Kế toán thuế là gì? Vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp – Bravo

Kế toán thuế là cụm từ không còn xa lạ đối với bất kì doanh nghiệp nào. Kể từ khi thành lập doanh nghiệp, yêu cầu bắt buộc phải có bộ phận kế toán thuế để doanh nghiệp đi vào hoạt động và tồn tại đúng theo sự quản lý của pháp luật.

Vậy kế toán thuế là gì?

Là kế toán trong doanh nghiệp, kế toán thuế phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế của doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Với nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước chỉ có thể quản lý được khi có kế toán thuế. Và ngược lại, doanh nghiệp cũng kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi nếu như thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng.

>> Đặc điểm và cách sử dụng Top 05 phần mềm kế toán thông dụng

Vai trò của kế toán thuế

Ngay từ khi thành lập công ty, kế toán thuế là bộ phận sẽ thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài. Tiếp theo, trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, bộ phận kế toán thuế sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như:

  • Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của DN để theo dõi và hạch toán;
  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty;
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN), báo cáo thuế cuối năm;
  • Khi có vấn đề phát sinh, trực tiếp làm việc với cơ quan thuế;
  • Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở;
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty và phân loại theo thuế suất;
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ;
  • Theo dõi báo cáo tình hình hoàn thuế của công ty, tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách;
  • Đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán;
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có vấn đề phát sinh;
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế định kỳ hoặc đột xuất;
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào;
  • Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế;
  • Cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt đông SXKD của công ty để cơ sở biết thực hiện;
  • Lập kế hoạch thuế GTGT thu nhập doanh nghiêp, nộp ngân sách;
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn;
  • Hằng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

Và các công việc khác có liên quan đến kế toán thuế của doanh nghiệp.

Từ tính chất phức tạp và đa dạng của các công việc trên, có thể thấy trọng trách của bộ phận kế toán thuế trong doanh nghiệp là rất nặng nề. Do vậy, yêu cầu người đảm nhận vị trí này không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có kinh nghiệm dày dặn cùng sự nhạy bén để xử lý nhanh các tình huống có thể phát sinh đối với doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

>> Vai trò của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo Tạp chí tài chính