Khái niệm hàng tồn kho và 3 cách phân loại hàng tồn kho

Khái niệm hàng tồn kho đang bị nhiều người nhầm lẫn thành những sản phẩm không bán được trên thị trường. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm và không phản ánh đúng tính chất của hàng tồn kho. Cùng FASTDO điểm qua hàng tồn kho là gì và các nguyên tắc để tính hàng tồn kho chuẩn nhất hiện nay!

1. Khái niệm hàng tồn kho  

Khái niệm hàng tồn kho

Khái niệm hàng tồn kho được hiểu là các nguyên liệu, bán thành phẩm được mua vào để chuẩn bị cho kỳ sản xuất hoặc các hàng hóa để bán trong hoạt động kinh doanh bình thường. 

Tuy nhiên, những hàng hóa này được giữ lại và bán ra cuối cùng trong kho hàng của doanh nghiệp như một tài sản ngắn hạn. Chính vì thế, nhiều người hiểu nhầm khái niệm hàng tồn kho như hàng hóa không tiêu thụ được. 

Phân loại hàng tồn kho là gì? Trong khái niệm hàng tồn kho, chúng có thể bao gồm: Hàng hóa đang chi chuyển trên đường, sản phẩm chưa thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng gửi bán, hàng hóa tại kho bảo thuế,…

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm chưa thành phẩm, dở dang mà chu kỳ sản xuất vượt quá chu kỳ kinh doanh thông thường sẽ không được tính là hàng tồn kho. Đối với các vật tư. phụ tùng,.. nhưng có thời gian dự trữ quá 12 tháng hoặc vượt quá chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp cũng không được tính là hàng tồn kho. Chúng sẽ được thể hiện dưới khái niệm tài sản dài hạn. 

>>> XEM THÊM: Nguyên tắc ABC trong quản lý kho hàng và những lưu ý cần biết

2. Những vấn đề liên quan đến hàng tồn kho là gì

Để hiểu hơn về khái niệm hàng tồn kho, Fastdo sẽ thông tin đến bạn một số vấn đề liên quan đến hàng tồn kho. 

2.1 Xét về đặc điểm hàng hóa

Xét về đặc điểm hàng hóa, có thể chia hàng tồn kho thành 4 loại:

  • Hàng tồn kho là nguồn vật tư:

    Là tên gọi chung của các vật tư quan trọng cho hoạt động sản xuất. Đó là thể là đồ dùng điện tử, nhiêm liệu, vật  dụng làm sạch máy…

  • Hàng tồn kho là nguyên liệu thô

    : Đây là các nguyên liệu được dùng cho hoạt động sản xuất ra các sản phẩm cho doanh nghiệp. đối với hàng tồn là nguyên liệu thô, chúng có thể là nguyên liệu doanh nghiệp sản xuất để bán đi hoặc giữ lại cho hoạt động sản xuất của mình. Ngoài ra, còn có thể là các nguyên liệu được mua từ bên ngoài đang được gửi về hoặc nguyên liệu gửi sang địa điểm khác để gia công.

  •  Hàng tồn kho là bán thành phẩm

    : Đây được hiểu là những sản phẩm đã được đưa vào quy trình sản xuất tuy nhiên đang dang dở, chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục để sản xuất. 

  • Hàng tồn kho là thành phẩm

    : Là các sản phẩm đã được sản xuất thành phẩm, được doanh nghiệp giữ lại trong kho hàng. 

>>> XEM THÊM: Điều kiện để công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế

2.2 Xét về chủng loại hàng hóa

Khi xét trên chuẩn loại hàng hóa trong quản lý hàng tồn kho, thì hàng tồn kho bao gồm:

Khái niệm hàng tồn kho

  • Những hàng hóa được doanh nghiệp mua về để bán.

  • Các sản phẩm được đưa vào quy trình sản xuất nhưng còn dang dở hoặc chưa làm thủ tục nhập kho. 

  • Các sản phẩm đã thành phẩm còn tồn kho hoặc đang gửi để bán đi.

  • Các nguyên, vật liệu.

  • Các nguyên vật liệu được lưu giữ tại kho bảo quản thuế.

>>> ĐỌC NGAY: Hạn nộp tờ khai quý chi tiết mà Doanh nghiệp cần nắm

3. Phân loại hàng tồn kho

Sau đây là một số tiêu chí cơ bản để nhận biết hàng tồn kho là gì tại các công ty/doanh nghiệp. 

Khái niệm hàng tồn kho

3.1 Theo công dụng của hàng tồn kho

Khi phân loại hàng tồn kho theo công dụng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đúng chính chất hàng hóa và thể hiện cụ thể trong báo cáo của kế toán. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho tốt hơn và đưa ra những phương án kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.  Cụ thể, nếu căn cứ trên công cụ, có thể phân loại hàng tồn kho thành: 

  • Nguyên vật liệu:

    Được hiệu là các nguyên liệu dùng cho hoạt động sản xuất để tạo nên sản phẩm cuối cùng. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quy trình sản xuất thành phẩm, nếu không có nguyên vật liệu sẽ không có sản phẩm cuối cùng để bán ra thị trường.

  • Sản phẩm bán thành phẩm

    : Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ tạo nên những sản phẩm bán thành phẩm. Vì thế, nếu có nhiều công đoạn  sản xuất thì các sản phẩm bán thành phẩm sẽ càng nhiều. 

  • Thành phẩm

    : Đây được hiểu các các sản phẩm đã được đã được sản xuất thành công. Sau đó, chúng được gửi bán đi hoặc tồn kho trong doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân để xuất hiện thành phẩm tồn kho như  chờ các thành phẩm cho đủ lô sản xuất, các sản phẩm được bán theo thời vụ,…

>>> ĐỌC NGAY: Kế toán trưởng: Vị trí quan trọng và những yêu cầu nghiêm ngặt

3.2 Theo nguồn hình thành

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng và quản lý hàng tồn kho đúng mục đích hơn. Cụ thể, hàng tồn kho được phân loại thành: 

  • Hàng tồn kho được mua vào:

    Là các sản phẩm được hình thành từ việc mua sản phẩm ở bên ngoài hoặc các đơn vị trực thuộc khác trong cùng hệ thống của doanh nghiệp. 

  • Hàng tồn kho tự sản xuất

    : Là các sản phẩm được doanh nghiệp gia công, sản xuất

  • Hàng tồn kho hình thành từ các nguồn khác

    : Đó là hàng tặng cho, nhập từ liên doanh,…

giá trị hàng tồn kho

>>> ĐỌC THÊM: 10 Cách để có giọng nói hay thuyết phục người nghe

3.3 Theo yêu cầu sử dụng

Khi phân loại hàng tồn kho theo nhu cầu sử dụng, bạn sẽ đánh giá được mức độ hợp lý của các sản phẩm tồn kho hoặc đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp: 

  • Hàng tồn kho dùng sản xuất kinh doanh:

    Là các sản phẩm được dự trữ để đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp

  • Hàng tồn kho chưa cần sử dụng

    : Doanh nghiệp thông thường sẽ dự trữ hàng hóa nhiều hơn mức dự trữ phù hợp cho hoạt động sản xuất. Số lượng chênh lệch này được gọi là các loại hàng tồn kho chưa cần sử dụng. 

  • Hàng tồn kho không cần sử dụng

    : Là các sản phẩm không được sử dụng cho hoạt động kinh doanh do không đảm bảo chất lượng, yêu cầu,..

>>> XEM NGAY: Kế toán bán hàng và 7 nghiệp vụ cơ bản cần biết

4. Nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho là gì

Trong kế toán hàng tồn kho để xác định chính xác giá trị hàng tồn kho, doanh nghiệp cần đáp ứng một số nguyên tắc sau: 

những vấn đề liên quan đến hàng tồn kho

Cách xác định giá trị hàng tồn kho để quản lý hàng tồn kho cho doanh nghiệp Việt Nam

  • Đối với các loại hàng tồn kho được mua vào theo giá ngoại tệ thì cần xem xét tỷ giá tại thời điểm giao dịch để xác định giá trị hàng tồn kho. Phần thuế nhập khẩu thì được tính theo tỷ giá do Hải quan cung cấp.

  • Trường hợp đến cuối kỳ kế toán, nếu giá trị hàng tồn kho không thể thu hồi do hư hỏng, lỗi thời hoặc phát sinh chi phí do kinh doanh thì kế toán phải ghi giảm giá gốc  bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần được tính như sau: Giá ước tính của hàng tồn kho – chi phí để hoàn thiện sản phẩm và dùng cho việc tiêu thụ. 

  • Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cách tính số dự phòng này bằng cách tính giá gốc của hàng tồn kho phải lớn hơn giá trị thuần.

>>> ĐỌC THÊM: Kế toán nội bộ và những công việc quan trọng tổ chức

5. Ý nghĩa của hàng tồn kho đối với Doanh nghiệp

Hàng tồn kho là một tài sản quan trọng đối với bất kỳ Doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh nào. Do đó, Doanh nghiệp cần phải thực sự hiểu và nắm được khái niệm hàng tồn kho. Bên cạnh định nghĩa chung về hàng tồn kho, một số ngành như sản xuất và dịch vụ cũng có những khái niệm riêng biệt để cắt nghĩa hàng tồn kho liên quan trong lĩnh vực đó.

Hiểu được các loại hàng tồn kho khác nhau, bao gồm cả những loại không được sử dụng cụ thể trong kế toán, có thể giúp chủ Doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng mà hàng tồn kho mang lại cho tổ chức.

Trên đây là các thông tin về khái niệm hàng tồn kho và các nguyên tắc xác định hàng tồn kho chuẩn được FASTDO tổng hợp. Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến hàng tồn kho để kiểm soát tốt hàng hóa và mang đến các phương án điều chỉnh phù hợp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: [email protected]
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> THAM KHẢO NGAY:

5/5 – (5 bình chọn)