KHÁI LUẬN Chung VỀ LUẬT QUỐC TẾ – KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ A. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC – Studocu

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ

A. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT QUỐC TẾ:

I. Khái niệm:
1. Sự hình thành luật quốc tế:
 Sự hình thành các nhà nước và pháp luật => Sự xuất hiện các quan hệ giữa
các nhà nước ở những khu vực khác nhau => Sự xuất hiện các mối quan hệ
hợp tác giữa các quốc gia vì nhu cầu khách quan của sự tồn tại phát triển của
từng quốc gia.
 CPQT ra đời do nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nhà nước với
nhau.
 Luật quốc tế hiện đại ra đời năm 1945 vì có sự xuất hiện của Hiến chương
Liên hợp quốc năm 1945.
2. Khái niệm luật quốc tế:
 Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập, bao gồm tổng thể các
nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do chính các chủ thể của LQT thỏa
thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm điều chỉnh mối
quan hệ giữa các chủ thể LQT với nhau và được đảm bảo thực hiện bởi
chính các chủ thể đó.

II. Đặc điểm của luật quốc tế:
1. Về trình tự xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế:
 Trong luật quốc tế không tồn tại cơ quan lập pháp như luật quốc gia.
 Việc hình thành nên LQT dựa trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện giữa các
chủ thể của LQT, bằng hình thức
 Ký kết các điều ước quốc tế
 Công nhận các tập quán quốc tế.
 Các quy phạm pháp luật QT không chia về thứ bậc giá trị pháp lý như luật
quốc gia.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế:
 Là những mối quan hệ xã hội phát sinh trên nhiều lĩnh vực giữa các chủ thể
của LQT.
3. Chủ thể của Luật quốc tế: ⇒ Đặc trưng cơ bản để phân biệt luật quốc tế
và luật quốc gia. (Có bài riêng)
 Là những thực thể độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế, có đầy đủ
quyền, nghĩa vụ và gánh chịu các trách nhiệm pháp lý do hành vi của chính
chủ thể thực hiện.
 Lưu ý: Không bao gồm cá nhân và pháp nhân.
a. Quốc gia:
 Theo Điều 1 Công ước Montevideo ngày 26/12/1933, một quốc gia phải hội
tụ đủ các yếu tố sau:

 Có dân cư ổn định
 Có lãnh thổ xác định
 Có chính phủ hữu hiệu (thực sự)
 Có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Vì sao nói Quốc gia là chủ thể quan trọng nhất của LQT?
 Quốc gia là chủ thể bắt nguồn cho sự hình thành của Luật quốc tế
 Quốc gia là chủ thể đảm bảo thi hành luật quốc tế.
 Quốc gia là chủ thể hoàn thiện để LQT ngày càng tiến bộ.
Đài Loan có phải là một quốc gia không?
 Đài Loan không phải là một quốc gia vì Đài Loan không có lãnh thổ
xác định. Lãnh thổ của Đài Loan là của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa.
 Nhưng Đài Loan vẫn tham gia vào các quan hệ quốc tế với tư cách là
một thực thể đặc biệt.
Vấn đề công nhận trong Luật quốc tế:
 Khái niệm và bản chất pháp lý của công nhận trong LQT:
 Là một hành vi chính trị – pháp lý
 Thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới hoặc một đại diện hợp
pháp của quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
 Thông qua hành vi này, thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ với
thành viên mới.
 Các thể loại công nhận:
 Công nhận quốc gia mới:
 Công nhận được đặt ra khi có sự xuất hiện quốc gia mới.
 Quốc gia mới xuất hiện không phụ thuộc vào bất cứ sự công
nhận nào.
 Quốc gia mới được thành lập bằng nhiều cách khác nhau
 Công nhận quốc gia mới bao gồm công nhận chính phủ quốc
gia đó.
 Công nhận chính phủ mới:
 Khi có chính phủ lên cầm quyền không theo quy định pháp luật
của chính quốc gia đó
 Công nhận chính phủ mới nghĩa là công nhận người đại diện
hợp pháp cho quốc gia đó trong quan hệ quốc tế chứ không phải
là công nhận một chủ thể mới của LQT.
 Nguyên tắc hữu hiệu để công nhận một chính phủ mới:
o CP mới có đủ năng lực để duy trì và thể hiện quyền lực
quốc gia trong một thời gian dài.

 Dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể LQT, có thể là thỏa thuận trước hoặc
thỏa thuận sau.
 Dựa trên sự cưỡng chế cá thể hoặc tập thể:
 Cưỡng chế cá thể là sự cưỡng chế của chủ thể bị vi phạm đối với chủ
thể vi phạm.
 Cưỡng chế tập thể là sự cưỡng chế của một nhóm các quốc gia hay
các cộng đồng quốc tế với quốc gia vi phạm (quân sự hoặc thương
mại)

III. Vai trò của luật quốc tế:
 Công cụ bảo vệ lợi ích của các chủ thể luật quốc tế.
 Nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế.
 Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nền văn minh nhân loại,
thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
 Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh
tế quốc tế.

B. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ:

I. Khái niệm:
 Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quan điểm, tư tưởng chính
trị pháp lý cơ bản, có tính chất chỉ đạo, bao trùm và là cơ sở để xây dựng và
thi hành luật quốc tế, có giá trị bắt buộc chung chung đối với các các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
 Cơ sở pháp lý: Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố 1970…
II. Đặc điểm:
 Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất, có tính bắt buộc chung.
 Là những quy phạm mang tính chất phổ biến.
 Có tính kế thừa khoa học
 Không xuất hiện liền một lúc với nhau mà được hình thành dần trong từng
giai đoạn phát triển của LQT.
 Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
**III. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế:

  1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.**
     “Chủ quyền” là quyền tự quyết của quốc gia đối với vấn đề đối nội và đối
    ngoại.
     Các quốc gia có địa vị pháp lý ngang nhau trong quan hệ quốc tế, bình đẳng
    về quyền về nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ quốc tế.
    2. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực.
     “Vũ lực” là sức mạnh vũ trang hoặc sử sử dụng các biện pháp kinh tế chính
    trị để dẫn tới việc sử dụng sức mạnh vũ trang.
     “Đe dọa dùng vũ lực” là hành động dùng lực lượng vũ trang không nhằm tấn
    công xâm lược nhưng để gây sức ép, đe dọa quốc gia khác như tập trung
    quân đội (hải, lục, không quân) với số lượng lớn ở biên giới giáp với các
    quốc gia khác; tập trận ở biên giới nhằm biểu dương lực lượng đe dọa quốc
    gia láng giềng; gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác…
     “Xâm lược” là việc một nước dùng lực lượng vũ trang trước tiên để xâm
    phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của một nước khác,
    hoặc dùng một biện pháp không phù hợp với Hiến chương LHQ, như đã
    được nêu trong định nghĩa này để đạt được mục đích nói trên.
     Nội dung:
     Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc dùng lực lượng vũ trang vượt
    qua biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác
     Cấm cho quân vượt qua giới tuyến quốc tế, trong đó có giới tuyến
    ngừng bắn hoặc giới tuyến hòa giải.
     Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực
     Không cho phép các quốc gia khác dùng lãnh thổ của mình để tiến
    hành xâm lược chống nước thứ ba.

 Nếu có xung đột vũ trang hoặc xung đột kéo dài có khả năng dẫn đến
xung đột vũ trang tại quốc gia nào đó thì Hội đồng bảo an có quyền
can thiệp (Điều 39 Hiến chương LHQ) bằng các biện pháp:
 Cấm vận (Điều 41 Hiến chương LHQ)
 Can thiệp quân sự (Điều 42 Hiến chương LHQ)
 Trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền (tội ác
diệt chủng, tội ác chiến tranh, giết người hàng loạt…) tại quốc gia nào
đó thì HĐBA có quyền can thiệp bằng cách:
 Cấm vận (Điều 41 Hiến chương LHQ)
 Can thiệp quân sự (Điều 42 Hiến chương LHQ)
 Thành lập tòa hình sự đặc biệt để xét xử công dân quốc gia đó
 Quốc gia đó không thể hay không muốn kiểm soát vụ việc, lúc này
Nghị quyết can thiệp phải được thông qua Hội đồng bảo an LHQ
(khoản 3 Điều 27 Hiến chương)
5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau.
5. Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
5. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế. (Pacta sunt
servanda)

 Khoản 2 Điều 2 Hiến chương LHQ.
 Mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, đầy đủ và thiện
chí
các nghĩa vụ mà mình đã cam kết, đó là:
 Các nghĩa vụ phát sinh là Hiến chương LHQ.
 Các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc cơ bản của LQT.
 Các nghĩa vụ phát sinh từ các ĐƯQT mà quốc gia là thành viên.
 Các quốc gia không được viện dẫn những lý do không chính đáng để từ chối
thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
 Ý nghĩa:
 Là cơ sở để xây dựng các quy phạm pháp luật của các quốc gia
 Là cơ sở để thực hiện các quan hệ pháp luật quốc tế
 Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế
 Là quy phạm của LQT mang tính chủ đạo
Ngoại lệ:
 Điều ước quốc tế được ký kết vi phạm những quy định của pháp luật
quốc gia của các quốc gia tham gia về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
 Nội dung của điều ước trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến
chương Liên hợp quốc hoặc những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc
tế.
 Điều ước quốc tế được ký kết không trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ.

 Khi những điều kiện để thi hành cam kết quốc tế đã thay đổi một cách
cơ bản (rebus sic stantibus) (thường là sự thay đổi về chính trị)
 Khi một bên không thực hiện nghĩa vụ điều ước của mình
 Khi xảy ra chiến tranh (trừ các cam kết về lãnh thổ quốc gia, biên giới
giới quốc gia…)

C. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA:
1. Thuyết nhất nguyên luận:
 Xem luật quốc tế và luật quốc gia là cùng một hệ thống pháp luật:
 Ưu tiên luật quốc gia, xem luật quốc tế là một bộ phận của luật quốc
gia.
 Ưu tiên luật quốc tế, trong luật quốc tế là luật quốc gia.
2. Thuyết nhị nguyên luận:
 Đây là hai hệ thống pháp luật độc lập, song song tồn tại và cùng phát triển,
nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.
3. Nội dung mối quan hệ:
 Ảnh hưởng của pháp luật quốc gia đối với LQT:
 Mang tính xuất phát điểm, luật quốc gia ảnh hưởng ảnh hưởng quyết
định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế.
 Luật quốc gia chi phối và thể hiện nội dung của luật quốc tế.
 Luật quốc gia là phương tiện thực hiện luật quốc tế.
 Ảnh hưởng của LQT đối với pháp luật quốc gia:
 LQT ảnh hưởng ngược trở lại làm cho PL quốc gia phát triển theo
chiều hướng tiến bộ hơn.
 Trường hợp PL quốc gia quy định khác LQT thì áp dụng LQT.