Keo 502 có dán Gỗ được không? Sử dụng keo 502 dán Gỗ thế nào?
Chỉ mất từ 3 – 5 giây để khô với độ kết dính cực kỳ cao, keo 502 đã và được sử dụng rất phổ biến để dán các vật liệu từ nhựa, kính, kim loại, sành sứ, cao su… Vậy với bề mặt gỗ thì keo 502 có dán gỗ được không? Khả năng kết dính như thế nào?
Sử dụng keo 502 dán gỗ có chắc chắn không?
Keo 502 còn được gọi là keo con voi, tồn tại ở dạng chất lỏng. Thành phần: Methylene Chloride, Ethyl Acetate, Cyclohexane và Toluene. Nhờ có chứa nhiều gốc ankyl cyanoacrylate mà keo có khả năng đóng rắn nhanh. Sau khi đóng rắn, tạo thành một lớp polyme màu trắng cứng, liên kết cực kỳ bền vững. Nguyên tắc liên kết 2-cyanoacrylate và ethyl-2-cyanoacrylate.
Nhờ đó, loại keo này có khả năng kết dính rất tốt, chắc chắn, thời gian khô nhanh. Tạo nên liên kết bền vững. Được dùng để dán da, thủy tinh, sành sứ, cao su, kim loại, đồ gia dụng, đồ gốm và cả gỗ.
Keo 502 hoàn toàn có thể dùng để dán gỗ. Đây là một trong danh sách các loại keo dán gỗ phổ biến nhất hiện nay. Loại keo này dùng được cho cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Chủ yếu sử dụng để trét trám bề mặt của gỗ, dán cạnh gỗ tạo các mối liên kết trong sản xuất nội thất gỗ. Hoặc dùng để khắc phục sự cố hư hại của các món đồ nội thất sau thời gian dài sử dụng.
Ưu điểm khi dùng keo 502 dán gỗ
Không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gỗ: Loại keo này được đánh giá cao khi dùng để liên kết các bề mặt gỗ với nhau. Ưu điểm của keo 502 là không bị vàng gỗ khi tiếp xúc trên bề mặt. Nhờ đó, vật liệu vẫn giữ được tính thẩm mỹ, bắt mắt như ban đầu.
Độ kết dính cực nhanh: Keo khô rất nhanh sau khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chỉ mất khoảng 3 – 5 giây, nó sẽ dính chặt 2 bề mặt gỗ lại với nhau. Độ kết dính cao, cực kỳ chắc chắn. Bạn sẽ không phải chờ đợi quá lâu như các loại keo dán gỗ khác.
Giá cả hợp lý: So với các loại keo dán gỗ Polyvinyl Acetate, Pu, Polyurethane Reactive.. thì keo 502 có giá hợp lý hơn.
Tiện lợi: Keo 502 có loại tuýp nhỏ, thuận tiện trong việc xử lý một vài mối nối của đồ gỗ trong gia đình nếu bị bung, hỏng.
Cách sử dụng keo 502 dán gỗ đúng
Keo 502 được sản xuất từ nhiều thành phần hóa học khác nhau. Đây đều là các chất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi hít phải quá nhiều hoặc để dây ra các bộ phận của cơ thể.
Keo 502 độc hại như thế nào?
Hãy cùng xem các thành phần kể trên sẽ gây hại như thế nào:
Methylene Chloride (CH2CL2)
- Ban đầu có mùi khá dịu, thơm. Nhưng tiếp xúc lâu ngày sẽ thấy khó chịu. Nó tác động làm rối loạn thị giác, thính giác, rối loạn vận động.
- Thợ mộc thường xuyên tiếp xúc mà không có biện pháp bảo hộ, lâu dần dễ bị tổn thương hệ thống dây thần kinh trung ương, chóng mặt, mất trí.
- Nặng hơn thì tổn thương đến gan, tim mạch, thận, tăng nguy cơ ung thư gan, phổi.
Ethyl acetate (CH3COOCH2CH3)
- Ethyl acetate là một hợp chất hữu cơ được sản xuất từ Etanol và axit axetic. So với Methylene Chloride thì chất này tương đối không độc hại, không hút ẩm.
- Sử dụng lâu dài, kết hợp với các chất khác trong thành phần keo 502 gây kích ứng mắt nghiêm trọng.
- Nó dễ bay hơn nên có thể gây buồn ngủ, chóng mặt
- Hít phải chất này lâu ngày gây cảm giác mơ màng, choáng vàng, giảm phản xạ tự nhiên, gây tổn hại cho phổi.
- Ở dạng chất lỏng, khi tiếp xúc với da, nó gây ra hiện tượng viêm do tiếp xúc, nứt, đóng vảy, khô lại…
Toluene (còn gọi là methylbenzen, phenyl methane C6H5CH3)
- Tiếp xúc lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Một số triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất trí, hôn mê. Hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.
- Gây tổn thương và nhiễm độc máu
- Giảm thị giác, thính giác, tổn thương tim mạch, viêm gan, nhiễm độc, mù màu…
Cyclohexane ( C6H12)
- Dung môi này có mùi khá giống với acetone, ton nhiều trong chất hữu cơ.
- Cyclohexane ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, da.
- Tiếp xúc lâu ngày, có thể gây nhiễm độc cho gan, thận, hệ tim mạch, thần kinh trung ương. Gây ra những hiện tượng như co giật, đau đầu, hôn mê sâu.
Tóm lại, đây đều là những chất hóa học độc hại không tốt cho sức khỏe của con người. Tất nhiên, khi điều chế keo 502, các chất này chỉ ở một liều lượng nhất định. Nhưng vẫn gây tổn hại đến da, mắt.
Cách sử dụng keo 502 dán gỗ an toàn
Nếu sử dụng để khắc phục hư hại của nội thất gỗ trong gia đình: Tuy không thường xuyên sử dụng, tiếp xúc. Nhưng bạn nên cắm vòi nối dài, dùng găng tay và bịt khẩu trang trước khi trét keo.
Xưởng sản xuất đồ gỗ: Những người thợ phải thường xuyên tiếp xúc với các loại keo dán gỗ, nhất là keo 502 phải có đồ dùng bảo hộ đầy đủ. Sử dụng găng tay, khẩu trang. Đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh tiếp xúc trực tiếp với keo.
Khả năng kết dính cực nhanh vừa là ưu điểm, nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của keo 502. Một khi đã khô lại, chúng ta sẽ rất khó điều chỉnh các mối nối nếu bị dán lệch. Vì thế, trước khi trét keo, bạn phải giữ và căn chính đúng vị trí cần dán.
Nếu mối nối giữa 2 tấm gỗ có khe hở rộng trên 3mm, bạn nên đặt vào đó một ít bông gòn hoặc giấy vệ sinh. Sau đó mới trét keo 502 vào trong.
Nếu keo 502 bị dính ra tay, bạn nên xử lý càng nhanh càng tốt, không để keo khô lại. Cách đơn giản nhất là dùng muối cho vào lòng bàn tay, thêm 1 ít nước. Xoa đều hỗn hợp trong 30 – 60 giây đến khi keo bong tróc hết. Hoặc có thể dùng dầu gió xoa nhẹ.
Keo 502 không sử dụng hết cần phải bảo quản cẩn thận, bịt kín đầu ra lại. Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Nếu không, nó sẽ bị khô.
Kết luận
Keo 502 có thể sử dụng để dán gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, vì keo khô quá nhanh và mức độ độc hại cao, Vì thế, xưởng nội thất Phong Việt hầu như không dùng loại kèo này trong thi công nội thất cho khách hàng của mình.
Chúng tôi ưu tiên sử dụng các loại keo dán gỗ công nghiệp có tính an toàn cao hơn. Đó là: Keo dán gỗ PVA – Polyvinyl Acetate (không chứa Formaldehyde), Keo Pu, keo PUR… Keo dán gỗ so với keo 502 thì thế nào? Có an toàn hay độc hại hơn? Mời bạn tham khảo bài viết:
Keo 502 có dán gỗ được không? Dùng keo 502 dán gỗ như thế nào?