Khái niệm chế phẩm sinh học là gì? Ứng dụng trong nuôi tôm như thế nào?

Những ngày vừa qua, D.Tom nhận được khá nhiều câu hỏi của bà con nuôi tôm về “chế phẩm sinh học là gì?” “ưu điểm của chế phẩm sinh học” và “ứng dụng chế phẩm trong nuôi trồng thủy sản như thế nào?“,… Bài viết ngày hôm nay Dr.Tom sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ hơn về chế phẩm vi sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm chế phẩm sinh học ẩm sinh học là gì?

Một cách dễ hiểu, chế phẩm sinh học tên tiếng anh Probiotic – là các chiết suất sinh học và chế phẩm vi sinh được sử dụng nhằm mục đích cải thiện sức khỏe của vật nuôi.

– Chế phẩm vi sinh hay còn gọi là men vi sinh chúng chứa vi sinh vật sống (bao gồm những vi khuẩn có lợi/nhóm vi khuẩn hữu ích)

– Chế phẩm chiết xuất sinh học bao gồm những chế phẩm chiết xuất từ sinh vật như: chiết xuất Yucca, Beta-Glucan, Bokashi trầu, cỏ mực, tỏi,..

Các chủng vi sinh vật có trong chế phẩm sinh học bao gồm:

– Nhóm 1: Các loại vi sinh vật sống như vi khuẩn thuốc nhóm Bacillus, tactobacillus,.. thích hợp sử dụng trong ao và trộn với thức ăn giúp tôm tăng trưởng nhanh. Nhóm này có khả năng chịu nhiệt cao, thuận lợi trong quá trình chế biến thực ăn viên.

– Nhóm 2: Vi khuẩn Lactobacillus có khả năng phân giải bột đường thành axit hữu cơ, thích hợp sử dụng trong sản xuất thức ăn sống và nuôi ấu trùng làm thức ăn cho tôm giống. Nhóm này nhạy cảm với nhiệt độ cao

– Nhóm 3: Nitrobacter, Nitrosomonas là nhóm vi khuẩn hiếu khí, sử dụng có hiệu quả tiêu hao nhiều oxy trong ao. Đây là nhóm vi khuẩn có khả năng biến đổi các khí độc NH3 thành sản phẩm ít độc NO3 qua quá trình nitrate hóa. Được sử dụng phổ biến để xử lý nước ao nuôi và nền đáy ao.

Chế phẩm bao gồm các chủng Lactobacillus và Bacillus

Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy cơ chế hoạt động của các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học được diễn ra như sau:

– Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Chế phẩm có thể bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột, do vậy chúng tạo ra cơ chế bảo vệ chống lại mầm bệnh thông qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn.

– Tạo ra các hoạt chất ức chế: Chế phẩm sản sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh trên tôm.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Chế phẩm có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi, tăng cường khả năng chống chịu với môi trường.

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, chế phẩm phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã quá quen thuộc với bà con, chúng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi vụ nuôi, cụ thể:

1. Tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn mầm bệnh

Trước đây, do bà con sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh để ngăn chặn dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Chính điều đó đã gây ra nhiều vấn đề như: dư thừa kháng sinh, làm mất cân bằng các men tiêu hóa trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học là giải pháp tối ưu nhất trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi tôm nói riêng.

Bởi lẽ, chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi sinh vật đối kháng, có khả năng ức chế, ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Mặt khác, trong chế phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi có khả năng cạnh tranh vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy mà sử dụng chế phẩm sinh học có thể ngăn ngừa dịch bệnh một cách tốt nhất.

Tôm tăng trưởng nhanh nhờ sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ

Tôm tăng trưởng nhanh nhờ sử dụng chế phẩm định kỳ

2. Cải thiện hệ tiêu hóa

Chế phẩm sinh học có khả năng hạn chế vi khuẩn gây hại trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa của vật chủ và giúp chuyển hóa hiệu quả thức ăn, tăng cường sức đề kháng cho tôm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chế phẩm vi sinh là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hóa của vật nuôi.  Chúng sản xuất ra các enzyme ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin…

THAM KHẢO VIDEO TRỘN MEN VI SINH VỚI THỨC ĂN CHO TÔM

3. Phân hủy chất hữu cơ dư thừa, cải thiện chất lượng nước

Chế phẩm vi sinh còn giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi. Các vi sinh vật có lợi sẽ thực hiện chức năng phân hủy các chất hữu cơ và cặn bã dư thừa, nhờ vậy mà chất lượng nước được cải thiện, làm tăng số lượng của động vật phù du, giảm mùi hôi,…

Một số loại chế phẩm sinh học được dùng phổ biến trong nuôi tôm

Chế phẩm sinh học EM-Tom VS Gốc trong nuôi tôm

1. Chế phẩm vi sinh

EM-Tom VS Rhodo: Dòng Rhodopseudomonas hấp thu khí độc; Hạn chế tảo tàn. Phân hủy mùn bã hữu cơ; làm sạch đáy ao. Trộn vào thức ăn tăng cường vi sinh có lợi trong gan ruột, nông to đường ruột tôm; kích thích bắt mồi.

EM-Tom VS Gốc: Chế phẩm sinh học gồm nhiều loài vi sinh vật có lợi dùng để nhân EMC tươi. Làm sạch nước; Hấp thu khí độc; Phân hủy hữu cơ; Tăng cường vi sinh có lợi trong môi trường nước.

EM-Tom VS tươi: Chế phẩm sinh học gồm nhiều vi sinh vật có lợi dùng để gây màu nước, tăng cường vi sinh vật có lợi trong môi trường nước ao nuôi. Sản phẩm dùng được ngay, không cần ủ tăng sinh.

BacterGreen: Giảm khí độc – Xử lý môi trường nước và đáy ao hiệu quả

THAM KHẢO VIDEO Ủ MEN VI SINH CHO AO NUÔI TÔM

2. Chế phẩm chiết xuất sinh học

Vinalic: Acid hữu cơ kết hợp thảo dược, kiểm soát pH đường ruột, ngăn ngừa và phòng trị hội chứng phân trắng.

Yucca 100: Giảm khí độc NH3, cải thiện môi trường nước cải thiện môi trường nước. Cấp cứu tôm bị nổi đầu do khí độc.

GMix: Khoáng chất thiết yếu cho tôm – Ngăn ngừa cong thân, đục cơ.

Osmolite: Tối ưu khả năng hấp thụ khoáng – Giải pháp tốt nhất cho nuôi tôm độ mặn thấp.

Việc sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học là một việc cần thiết để khống chế vi khuẩn gây hại đồng thời làm giảm hàm lượng độc tố trong ao giúp môi trường ao nuôi ở trạng thái ổn định, chất lượng tốt, tôm sinh trưởng và phát triển nhanh tạo ra những con tôm thành phẩm có chất lượng, an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Liên hệ ngay số Hotline 090 107 1154 để được chuyên gia Dr.Tom hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng cho hiệu quả nhất.