Khái niệm bảo vệ rừng là gì? Vì sao chúng ta cần bảo vệ rừng?
5/5 – (12 bình chọn)
Bạn có biết rằng rừng được mệnh danh là lá phổi của môi trường? Chúng là một nhà máy sản xuất oxy và nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng khác. Con người không thể sống mà không có phổi, tương tự, môi trường cũng sẽ không tồn tại nếu không có rừng.
Tuy nhiên, những tác động của con người đã dẫn đến việc mất khoảng 40% rừng trên thế giới. Và việc bảo vệ, phục hồi rừng chưa bao giờ cấp bách hơn thế.
Khái niệm bảo vệ rừng là gì?
Bảo vệ rừng được hiểu là việc giữ gìn, bảo tồn rừng, phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát các tác nhân gây hại cho rừng do tự nhiên hoặc do con người gây ra như: cháy rừng, nạn phá rừng, trái đất nóng lên…
Việc bảo tồn tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho sự cân bằng hệ sinh thái của chúng ta.
Vì sao cần bảo vệ rừng?
Rừng tạo ra oxy:
Cây cối là cỗ máy tái chế của tự nhiên, chúng hút carbon dioxide và biến đổi nó thành oxy . Trung bình, hai cây trưởng thành sản xuất đủ oxy cho một gia đình bốn người mỗi năm. Nếu chúng ta không bảo vệ rừng nghĩa là chúng ta đang gây nguy hiểm cho cuộc sống của chính mình và cuộc sống của tất cả mọi sinh vật cần oxy để tồn tại.
Rừng lọc không khí và giảm ô nhiễm:
Cây xanh không chỉ tạo ra oxy từ carbon dioxide, chúng còn là một bộ lọc không khí tự nhiên. Chúng loại bỏ các chất ô nhiễm không khí như carbon monoxide, nitrogen dioxide và sulfur dioxide, cây còn hấp thụ tất cả các loại khí và bụi. Bảo vệ rừng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm không khí trên khắp thế giới.
Rừng cung cấp nguồn lương thực dồi dào:
Bên cạnh các loại hạt, quả mọng, trái cây, nấm, rau… mà con người ăn, rừng còn cung cấp thức cho cho rất nhiều loại động vật mà chúng ta sử dụng để làm thực phẩm . Nếu không có rừng, những loài động vật này sẽ chết dẫn đến nguồn thực phẩm của con người cũng bị hạn chế.
Rừng giúp giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu:
Điôxít cacbon là một trong những chất khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu. Cây cối làm giảm lượng khí thải vào khí quyển. Rừng làm mát môi trường xung quanh chúng ta, ở các thành phố khí hậu có xu hướng nóng hơn ở những khu vực nông thôn nhiều cây cối. Mặt khác, phá rừng chiếm 15% tổng lượng khí thải nhà kính.
Rừng là một phần quan trọng của chu trình nước:
Với bộ rễ của mình, cây cối hút nước từ đất và giải phóng trở lại bầu khí quyển. Rừng đóng vai trò đặc biệt lớn giúp ổn định khí hậu và có thể kích hoạt mưa, điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở những khu vực dễ bị hạn hán. Các lưu vực rừng cũng cung cấp nước sạch, hoạt động như một hệ thống thu gom, lọc và lưu trữ nước tự nhiên.
Rừng bảo vệ cây trồng khỏi gió:
Gió mạnh có thể phá hủy mùa màng, khi gió liên tục làm cho thực vật mất nhiều nước hơn do bốc hơi. Ở một số khu vực nhất định, bụi và mảnh vụn do gió thổi xung quanh cũng có thể làm hại cây trồng. Cây cối có thể chặn những cơn gió nguy hiểm này và bảo vệ cây trồng hiệu quả.
Rừng chống xói mòn đất:
Xói mòn đất gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm mất đi đất đai màu mỡ, làm gia tăng ô nhiễm nước và gây hại cho quần thể động vật. Lũ lụt, bão bụi và lở đất cũng thường xảy ra ở những khu vực có độ xói mòn đất cao. Cây cối làm giảm xói mòn đất bằng hệ thống rễ. Lá và cành cây rụng cũng giúp giữ lượng mưa hiệu quả.
Rừng cung cấp thuốc:
Con người biết rằng rừng có khả năng chữa bệnh, có một số loại cây được biết đến với đặc tính chữa bệnh hiệu quả. Vì vậy, chúng được sử dụng để tạo nên những loại thuốc quý.
Rừng hỗ trợ đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học rất quan trọng đối với sức khỏe của hành tinh chúng ta. Khi các loài bị đe dọa và tuyệt chủng, nó sẽ phá vỡ hệ sinh thái. Điều này tạo ra một phản ứng dây chuyền khiến cuộc sống của mọi sinh vật, bao gồm cả con người trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Rừng cung cấp môi trường hoàn hảo cho nhiều loại sinh vật và rừng chiếm 80% tổng số đa dạng sinh học trên cạn của thế giới.
Con người sống dựa vào rừng:
Hơn 1,5 tỷ người phụ thuộc vào tài nguyên rừng để kiếm sống. Những nguồn tài nguyên này là các loại thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men, nơi ở, v.v.
Các cách bảo tồn rừng
- Kiểm soát nạn phá rừng:
Mặc dù không thể tránh khỏi hoàn toàn nạn phá rừng, nhưng chúng ta phải tìm cách kiểm soát chúng hiệu quả. Những cây non và chưa trưởng thành không nên chặt phá, tránh nạn phá rừng thương mại quy mô lớn….
- Chống cháy rừng:
Cháy rừng là nguyên nhân gây mất rừng và chết người phổ biến nhất. Chúng có thể bắt đầu do nguyên nhân tự nhiên hoặc có thể là tai nạn do con người gây ra hoặc thậm chí cố ý trong một số trường hợp. Một khi đám cháy lan trong rừng thì rất khó kiểm soát, các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện cho các sự cố như vậy. Làm đường dẫn lửa, rải hóa chất để khống chế đám cháy, dọn sạch lá khô và cây cối…
- Trồng rừng:
Tăng độ che phủ của rừng bằng cách trồng cây, đó là một nỗ lực nhằm lấy lại cân bằng hệ sinh thái của chúng ta nhằm giảm thiểu tác động của việc phá rừng và ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện canh tác hợp lý:
Đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc quá mức, nông nghiệp du canh đều là những phương thức canh tác có hại cho môi trường và đặc biệt là rừng. Chúng ta phải kiểm soát tất cả các hoạt động này.
Trên đây là khái niệm, phương pháp bảo vệ rừng và tầm quan trọng của rừng đối với tự nhiên và con người. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu và góp phần bảo vệ rừng cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Theo: Tuka
Xin chào các bạn! Tôi là người có sở thích bảo vệ môi trường, tháng 9 – 2010 tốt nghiệp Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Từ đó tôi theo đuổi đam mê của mình, thành lập công ty TNHH Thông Hút Bể Phốt Việt Nam, chuyên thông tắc cống, thông tắc bồn cầu, thông tắc chậu rửa bát, hút bể phốt… Những gì tôi chia sẻ trên blog này đều chính xác, có căn cứ.