Khái niệm, bản chất, vai trò của công chứng ở Việt Nam – pháp luật hiện hành và định hướng hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới

Tóm tắt: Công chứng được hiểu là việc bảo đảm tính xác thực và hợp pháp của các giao dịch. Sự hình thành của dịch vụ công chứng ở Việt Nam gắn liền với các nỗ lực hoàn thiện chế độ pháp lý về bằng chứng của giao dịch, nghĩa là cũng theo đúng logic hình thành và phát triển công chứng ở các nước. Theo thời gian, hệ thống công chứng Việt Nam dần được hoàn thiện cả về tổ chức và hoạt động, vừa tiệm cận các mô hình công chứng tiên tiến, vừa giữ được bản sắc riêng của công chứng Việt Nam. Tuy nhiên, một loạt các vướng mắc gắn với tính đặc thù của mô hình công chứng Việt Nam cũng được đặt ra đối với người làm luật. Có những vướng mắc kéo dài đến nay vẫn gây khó khăn cho hoạt động công chứng. Để hoàn thiện khung pháp lý theo tiêu chí bảo đảm tính hợp pháp và an toàn của giao dịch cũng như sự an toàn cho công chứng viên, cần tham khảo mô hình công chứng ở các nước tiền tiến, đặc biệt là mô hình công chứng latinh và nhất là mô hình công chứng của Pháp.     

Từ khoá: Công chứng, công chứng viên, tính công chính, văn bản công chứng.  

Abstract: Notarization is held to ensure the exactitude and the lawfulness of transcation. The development of notarial service in Vietnam results from the efforts of improvement of the legal framework of transaction evidence, like in other countries. The notarial system in Vietnam has been constantly consolidated in terms of organization and operation. However, number of technical problems have negatively affected the development of notary practice. In the perspective of improvement of the legal framework of notarial service, it is indispensable to study the models of notarial service developed in advanced countries, especially the French model.     

Keywords:Notarization; notary; authenticity; notarial deed.