác nhau gồm các loại như: thị trấn, thị xã và thành phố.
Một số những đặc điểm riêng của khu đô thị
Hiện nay, ở Việt Nam có 6 loại hình khu đô thị được sắp xếp giảm dần: loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và cuối cùng là loại V.
Đến năm 2019, Việt Nam có tới 833 đô thị. Trong đó:
- Loại đặc biệt: 2
- Loại I: 20
- Loại II: 29
- Loại III: 45
- Loại IV: 85
- Loại V: 652
Để được phân loại là đô thị thì một đơn vị hành chính cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Mang chức năng của 1 đô thị: Cần trở thành một trung tâm tổng hợp, chuyên ngành các cấp: quốc gia, vùng liên tỉnh, tỉnh, huyện hoặc cũng có thể là một trung tâm cả vùng trong tỉnh. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi đóng vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
- Về quy mô dân số: Toàn đô thị cần đạt từ 4000 người trở lên.
- Về mật độ dân số thì cần phải phù hợp với mức quy mô, tính chất và cả đặc điểm của loại đô thị. Mật độ này sẽ được tính trong phạm vi nội thành, nội thị. Còn đối với thị trấn thì sẽ được căn cứ dựa theo các khu phố xây dựng tập trung.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở đơn vị cần phải đạt từ trên 65% so với tổng số lao động. Tỷ lệ này được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị và khu vực xây dựng tập trung.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị bao gồm cả hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cần đạt yêu cầu khắt khe về kiến trúc và cảnh quan đô thị.
- Ngoài ra, còn một yêu cầu cần lưu ý nữa đó chính là, đô thị còn phải tích hợp các chức năng khác nhằm phục vụ nhu cầu dân cư ở đây như: thương mại – tài chính, các loại dịch vụ – giải trí.
Quy hoạch KĐT là gì? KĐT được nhà nước quy hoạch thế nào?
Trước tiên cần hiểu khái niệm quy hoạch là gì?
Quy hoạch được định nghĩa là công việc tổ chức, sắp xếp tất cả các kiến trúc, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở trong 1 không gian, cảnh quan. Từ đó có thể tạo lập nên một môi trường sống phù hợp cho dân cư sinh sống trong đô thị. Những quy hoạch thường được thể hiện rõ ràng qua các đồ án quy hoạch đô thị.
Các mô hình quy hoạch:
- Quy hoạch chung: Là công việc tổ chức, sắp xếp lại không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội và nhà ở trong khu đô thị sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đô thị. Đồng thời cũng cần đáp ứng đủ các mục tiêu khách như: bảo đảm công tác quốc phòng, an ninh.
- Quy hoạch phân khu: Đây là việc phân chia xác định các chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch đô thị của các khu đất, các mạng lưới công trình trong một khu vực đô thị và từ đó cụ thể hoá các nội dung trong quy hoạch chung.
- Quy hoạch chi tiết: Vẫn là công việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch đô thị. Nhưng mang thêm các yêu cầu quản lý về kiến trúc, về cảnh quan của từng lô đất. Do vậy cần có sự bố trí các công trình về hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội để có thể cụ thể hoá các nội dung trong quy hoạch phân khu hoặc rộng hơn là từ quy hoạch chung.
Trình tự khi quy hoạch đô thị:
- Đầu tiên cần Lập ra nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
- Thứ 2 là cần cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
- Thứ 3 là cần Lập đồ án quy hoạch đô thị;
- Cuối cùng là cần cơ quan có thẩm quyền Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị.
Một số KĐT nổi bật tại Việt Nam
KĐT Vinhomes Smart City
- Vị trí KĐT: được đặt trên trục Đại Lộ Thăng Long, thuộc P.Tây Mỗ và P.Đại Mỗ, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Quy mô KĐT: lên đến 280 ha. Bao gồm: 98 lô biệt thự, 58 tòa chung cư, các Shophouse chân đế và trong KĐT
- Quy mô dân số: hơn 80.000 người
- Đơn vị phụ trách thi công: Coteccons, Hòa Bình, Delta
- Đơn vị quản lý vận hành của KĐT : CTCP Vinhomes
KĐT Sala – Q.2
- Vị trí KĐT: số 10 Mai Chí Thọ, Thủ Thiêm, Q.2 , TP.HCM
- CĐT: CTCP Đại Quang Minh
- Diện tích tổng thể: Lên đến 128 ha. Bao gồm các lô Biệt thự, tòa Chung cư, Shophouse
- Diện tích để xây dựng nhà ở: 144.143m2.
- Diện tích để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng như: trường học. công viên, mặt nước đường giao thông: lên đến 227.382m2
KĐT Vạn Phúc
- Vị trí của KĐT: Có mặt tiền QL.13, H.Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP. HCM
- CĐT: Tập đoàn Đại Phúc
- Diện tích toàn KĐT: Lên đến 198 ha. Bao gồm các căn shophouse, các lô đất biệt thự, chung cư, khu dành cho hoạt động thương mại-dịch vụ-giải trí
- Mật độ xây dựng trong KĐT: lên đến 40%
- Quy mô dân số: hơn 38.000 người
Bài viết trên đã giúp ta hiểu được thế nào là khu đô thị, các đặc điểm của chúng và cho thấy một vài các khu đô thị nổi bật tại Việt Nam. Mong rằng những thông tin trên sẽ làm hài lòng quý khách hàng.
Đánh giá bài viết