Khái Niệm Căn Bản Của Đạo Phật
KHÁI
NIỆM CĂN
BẢN CỦA
ĐẠO PHẬT
:
GIÁO LÝ
DUYÊN KHỞI
Tiến sĩ
Alfred Bloom, Giáo sư
danh dự
ngành
Tôn Giáo
,
Đại học
Hawaii
Thích nữ
Tịnh Quang
chuyển ngữ
Với ngày giác ngộ của
Đức Phật và năm
mới sắp đến, suy nghĩ của chúng ta được phát khởi từ
khái niệm chủ yếu của Phật giáo và sự đóng góp của Phật giáo
cho tư
tưởng thế giới. Khái niệm chính của Phật giáo thường được
gọi chung là Duyên
khởi hoặc Duyên sinh. Hầu
hết người ta cho rằng Phật giáo như một tôn giáo.Tuy
nhiên, Phật
giáo có một truyền thống phát triển cao của tư tưởng triết học dựa trên
các nguyên tắc của
nhân và quả
(inga) và được biểu hiện trong nguyên lý Duyên
khởi..
Giáo lý này xuất hiện trong đầu khi tôi đọc một cuộc đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Vị
Viện trưởng của tu viện Nishi Hongwanji-Koshin Ohtani trong một sự
kiện gần đây của tạp
chí Shunju Bungei (1-2008).
Trong cuộc đối thoại
này, vấn đề của Tánh Không cũng là một khái niệm rất quan trọng
trong Phật giáo Đại thừa đã đưa ra. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng
Tánh Không được dựa theo
nguyên tắc của Duyên khởi. Koshin Ohtani đã trình
bày quan điểm Đông
Á về Tánh Không như là một nhận thức kinh nghiệm, đạt được xuyên qua việc
thực hành thiền định trong
Zen hoặc các
truyền thống khác. Đây là kinh
nghiệm bản
thể Không có đối đãi. Có lẽ chúng
ta có thể phân
biệt các quan điểm hợp lý trong sự tương phản với thần bí. Trong khi
nhiều người có thể không dễ dàng trải nghiệm trong tính không nhị
nguyên, họ có thể hiểu được cơ sở hợp lý của Tánh
Không và xuyên qua sự
phản ánh nhận thức có ý nghĩa và tầm quan trọng hiện thời của nó đối với cuộc sống của chúng ta.
Tánh Không của sự vật được
trình bày bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập đến sự nhận
thức rằng tất cả mọi thứ trong thế giới của chúng ta
là duyên hợp. Muôn sự có thể được phân tích thành nhiều thành phần mà nó làm nên. Xe
Ô tô được
làm từ các bộ phận khác nhau,
bánh xe, động cơ v.v. Ví dụ, động cơ có thể được phân tích tiếp với các bộ phận của nó và các
kim loại đã làm ra nó. Các kim loại có thể được
chia nhỏ với các yếu tố, nguyên tử, sau đó là neutron và proton
hoặc những tiền tố nằm bên dưới thế giới quan sát của chúng
ta. Cuối cùng tâm hoạt động với một
sự bí ẩn khi chúng ta không thể thâm nhập vào tính nguồn vũ trụ của thế giới kinh
nghiệm.
Tuy nhiên, kết luận của Phật giáo
là không có gì sở
hữu tự bản chất tối thiểu của chính nó, nhưng
tất cả mọi
thứ phụ thuộc vào những
cái khác cho sự tồn tại của
nó. Vì vậy, tất cả mọi thứ là trống rỗng, sự trống rỗng của thực thể nội tại và giá trị nội tại; tất cả sự tồn tại là
quan hệ. Thực thể cuối cùng của
tất cả sự vật đó là không
thể diễn đạt và bất tư nghì, do đó trống rỗng. Tất
cả sự phát sinh xuyên
qua
sự hợp tác của nhiều nguyên nhân và điều kiện. Sự hiểu biết về các nguyên tắc Duyên khởi có cả ý nghĩa tôn giáo và triết học. Cho dù người ta quan sát tiến trình từ quan điểm logic hoặc kinh
nghiệm,
cả hai đều nhắm đến sự chuyển đổi
đối với quan điểm của một người về thế giới và cuộc sống.
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn
bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con người và thế giới.
Về mặt tích cực của Phật giáo Đại thừa, lý Duyên khởi làm
căn bản cho giáo lý thuyên chuyển công đức , theo đây mỗi người
chia xẻ lợi
ích của hành động tốt với
những người khác. Học thuyết về
nghiệp có nghĩa là thái độ hoặc hành động và giải thích tình
trạng của chúng ta trong cuộc đời này, trong
khi lý Duyên sinh thúc đẩy mọi người làm việc
tốt để có được công đức để đạt được cuộc
sống tốt hơn cho bản
thân và những người khác trong tương lai, trong tiến trình luân
chuyển. Giáo pháp này được phản ánh trong câu chuyện của Bồ tát Dharmakara (Hozo-PhápTạng) trong truyền thống Tịnh
Độ. Những
lời nguyện của Ngài nhằm xây dựng một cõi
Tịnh Độ nơi
mà tất cả chúng sinh có thể đạt được giác ngộ với sự thể hiện các nguyên tắc của sự tương duyên. Mỗi lời nguyện chỉ ra mối
quan hệ của tuệ giác Bồ tát (Bodhisattava) với
sự đạt được giác ngộ bởi tất cả chúng
sinh. Ngài không thể đạt được nó trừ khi chúng sinh đạt được nó cùng với ngài. Tất cả chúng ta đều có sự liên đới lẫn
nhau.
Phương pháp triết học với giáo pháp Duyên khởi còn được gọi là 12 mắc xích liên kết nhân quả. Những mắc xích này phân tích sự tồn tại của con người hoặc muôn loài như là kết quả của một quá trình bằng 12 khía
cạnh, mô tả
sự hình thành của một cuộc sống hoặc có
thể quan sát một cuộc sống thông qua ba lần
sinh. Quan điểm này rất là
quan trọng bởi vì nó cung cấp
một sự hiểu biết của tiến trình sống
và tái sinh hay luân
chuyển, cung cấp nền
móng cho các giá trị và sự quyết định bằng sự hiểu biết các điều kiện khác nhau
liên quan đến mạch nguồn sự sống.
Những mắc xích làm nhân duyên là: 1) Vô minh-ngu
dốt: là sự
mù lòa căn bản đối
với sự thật của tự thân và tình trạng cuộc sống. Đó là một sự thiếu hiểu biết mà hôm nay chúng ta gọi là
“sự từ chối”. 2)
Hành: hành động ý
chí bao gồm các sự thúc đẩy và động cơ phát
sinh của chúng ta từ sự
ngu dốt của chúng ta trong các hình thái hận thù, tham lam, thành kiến … 3)
Thức: nhận thức, bao gồm cả vô thức hoặc tổng
thể của sự nhận thức về các sự vật.
Xuyên qua nhiều sự ảnh hưởng hay những hạt giống
được
lưu trữ ở đây mà chúng ta phát triển các xu hướng
tốt hoặc xấu. 4)
Danh và Sắc: Tên và hình thể là các
khía cạnh tinh thần và thể chất của chúng ta. Đó là, cơ thể vật lý và tính cách hoặc
tính
đồng nhất. 5)
Lục nhập: sáu năng
lực của giác quan:
tâm và năm giác quan vật lý. 6) Xúc: Sự liên hệ xuyên
qua các giác quan với các đối tượng. 7)
Thọ: Cảm giác hoặc nhận
thức và kinh nghiệm đối với mọi điều. 8)
Ái: là tham muốn, bắt nguồn từ cảm
giác của chúng ta, vì
kinh nghiệm lặp đi lặp lại chẳng hạn như chúng ta không có
thể chỉ ăn một khoanh mỏng của khoai tây. 9) Thủ: bám hoặc nắm bắt và dính
chặt. Chúng ta không thể
buông bỏ. 10) Hữu:Trở thành là ước muốn sâu xa cho
cuộc sống, phản chiếu trong những sự phấn đấu của chúng ta bằng
việc tự bảo tồn. 11) Sinh: Sự
sinh ra hoặc tái sinh. 12)
Lão tử: Tuổi
già (Decay) và cái chết, quá trình bắt đầu lúc mới
sinh và trở nên rõ ràng hơn như thời gian-vô thường-sự tiếp tục.
Theo tiến trình này, chúng ta bị ảnh hưởng bởi
những
ảo giác và sự thiếu hiểu biết cơ bản và
do vậy chúng ta mù lòa đối với thực tại đích thực.
Đó là chúng ta không thể nhìn thấy sự vật như chúng thực sự là. Chúng ta biết rằng các giác quan của chúng ta có thể bị
lừa gạt như trong ảo giác quang học.
Kết quả là, chúng ta phát triển những cảm giác sâu sắc của
tham lam, hận thù và thành kiến, bản chất ích
kỷ căn bản của
chúng ta. Xuyên qua ý
thức nằm dưới và các hoạt động của
tâm chúng ta và các
giác quan của chúng ta, chúng ta thể hiện hành động trên thế giới,
tạo ra khổ đau hay tốt
đẹp. Chúng ta bám vào những điều mà chúng ta nghĩ
rằng có
lợi ích cho cái tôi của
chúng ta hoặc bảo vệ nó. Do đó, chúng ta khởi
tưởng một sự tham muốn sâu xa để tiếp tục cuộc sống
của chúng ta (trở thành). Nghiệp được tạo ra thông qua quá trình này
dẫn đến sự tái sinh kế tiếp và chu kỳ của
sinh-lão
và tử. Tất cả chúng sinh trải
qua tiến trình này cho đến khi họ
tìm đường ra khỏi bánh xe luân chuyển hoặc con sông của
sinh và tử, được gọi là vòng luân hồi trong giáo lý Phật giáo.
Giáo lý về Mười hai nhân duyên thúc đẩy
sự nỗ
lực tìm kiếm cho sự giác ngộ để nhận ra sự giải
phóng từ tiến trình này. Việc phân chia thành ba
đời sống: quá
khứ, hiện tại và tương lai biểu lộ rằng sự nô lệ tinh
thần của chúng ta tiếp tục tái
sinh trong quan điểm của Phật
giáo về luân hồi. Trong sự giảng dạy truyền thống, vòng luân chuyển không kết thúc với ba chu kỳ.
Thay vào đó, nếu tình dục và sự thiếu hiểu biết của chúng ta chi phối tính chất của chúng ta trong cuộc sống thì tiến trình đau
khổ tiếp tục. Sự
đa dạng của các truyền thống Phật
giáo đã cung cấp các đạo lộ để giúp chúng ta vượt qua tiến trình này và trở thành giác
ngộ, đạt được niết bàn hay Phật tánh.
Nó cũng đưa ra một sự
nhận thức thúc
đẩy cuộc sống cá nhân của chúng ta. Phật giáo dạy rằng đó là một
sự kiện hy
hữu khi được sinh ra làm một con
người có được khả năng quyết định và
thực hành giáo
lý và đi
đến giải thoát. Phương
hướng triết học của giáo lý tập trung sự chú ý rằng
không có gì có giá trị trong
và của chính nó. Tất cả mọi thứ là ghép hợp và
là vô thường. Tất cả mọi thứ đều trải qua một quá trình thay đổi, rõ ràng
nhất trong
cuộc sống của chính
chúng ta. Bởi vì mọi thứ đã không có giá trị thiết yếu, sự mong muốn và bám víu của chúng ta
gây cho chúng ta nhiều
đau đớn khi
chúng ta gặp phải một cái gì đó mà chúng ta không thích hoặc mất một cái gì đó chúng ta quí báu. Sự hiểu biết về bản chất thay đổi sẽ hỗ trợ chúng ta trong việc xây dựng đời sống tinh thần.
Một cách triết lý hơn, học
thuyết này biểu hiện Tính không hay bản
chất rỗng tuếch của tất cả mọi thứ. Học thuyết này áp
dụng đối với lịch sử hoặc
tự nhiên, nó
chỉ ra rằng tất cả chúng ta
là duyên sanh, là những con người thuộc về lịch sử, cũng như các nền văn hóa và văn minh
của chúng ta, chúng nó không phải là tuyệt đối có giá trị và được
duy trì nếu không có óc phê bình. Trong sự kết nối với
thiên nhiên, Phật giáo là tương thích với khoa học, bởi vì nó hiểu được nguyên
tắc nhân quả và bản chất phát triển của sự vật.
Tất cả sự thực là một dòng chảy
có năng lượng cần
thiết xuyên qua tiền tố nhỏ nhất, hoặc làn sóng trong sự phân giải của
vi mô khoa học, hay sự tiến hóa của sự sống và sự
nới rộng của vũ trụ trong
thế giới vĩ mô.
Trong đời sống xã hội, nguyên tắc này nhấn mạnh tính chất phụ thuộc
lẫn nhau của quan hệ xã hội
cũng như sự bổ sung đối với tất cả cuộc sống và sự việc thực tế. Ở
Trung Quốc, biểu tượng Âm và Dương của Đạo Lão cũng thể hiện nguyên tắc này. Với sự bổ sung của
Âm và Dương, Dương cũng có trong Âm và Âm
cũng ở trong Dương, được
hiển thị bằng
một dấu chấm nhỏ trong
các lĩnh vực tương ứng. Các
hình thức vòng tròn cho thấy phía này chảy vào phía khác, tạo
ra nhiều sự
biến chuyển đối với thực tế.
Sự tương duyên cũng cho thấy sự hỗ tương cần thiết cho quan hệ con người hiệu có quả và
tích cực. Tất cả chúng ta được kết nối với nhau.
Giáo
lý Phật giáo cung cấp một nền tảng cho cuộc sống và cộng đồng xã hội, kết nối quá khứ,
hiện tại và tương lai. Tiến trình này bao
hàm sự tôn kính tổ tiên cũng
như sự quan tâm cho các thế hệ tương lai.
Hình tướng và sự
hiểu biết về Duyên khởi sẽ đưa đến việc thu
nhỏ những sự méo mó của
chủ nghĩa cá nhân hung hãn và quan
điểm cạnh tranh hống hách của chúng ta trong xã hội phương Tây. Nó
cũng sẽ vượt qua hình ảnh xung đột đã định
hình xã hội phương Tây, chúng ta phải có một kẻ thù và luôn luôn có chiến thắng. Học thuyết Nhị nguyên của văn hóa
phương Tây, thiện và ác, xác thịt và linh
hồn là tự chuốc lấy thất bại cuối cùng.
Tựu trung, tầm quan trọng của giáo lý Duyên khởi có thể được nhìn thấy trong các lĩnh vực khác nhau của
sự
ứng dụng,
tôn giáo, hay triết học. Nó là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh đã viết:
“Tất cả các giáo lý của Phật giáo
là dựa trên lý Duyên khởi, Nếu một
sự giảng dạy không phù hợp với nguyên tắc Duyên
khởi, nó không phải là lời dạy của Đức
Phật “(Thích Nhat Hanh: “The Heart of the Buddha’s Teaching-The Two
Truths.”)
Theo http://www.shindharmanet.com/writings/centralconcept.htm