KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 180 trang )

trung bình. Nên chúng tôi mạnh dạn đi đến kết luận KNGTSP của GVMN với trẻ ở Thị

xã Dĩ An chỉ đạt mức trung bình.

Kết quả này phù hợp với giả thuyết đưa ra, kết quả thống kê nêu trong kết quả cho

thấy nhận thức của GV chưa đồng đều, vẫn còn nhiều hạn chế.

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ sẽ phụ thuộc rất lớn vào quá trình GT của cô với

trẻ và chính KNGTSP của GV tạo ra hiệu quả mong đợi. Trên thực tế, qua khảo sát thực

trạng cho thấy KNGTSP của GVMN với trẻ chưa tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ

quan và khách quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan về phía GVMN: chưa nắm vững

kiến thức về KNGTSP, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của KNGTSP trong công tác

chăm sóc giáo dục trẻ, chưa thực sự đầu tư cho việc rèn luyện các KNGTSP với trẻ, chưa

có ý thức cũng như phương pháp rèn luyện các KNGTSP, chưa dành thời gian để nghiên

cứu, tìm hiểu về KNGTSP, chưa chú ý nhiều đến những biểu hiện về KNGT của mình

với trẻ, để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của bản thân mà từ đó có biện

pháp rèn luyện nâng cao KNGTSP của mình… Đồng thời còn nguyên nhân khách quan

xuất phát từ nhà trường: chưa quan tâm bồi dưỡng KNGTSP cho GV, chưa có biện pháp

tốt để bồi dưỡng nâng cao KNGTSP cho GV, chưa tạo điều kiện cho GV tập huấn các lớp

KNGTSP, chưa tổ chức các hội thi về KNGTSP để GV học hỏi rút kinh nghiệm, thiếu tài

liệu tham khảo về KNGTSP của GVMN… những nguyên nhân này đã gây ảnh hưởng đến

việc rèn luyện nâng cao KNGTSP cho GVMN.

Qua kết quả khảo sát thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ ở Thị xã Dĩ An cho

thấy KNGTSP của GVMN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác. Do đó, cần

phải có biện pháp tác động phù hợp và hiệu quả để nâng cao KNGTSP cho GVMN ở Thị

xã Dĩ An. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy có thể áp dụng các biện pháp như:

Nâng cao nhận thức, động cơ rèn luyện KNGTSP cho GVMN.

Tổ chức rèn luyện các KNGTSP cho GVMN thông qua thực hành các bài tập, thao

giảng, dự giờ.

Tổ chức các phong trào thi đua nghiệp vụ sư phạm, hoạt động ngoại khóa góp phần

rèn luyện KNGTSP cho GV.

110

Kiến nghị

1. Đối với các cấp quản lý GDMN ở Thị xã Dĩ An

1.

Cần chỉ đạo chặt chẽ trong việc tổ chức cũng như tạo điều kiện cho GVMN tham

gia các lớp bồi dưỡng, rèn luyện KN nghề như: Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn,

các hội thi, các phong trào thi đua về KNGTSP … để bồi dưỡng KN nghề,

KNGTSP cho GVMN.

2.

Khuyến khích GV viết và vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm về biện pháp nâng

cao KNGTSP cho GVMN.

3.

Cần đưa thêm những tiêu chí đánh giá KNGTSP vào trong các biểu điểm đánh giá

chuyên môn nhằm giúp GV ý thức hơn về GT của cô với trẻ, cũng như việc rèn

luyện KNGTSP của bản thân mỗi GV.

4.

Đảm bảo hơn về số trẻ trong một lớp theo qui định. Thường xuyên kiểm tra, đánh

giá KNGTSP của GV thông qua quan sát, dự giờ.

2. Đối với GVMN

GV cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KNGTSP, cũng như ý thức

được việc học tập nâng cao KNGTSP. Cần thường xuyên cập nhật, học tập, trao

dồi, bổ sung kiến thức về KNGTSP.

GV cần tích lũy kinh nghiệm để vận dụng KNGTSP một cách linh hoạt, sáng tạo

vào thực tiễn công tác, không nên hài lòng những gì mình đạt được, mà phải luôn

biết đổi mới.

Cần trao dồi những phẩm chất nhân cách của người GV, nhất là đối với các GV trẻ

mới vào nghề, GV lâu năm nhưng khó thay đổi, không ngừng nâng cao lòng yêu

nghề mến trẻ.

Trong quá trình GTSP giáo viên phải ý thức được ưu khuyết điểm của bản thân, rút

ra những bài học kinh nghiệm và đặt ra mục tiêu cần đạt trong GT.

111

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2001), “Vấn đề giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực sư phạm”,

Tạp chí Tâm lý học, (2), (15-16-17).

2. Hoàng Anh (Chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007), Hoạt động – Giao tiếp –

Nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm.

3. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1997), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục.

4. Hoàng Thị Anh (1992), Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Luận án tiến sĩ tâm

lý.

5. Mác C – Ăngghen F. tuyển tập, Tập 2 (1971), Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học Xã hội.

7. Adeler Faber, Elaine Mazlish, nhân văn dịch (2006), Nghệ thuật giao tiếp với trẻ thơ,

Nxb Thanh Niên.

8. Bộ giáo dục và đào tạo – vụ giáo viên (1998), Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ

sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non, Kỷ yếu hội thảo.

9. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lý học tập 1, Nxb Giáo

dục.

10. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2006), Một số biện pháp phát huy tính tích cực giao tiếp của

trẻ trong hoạt động ngoài trời, Luận văn thạc sĩ giáo dục học mầm non, ĐHSP

Tp.HCM.

11. Nguyễn Thị Hòa (1989), Giáo trình Giáo dục học mầm non, Nxb ĐHSP.

12. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (2002), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục .

13. Ngô Công Hoàn (1989), Giao tiếp sư phạm, Nxb ĐHSP Hà Nội.

14. Hồ Lam Hồng (Chủ biên) (2008), Nghề giáo viên mầm non, Giáo trình, Nxb Giáo

dục.

15. Lê Xuân Hồng (2004), Một số vấn đề về giao tiếp và giao tiếp sư phạm trong hoạt

động của giáo viên mầm non, Nxb Giáo dục.

16. Lê Xuân Hồng (Chủ biên) (2000), Cẩm nang dành cho giáo viên mầm non, Nxb Giáo

dục.

113

17. Lê Xuân Hồng (1996), Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo trong nhóm chơi

không cùng độ tuổi, Luận án Tiến sĩ tâm lý.

18. Lê Xuân Hồng (1995), Giao tiếp – con đường giúp trẻ hình thành nhân cách, Tạp chí

nghiên cứu giáo dục, (3).

19. Lê Xuân Hồng (2001), Cải tiến nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy

trong trường sư phạm mầm non theo hướng tích hợp, Đề tài cấp thành phố.

20. Bùi Khiếu Ngọc Lệ Hằng (2012), Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo

viên mầm non với trẻ ở Thành Phố Cà Mau, Luận văn thạc sĩ tâm lý, ĐHSP TP.

Hồ Chí Minh.

21. Trịnh Trúc Lâm (2005), Ứng xử sư phạm, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Lâm (1998), Khoa học giao tiếp, Nxb Đại học mở TP. Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp, Nxb Giáo dục, Trung tâm NT,

24. Hà Nội.

25. Hoàng Thị Oanh (2001), Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai có chủ đề cho

trẻ 5 tuổi của sinh viên CĐSP nhà trẻ mẫu giáo, Luận án tiến sĩ

26. tâm lý.

27. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT – Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

28. Trần Thị Quốc Minh (1996), Con đường phân tích tâm lý tình huống có vấn đề trong

quan hệ giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo, Luận án tiến sĩ.

29. Trần Thị Quốc Minh (2006), Tâm lý học hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non,

Giáo trình, ĐHQG TP. HCM.

30. Vũ Thị Ngân, Lê Xuân Hồng (Biên dịch) (1994), Những vấn đề về giao tiếp của trẻ

em lứa tuổi mầm non, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường CĐSPMGTW3.

31. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb ĐHSP.

32. Quyết định số 411/ QĐ, ngày 1/3/1993 của Bộ GD & ĐT – đào tạo giáo viên nhà trẻ

– mẫu giáo.

33. V.P.Smưch, Trần Thị Quốc Minh dịch (1989), Nghề của tôi – Giáo viên mầm non,

Nxb Giáo dục.

114