Khái niệm khu công nghiệp, vai trò và mục tiêu phát triển

12/04/2020

0

Tài liệu

4.2

/

5

(

6

bình chọn

)

Khái niệm khu công nghiệp là gì? Vai trò và mục tiêu phát triển của các khu công nghiệp như thế nào? Cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để giải đáp được những thắc mắc này. Hi vọng bài viết có thể cung cấp được cho bạn thêm những thông tin bổ ích.

hinh-anh-khai-niem-khu-cong-nghiep-1

1. Khái niệm khu công nghiệp là gì

Khu công nghiệp là  khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

  • Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.

  • Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp.

  • Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp.

Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (trừ trường hợp có quy định riêng cho từng loại ban quản lý) là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ban quản lý trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lý một khu công nghiệp (trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Doanh nghiệp khu công nghiệp có nghĩa vụ:

  • Tuân thủ pháp luật, điều lệ quản lý khu công nghiệp, quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh: số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ từ thị trường trong nước (đối với doanh nghiệp khu công nghiệp), số lượng phế phẩm, phế liệu còn giá trị thương mại từ doanh nghiệp chế xuất bán vào thị trường trong nước và hàng hóa từ thị trường trong nước được mua chuyển vào doanh nghiệp chế xuất (đối với doanh nghiệp chế xuất).

  • Đối với doanh nghiệp khu công nghệ cao, ngoài việc đăng ký các nội dung nêu trên, tùy theo loại hình doanh nghiệp còn phải đăng ký việc chuyển giao công nghệ cao.

Nghị quyết TW (khóa VIII) của Đảng có ghi: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có điều kiện”. Đó là những định hướng rất quan trọng cho việc xây dựng, phát triển và mở rộng các khu công nghiệp ở nước ta trong tình hình hiện nay.

Khu công nghiệp là công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, đồng thời cũng là địa bàn để thực hiện chiến lược CNH, HĐH trên phạm vi lãnh thổ nhất định.

Khu công nghiệp đối với nước ta còn là vấn đề mới mẻ, nhưng qua mấy năm xây dựng và phát triển, nó trở thành nhân tố rất quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu CNH, HĐH.

2. Phân loại các khu công nghiệp

Phân loại các khu công nghiệp có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau

Căn cứ vào mục đích sản xuất

Người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất. Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.

Theo mức độ mới – cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:

  • Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình – Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v…

  • Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động.

  • Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20).

hinh-anh-khai-niem-khu-cong-nghiep-2

Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng

Cần tách riêng 2 nhóm khu công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v…

Theo tình trạng cho thuê

Có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%.(Các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa).

Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ

Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.

Theo trình độ kỹ thuật

  • Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.

  • Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v… làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.

Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm

  • Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.

  • Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.

  • Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biêt 2 loại

  • Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư.

  • Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp.

hinh-anh-khai-niem-khu-cong-nghiep-3

Theo tính chất ngành công nghiệp

Có thể liệt kê theo các ngành cấp I, như khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công nghiệp phục vụ vận tải, khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v…

Theo lãnh thổ địa lý

Phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc, Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.

Quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thế kỷ 21 sẽ đặt ra những yêu cầu mới, nhân vật mới, tạo ra những đặc trưng mới cho bộ măt các khu công nghiệp.

3. Vai trò và mục tiêu phát triển của các khu công nghiệp

Vai trò của các khu công nghiệp 

  • Thu hút vốn đầu tư công nghiệp.

  • Sử dụng có hiệu quả tài nguyên.

  • Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn.

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu phát triển của các khu công nghiệp

Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo.

Các khu công nghiệp này có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 – 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

4 . Đặc điểm của các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

4.1. Khu công nghiệp Sài Đồng A

Số giấy phép: 1595 / GP, ngày ban hành: 17/6/1996. Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình thức đầu tư: liên doanh với đối tác nước ngoài, đối tác Việt Nam: công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) và đối tác nước ngoài: Tổng công ty DAEWOO – Hàn Quốc. Trụ sở chính Tầng 9 Trung tâm thương mại DAEHA 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 8 315 173 – 8 315 174, Fax: 8 315 175

hinh-anh-khai-niem-khu-cong-nghiep-5

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án là 152.000.000 USD, trong đó vốn pháp định: US $ 45,903,125. Bên Việt Nam đóng góp chiếm khoảng 40% và bên nước ngoài là 60%.

Diện tích đất: 407 ha và khu công nghiệp: 147ha. Khu nhà ở và kinh doanh: 105ha, công viên cây xanh và khu vực công cộng: 105ha.

Lĩnh vực đầu tư các dự án trong KCN: Công nghiệp cơ khí, công nghiệp Điện tử Công nghiệp ô tô, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ và công nghiệp công nghệ cao.

Địa điểm: Khu vực Sài Đồng. Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời lượng: 50 năm

4.2. Khu công nghiệp Sài Đồng B

Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hình thức đầu tư: liên doanh. Đối tác Việt Nam là ông ty Điện tử Hà Nội (Hanel) và phía đối tác nước ngoài là Tổng công ty DAEWOO – Hàn Quốc.

Trụ sở chính: Tầng 9 Trung tâm thương mại DAEHA 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 8 315 173 – 8 315 174, Fax: 8 315 175.

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án với tổng số vốn là 120,36 tỷ đồng. Bên nước ngoài đầu tư 100%.

Diện tích đất: 96ha, khu công nghiệp Sài Đồng B 79ha, giao thông đất đai: 10ha.

Khu công nghiệp được phát triển theo 3 giai đoạn như sau: Pha 1: 48,5 ha, pha 2: 48,61ha và giai đoạn 3: Các cơ sở khác

Lĩnh vực đầu tư các dự án trong KCN: Công nghiệp Kỹ thuật Cơ khí, công nghiệp Điện tử Công nghiệp ô tô, công nghiệp nhẹ và công nghiệp công nghệ cao.

Địa điểm: Khu vực Sài Đồng. Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời lượng: Đến năm 2047

4.3. Khu công nghiệp Nội Bài

  • Hình thức đầu tư: Liên danh giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Tập đoàn Renong (Malaixia)

  • Giá cho thuê đất có hạ tầng: từ 45-55 USD/m2/năm.

  • Phí quản lý hạ tầng: từ 0,8-1 USD/m2/năm

  • Phương thức thanh toán: 2 lần/42 năm

  • Tổng diện tích: 197 ha.

  • Đất khu công nghiệp: 100 ha.

  • Đất đã xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: 30,5 ha.

  • Đã cho thuê: 10,3 ha (38%).

hinh-anh-khai-niem-khu-cong-nghiep-6

4.4. Khu công nghiệp Thăng Long

  • Hình thức đầu tư: Liên doanh giữa Công ty cơ khí Đông Anh và Tập đoàn Sumitomo (Nhật)

  • Giá thuê đất có hạ tầng: từ 70-85 USD/m2/năm.

  • Phí quản lý hạ tầng: từ 1-1,2 USD/m2/năm.

  • Phương thức thanh toán: 1 lần /50 năm

  • Tổng diện tích: 121 ha

  • Đất đã xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: 84,7 ha

  • Đã cho thuê: 33 ha (38%).

4.5. Khu công nghiệp Đài Tư

  • Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài.

  • Giá thuê đất có hạ tầng: từ 60-65 USD/m2/năm

  • Phí quản lý hạ tầng: từ 0,5-0,8 USD/m2/năm.

  • Phương thức thanh toán: 1 lần / 50 năm.

  • Tổng diện tích: 40 ha.

  • Đã xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: 32 ha.

  • Đã cho thuê: 5 ha (15%).

5. Điều kiện thành lập, mở rộng khu công nghiệp

5.1. Điều kiện thành lập khu công nghiệp

  • Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt

  • Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.

5.2. Điều kiện mở rộng khu công nghiệp

  • Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt;

  • Tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp này đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%;

  • Khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải tập trung.

hinh-anh-khai-niem-khu-cong-nghiep-4

Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên và có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng khu riêng biệt hoặc khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh tập trung khác trong một đề án tổng thể phải lập quy hoạch chung xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết.

Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên hoặc có vị trí cạnh các tuyến quốc lộ, gần các khu vực quốc phòng, khu bảo tồn di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn sinh thái của vùng và quốc gia, nằm trong các đô thị loại II, loại I và loại đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan về quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm khu công nghiệp là gì, vai trò, mục tiêu và phân loại các khu công nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, có bất kì vấn đề gì thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ tới hotline 096.999.1080 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giải đáp thắc mắc.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com