Khái Niệm Chính Sách Phát Triển Giáo Dục Là Gì? – Toploigiai
Câu trả lời đúng nhất: Chính sách giáo dục (chính sách phát triển giáo dục) là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực này.
Chính sách giáo dục (chính sác phát triển giáo dục) là một hệ thống các quan điểm, các mục tiêu của Nhà nước về giáo dục, cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về chính sách phát triển giáo dục nhé!
Mục lục nội dung
1. Chính sách phát triển giáo dục là gì?
2. Mục tiêu của chính sách phát triển giáo dục.
2. Vai trò của chính sách phát triển giáo dục
3. Chính sách giáo dục tại Việt Nam
1. Chính sách phát triển giáo dục là gì?
Hiện nay thì chính sách giáo dục đang là vấn đề rất được quan tâm cụ thể thì đây là một trong những chính sách xã hội cơ bản nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Chính sách giáo dục (chính sách phát triển giáo dục) là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực này.
Chính sách giáo dục (chính sác phát triển giáo dục) là một hệ thống các quan điểm, các mục tiêu của Nhà nước về giáo dục, cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước.
Lĩnh vực giáo dục là một lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Giáo dục chính là một vấn đề của xã hội ngày nay và nó được diễn ra quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa và duy trì sự tồn tại, tiến hóa và phát triển của nhân loại.
Chính sách giáo dục rất đa dạng và nó sẽ có các mục tiêu và các giải pháp, công cụ để thúc đẩy quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người.
>>> Xem thêm: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục
2. Mục tiêu của chính sách phát triển giáo dục.
Mục tiêu của chính sách giáo dục có thể sẽ thay đổi và khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, nhưng nói chung, các mục tiêu cơ bản của chính sách giáo dục được phân loại như sau:
Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống. Với mục tiêu này, thông qua các chính sách được ban hành, con người sẽ được giảng dạy, giáo dục về kiến thức, kỹ năng để hình thành một mẫu người theo tiêu chuẩn đã đề ra, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.
Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân. Đây là mục tiêu hướng đến việc tạo điều kiện cho cá nhân tự do phát triển theo khả năng của bản thân, song có nhược điểm là có phần tự do và hơi buông thả.
Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân. Đây là mục tiêu kết hợp giữa giáo dục truyền thống và cá nhân. Điều này giúp hạn ᴄhế ᴄáᴄ nhượᴄ điểm ᴠà phát huу ưu điểm đồng thời ᴄủa mụᴄ tiêu truуền thống ᴠà mụᴄ tiêu ᴄá nhân.
Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu nói trên đều hướng đến kết quả là cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho con người; rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống giúp mọi người hoà nhập với cộng đồng, xã hội.
2. Vai trò của chính sách phát triển giáo dục
Đối tượng của giáo dục là con người – vốn quí nhất, nguồn nội lực cốt lõi với sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Có thể nói, giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng ở mức cao nhất những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nếu như trước đây sự thiếu thốn vốn và nghèo nàn về cơ sở vật chất là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tốc độ phát triển kinh tế thì trong thời đại hiện nay, phần quan trọng của tăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động.
Do vậy, các quốc gia trong giai đoạn hiện nay coi đầu tư phát triển nguồn nhân lực là quan trọng hơn các loại đầu tư khác.
Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, đất nước nào không có chính sách giáo dục đúng đắn, không trang bị đủ kiến thức và tay nghề cho nhân dân và không sử dụng những cái đó một cách hữu hiệu thì không thể phát triển kinh tế cũng như nâng cao đời sống vật chất cho người dân.
Vì vậy các quốc gia trên thế giới đều chú trọng nhiều hơn đến giáo dục và coi đây là phương thức hàng đầu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế.
3. Chính sách giáo dục tại Việt Nam
Chính sách giáo dục luôn được ưu tiên phát triển và được quy định tại Điều 61 Hiến pháp 2013, cụ thể: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà trường ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý”.
Trong đó, những chính sách giáo dục cơ bản của Việt Nam có thể kể đến là:
Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới;
Xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người trong xã hội;
Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.
Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng;
Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa.
Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
——————————
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về chính sách phát triển giáo dục. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.