Khái niệm, CTHH, Phân loại & Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

Axit, bazơ, muối là những hợp chất rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Chúng ta có thể bắt gặp những hợp chất này gần như mỗi ngày trong thức ăn ăn, nước uống ống và nhiều sản phẩm khác. Vậy chúng là những hợp chất như thế nào? Công thức hóa học của chúng ra sao, phân loại như thế nào? Cách gọi tên axit – bazơ – muối ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

khai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoikhai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoi

I. Khái niệm, công thức hóa học, phân loại và cách gọi tên axit bazơ muối

1. Axit

1.1. Axit là gì

Axit được định nghĩa là một phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit. Các phân tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ:

  • Axit nitric HNO3: gồm 1 nguyên tử hidro liên kết với gốc axit -NO3.
  • Axit sunfuric H2SO4: gồm 2 nguyên tử hidro liên kết với các axit =SO4.
  • Axit Photphoric H3PO4: gồm 3 nguyên tử hidro liên kết với gốc axit ≡PO4.

1.2. Công thức hóa học của axit

Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử hidro và gốc axit.

Ví dụ:

  • CTHH của axit cacbonic: H2CO3
  • CTHH của axit photphoric: H3PO4
  • CTHH của axit sunfurơ: H2SO3

1.3. Phân loại axit

Axit được phân loại như thế nào? Dựa vào thành phần phân tử, axit được phân làm 2 loại như sau:

  • Axit có oxi: H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO3, H3PO4…
  • Axit không có oxi: HCl, HBr, HF, H2S, HCN…

1.4 Cách gọi tên axit

Cách gọi tên axit được dựa vào phân loại axit có oxi và không có oxi.

a) Axit có oxi

Cách gọi tên axit có oxi như sau:

Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

  • H2CO3: axit cacbonic (gốc axit là -NO3: nitrat)
  • H2SO4: axit sunfuric (gốc axit là =SO4: sunfat)
  • H3PO4: axit photphoric (gốc axit là ≡PO4: photphat)

Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

  • H2SO3: axit sunfurơ (gốc axit là =SO3: sunfit)

b) Axit không có oxi

Tên axit = tên phi kim + hidric

Ví dụ:

  • HCl: axit clohiđric (gốc axit là -Cl: clorua)
  • HF: axit flohidric (gốc axit là -F: florua)
  • H2S: axit sunfuhidric (gốc axit là -S: sunfua)

2. Bazo

2.1. Bazơ là gì?

Bazơ được định nghĩa là phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Ví dụ:

  • Kali hidroxit KOH: gồm kim loại K liên kết với 1 nhóm -OH
  • Magie hidroxit Mg(OH)2: gồm kim loại Mg liên kết với 2 nhóm -OH
  • Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3: gồm kim loại Fe liên kết với 3 nhóm -OH

2.2. Công thức hóa học của bazơ

Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hoặc nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Nhóm hidroxit (-OH) có hóa trị I. Do đó, kim loại có hóa trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có số nhóm -OH tương ứng bấy nhiêu.

Ví dụ:

  • CTHH của liti hidroxit: LiOH
  • CTHH của natri hidroxit: NaOH
  • CTHH của bari Hidroxit: Ba(OH)2

2.3. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của các bazơ người ta phân loại chúng thành hai loại: bazơ tan trong nước và bazơ không tan trong nước.

  • Bazơ tan trong nước: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
  • Bazơ không tan trong nước: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2…

2.4.Cách gọi tên bazơ

Cách gọi tên bazơ khá đơn giản so với cách gọi tên axit, cụ thể như sau:

Tên bazơ = tên kim loại + hidroxit

Đối với kim loại có nhiều hóa trị (như Cu, Fe, Mn…) thì đọc kèm hóa trị phía sau tên kim loại.

Ví dụ:

  • LiOH: liti hidroxit
  • Ca(OH)2: canxi hidroxit
  • Mg(OH)2: magie hidroxit
  • Al(OH)3: nhôm hidroxit
  • Cu(OH)2: đồng (II) hidroxit
  • Fe(OH)3: sắt (III) hidroxit

khai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoi-2

3. Muối

3.1. Muối là gì?

Muối được định nghĩa là phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

Ví dụ:

  • KCl: gồm 1 nguyên tử kim loại K liên kết với gốc axit -Cl.
  • Zn(NO3)2: gồm 1 nguyên tử kim loại Zn liên kết với 2 gốc axit -NO3

3.2. Công thức hóa học của muối

Công thức hóa học của muối gồm có hai phần là kim loại và gốc axit.

Ví dụ:

  • Muối Na2CO3: gồm kim loại Na và gốc axit =CO3 (cacbonat)
  • Ca(HCO3)2: gồm kim loại Ca và gốc axit -HCO3 (hidrocacbonat)

3.3. Phân loại muối

Dựa vào thành phần phân tử, muối được phân làm 2 loại:

  • Muối trung hòa: NaCl, Ca(NO3)2, BaSO4, CaCO3… Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế là nguyên tử kim loại.
  • Muối Axit: NaHCO3, NaHSO3, Ca(HCO3)2, Ba(HSO4)2, KH2PO4… Là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

3.4. Cách gọi tên muối

Cách gọi tên muối cũng khá đơn giản, được thực hiện như sau:

Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit

Đối với kim loại có nhiều hóa trị (như Cu, Fe, Mn…) thì đọc kèm hóa trị phía sau tên kim loại.

Ví dụ:

  • KCl: kali clorua
  • Ca(NO3)2: canxi nitrat
  • MgSO4: magie sunfat
  • Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat
  • Na3PO4: natri photphat
  • Ba(HCO3)2: bari hidrocacbonat

Lời kết

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các hợp chất hóa học cơ bản và quan trọng trong hóa học là axit, bazơ và muối. Đây là những kiến thức khác cơ bản và tổng quát nên Mình hy vọng ảnh các bạn sẽ vẽ nóng vẫn một cách dễ dàng. Bài viết trên đây khi cho chúng ta biết về khái niệm, công thức hóa học, phân loại và cách gọi tên axit bazơ muối. Chúc các bạn học tập thật tốt và có nhiều niềm vui mới môn hóa học này nhé. Tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sao.