Khả năng chống vào nước của đồng hồ đeo tay
Khả năng chống vào nước của đồng hồ được phát minh từ những bậc thầy về đồng hồ tốt Thụy Sỹ. Những năm 60 của thế kỉ trước người ta đã tranh luận về thuật ngữ “ Waterproof” ( không thấm nước). Người ta cho rằng thuật ngữ “ không thấm nước” là đánh lừa người tiêu dùng. Sau đó, Ủy ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “ Water- Resistant”(chống vào nước) và được sử dụng cho đến ngày nay. Mọi sự kiểm tra sản phẩm ban đầu đều được tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn vì vậy khi đưa ra thực tế kết quả sẽ rất khác. Điều đó chứng tỏ rằng đồng hồ không thể chống nước một cách tuyệt đối.
Nguyên nhân đồng hồ bị vào nước
- Do va đập : Tác động của ngoại lực gây nên cho chiếc đồng hồ của bạ có thể sẽ khiến cho các chi tiết không còn trở nên gắn kết với nhau nữa.
- Ấn chốt khi tiếp xúc với nước: Vô tình hay cố ý ấn chốt đều bị vào nước. Nếu vô tình ấn nút trong lúc tiếp xúc với nước thì dù chỉ tích tắc cũng bị vào nước. Mang đồng hồ đi tắm rất dễ ấn chốt khi cọ rửa cơ thể.
- Tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa: Mang đồng hồ đi tắm hay rửa chén…sẽ làm cho xà phòng, bụi bẩn và tế bào chết len lỏi vào các kẽ hở. Chúng tiếp xúc với vòng ron và vòng cao su làm cho dây cao su mục nát và giãn nở dần đi.
- Tiếp xúc với môi trường muối: Muối có trong nước biển và mồ hôi của chúng ta. Khi tiếp xúc với chốt đồng hồ trong thời gian dài sẽ gây ra kẽ hở nên dễ vào nước.
- Tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao: Những môi trường có nhiệt độ cao sẽ không tốt cho chiếc đồng hồ của bạn. Cụ thê là trong điều kiện thời tiết nóng nực ngày hè hay rửa tay, tắm giặt bằng nước nóng mùa đông. Điều này sẽ là cho dây cao su giãn nở nhanh và gây ảnh hưởng đến các chi tiết máy dễ gây ra hư hại cho chiếc đồng hồ của bạn.
Đơn vị đo chỉ số chống vô nước của đồng hồ thường được in trên mặt số hoặc khắc vào mặt sau của đồng hồ. Tùy theo các vùng, lãnh thổ, hãng sản xuất có ký hiệu khác nhau. Các ký hiệu chúng ta thường gặp nhất là BAR, ATM (chỉ áp suất nước mà đồng hồ có thể chịu đựng được) hoặc M “mét” chỉ độ sâu dưới nước. Mỗi BAR hay ATM tương đương 10m ở độ sâu dưới mặt nước. Dưới đây là những thông số chống vào nước cơ bản của hầu hết các loại đồng hồ đeo tay :
– 30M, 3ATM, 3BAR (hoặc chỉ ghi là Water Resistant) – Chỉ chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa.
– 50M, 5ATM, 5BAR – Được sử dụng trong bơi lội, lặn sông nước (không sử dụng được trong lặn biển, chơi thể thao mạnh dưới nước…)
– 100M, 10 ATM, 10BAR – Được sử dụng trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, không được sử dụng khi chơi thể thao mạnh dưới nước…
Mức độ chịu nước của đồng hồ :
Đồng hồ càng mỏng càng dễ vào nước. Bởi vì chiếc đồng hồ càng mỏng thì ron mặt sau và ron cốt rất mỏng nên dễ bị vào nước. Trường hợp này thường gặp cho dù là các đồng hồ đắt tiền có giá vài chục triệu. nghe qua rất vô lý nhưng đó là sự thật, người bán cũng rất “oải” bán các loại đồng hồ này vì phải mang về hãng bảo hành và sự khó chịu từ khác hàng. Có nhiều trường hợp không sửa chữa được vì máy đã gỉ sét. Nhiều khách hàng thắc mắc “chiếc đồng hồ tôi mua vài chục triệu mà tắm bị vào nước. Nhưng đó là sự thật!.
– Đồng hồ siêu mỏng – Chịu nước kém
– Đồng hồ mỏng (máy mỏng, pin mỏng) – Chịu nước trung bình
– Đồng hồ nữ kiểu lắc – Chịu nước kém hoặc trung bình (3ATM).
– Đồng hồ lắp dây da – Thường chịu nước ở mức trung bình.
– Đồng hồ thể thao, đồng hồ Chronograph – Thường chống nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một vài loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất trong khi lặn.
– Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy chống nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản (khi thay đổi gioăng sẽ bị kém đi).
Của bền tại người, dù bạn có mua một chiếc đồng hồ có giá hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu mà sử dụng không đúng cách và không biết cách bảo quản hợp lý để cho đồng hồ bị hư hại là điều hoàn toàn dễ hiểu. Khi chiếc đồng hồ của bạn bị vào nước cách tốt nhất là mang đến các cửa hàng hoặc đại lý chính hãng để bảo hành tránh những hỏng hóc không đáng có.