Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước | luatviet.co
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các dấu hiệu chung của các cơ quan nhà nước như sau:
– Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công;
– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy đinh;
– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hộ phối hợp trong thực thi công việc được giao.
– Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quv định của Pháp lệnh cán bộ, công chức. (Xem thêm tại:
Bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau:
– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quàn lí hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức nâng quàn lí hành chính nhà nước.
Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lí hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ vếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quán lí hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bán của các cơ quan nhà nước đó như: chức nàng lập pháp của Quốc hội, chức nàng xet xử của toà án nhân dân, chức năng kiểm sát cúa viên kiểm sát nhân dân. Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng chính là dể nhằm hoàn thành chức năng quản lí hành chính nhà nước.
– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở đứng đầu là Chính phủ tạo thành một chính thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lí hành chính nhà nước.
– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trôn cơ sớ lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyén và nghĩa vụ pháp lí hành chính chi giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.
– Các cơ quan hành chính nhà nuớc đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.
– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máv hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức nâng quản lí hành chính đều có các đơn vị cơ sờ trực thuộc. Ví dụ: các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các tổng công ty, các công ty nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng…