Khái niệm hướng nghiệp – Cấu trúc luận văn – 123docz.net
8. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Khái niệm hướng nghiệp
Hội nghị lần thứ 9 tháng 10 năm 1980 những người đứng đầu cơ quan
giáo dục nghề nghiệp các nước xã hội chủ nghĩa, họp tại La-Ha-Ba-Na Thủ
đô Cu Ba đã đưa ra định nghĩa khái niệm hướng nghiệp như sau: “Hướng
nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học,
y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ HS chọn nghề phù hợp với nhu
cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những
năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân
bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lượng lao động dự trữ có sẵn của
đất nước” [26].
Định nghĩa Hướng nghiệp của Liên minh Châu Âu:
“Hướng nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ những dịch vụ hoặc hoạt động
với mục đích hỗ trợ các cá nhân ở mọi lứa tuổi và vào mọi thời điểm trong
cuộc đời đưa ra những lựa chọn về đào tạo, học tập và nghề nghiệp và quản
lý sự nghiệp của mình. Những dịch vụ này có thể ở các trường học, các
trường đại học, cao đẳng, các tổ chức đào tạo dịch vụ tuyển dụng công, ở nơi
làm việc, ở khu vực tư nhân, tình nguyện hoặc cộng đồng. Những hoạt động
này có thể được tiến hành cho một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân, có thể là
qua tiếp xúc từ xa như qua điện thoại, qua website… Những hoạt động này
15
bao gồm cung cấp thông tin nghề nghiệp (bằng ấn bản, trên mạng hoặc các
hình thức khác), các công cụ đánh giá và tự đánh giá, phỏng vấn, tư vấn,
những chương trình giáo dục nghề nghiệp để giúp các cá nhân phát triển
nhận thức về bản thân, nhận biết cơ hội và những kỹ năng quản lý sự nghiệp),
chương trình thử (lựa chọn mẫu trước khi lựa chọn chính thức), chương trình
tìm kiếm việc làm và những dịch vụ chuyển tiếp” [26].
– Các nhà giáo dục học cho rằng: “Hướng nghiệp là một hoạt động của
các tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau,
được tiến hành với mục đích giúp cho HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với
năng lực, hứng thú, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu nhân lực của
xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục – học
tập trong nhà trường” [15].
– Trong tâm lý học: “Hướng nghiệp được coi là hệ thống các biện pháp
tâm lý – sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu
của xã hội và năng lực của bản thân. Đó là quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ
sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó chính
là tâm thế lao động – một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao
động” [15].
– Các nhà kinh tế thì nói: “Hướng nghiệp là những mối quan hệ kinh tế
giúp cho mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực lao động và đưa họ vào
một lĩnh vực hoạt động cụ thể phù hợp với sự phân bổ lực lượng lao động xã
hội” [15].
– Hiểu hướng nghiệp trên bình diện xã hội: Hướng nghiệp có thể hiểu
như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học,
kinh tế học,… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp hứng
thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu
nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
16
– Hiểu hướng nghiệp trên bình diện trường phổ thông:
Trong trường phổ thông, hướng nghiệp được xem là một dạng hoạt
động giáo dục. Hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể GV có
mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề
nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản
thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Như vậy,
hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống
tác động sư phạm nhằm làm cho các em chọn được nghề phù hợp.
Với cách hiểu này, hướng nghiệp là nhiệm vụ của bất kỳ thành viên
nào trong tập thể sư phạm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV chủ nhiệm, GV
bộ môn, cán bộ phụ trách các đoàn thể trong nhà trường,…
Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Hướng nghiệp là quá trình hướng
dẫn chọn nghề, quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất;
Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường
và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và
chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những
nơi xã hội đang cần phát triển đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực
cá nhân.