KẾ HOẠCH VÀ QUY CHẾ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020

KẾ HOẠCH VÀ QUY CHẾ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020

KẾ HOẠCH VÀ QUY CHẾ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020

PHÒNG GD PHÒNG GD VÀ ĐT YÊN ĐỊNH

TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 


KẾ HOẠCH
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2019 -2020

 

Căn cứ vào Thông tư số 21/TT- BGD&ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp Phổ thông và GDTT;

Căn cứ vào Công văn số 277/GDYĐ ngày 10/9/2019 về việc tổ chức Hội thi GVDG Tiểu học cấp huyện năm học 2019-2020.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của  Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định.

 Trường Tiểu học Yên Thọ xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường  năm học 2019 – 2020 cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

– Hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành.

– Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết hợp hài hoà các hình thức tổ chức và các phương pháp dạy học ở Tiểu học trong đó có việc sử dụng ĐDDH để giờ học nhẹ nhàng, có chất lượng và hiệu quả cao.

– Đổi mới công tác đánh giá, Quy định cách đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BDG&ĐT  ngày  22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Coi trọng việc đánh giá thực chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nền nếp kỉ cương trong dạy học. Đảm bảo công khai, công bằng trong đánh giá và tuyển chọn.

– Nâng cao hiểu biết về Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, các qui định của ngành – cấp học, xử lí tình huống trong quá trình dạy học và kiến thức, kĩ năng giảng dạy các môn học.

B. TỔ CHỨC CUỘC THI:

– Căn cứ theo Thông tư số 21/2010/TT- BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, các trường tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo đúng quy định với tinh thần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy đủ các môn học và ở các khối lớp đảm bảo thực chất, hiệu quả, tránh hình thức.

I. Nội dung và hình thức thi

1. Nội dung

a, Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 2 năm học gần nhất với năm tổ chức Hội thi.

b, Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm thuộc chương trình của cấp Tiểu học hiện hành.

c, Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó 1 tiết do giáo viên tự chọn môn (trong số các môn: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Lịch sử và Địa lí) và 1 tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm (trong 2 môn Toán, Tiếng Việt). Riêng giáo viên đặc thù dạy môn Thể dục, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ Thuật thì thực hành giảng dạy 2 tiết, trong đó có 1 tiết tự chọn và 1 tiết bốc thăm.

2. Hình thức

a, Giáo viên nộp cho Ban tổ chức Hội thi văn bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của trường hoặc Giấy chứng nhận của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT .

b, Bài thi năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng SP:       

– Tổng điểm toàn bài: 10 điểm.      

– Thời gian làm bài: 120 phút.

– Bài thi gồm 2 phần:

+ Phần kiến thức chung (4.0 điểm):

            Kiểm tra những hiểu biết của giáo viên về đường lối, chủ trương, các nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường tiểu học, Luật Giáo dục, nội dung chương trình, sách giáo khoa cấp Tiểu học …                      

            + Phần kiến thức, kĩ năng môn học (6.0 điểm):

          Đối với giáo viên văn hóa chung: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm cho 02 bài toán và 01 bài Tập làm văn đề thuộc nội dung chương trình cấp Tiểu học mức độ 3.

          Đối với giáo viên đặc thù (Thể dục, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ Thuật): Thực hiện kiểm tra kiến thức, kĩ năng bộ môn theo chuyên ngành; xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm cho 01 bài thi thực hành thuộc nội dung chương trình cấp TH mức độ 3.

          c, Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Giáo viên thực hành dạy 2 tiết, tiết học tham gia thi giảng là tiết học theo Phân phối chương trình lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Giáo viên được thông báo và được chuẩn bị cho tiết giảng trong thời gian ít nhất 1 tuần trước thời điểm thi giảng.

II. Đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi

1. Đối tượng

Tham dự Hội thi cấp trường  là giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở tất cả các khối lớp trong trường.

2. Điều kiện   

          – Giáo viên tham gia Hội thi phải có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển  khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo, đã được chuyên môn nhà trường, Phòng hoặc Sở GD&ĐT công nhận và xếp loại. Đối với những giáo viên chưa có giấy chứng nhận, xác nhận của Sở,  Phòng, trường thì phải nộp sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (đã được chuyên môn trường công nhận và xếp loại) để dự thi.

– Giáo viên dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên (tối thiểu là tốt nghiệp THSP); có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lí lớp học, được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận; được đánh giá, xếp loại Khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.

– Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường  phải được chuyên môn tổ, khối nhà trường đồng ý, xét duyệt,đăng kí thì mới được tham dự Hội thi GVG cấp trường .

IIICác môn thi và số lượng giáo viên dự thi

1. Môn thi

Các môn thi cấp trường  gồm: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Thể dục, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ Thuật .

2. Số lượng

Căn cứ tổng số giáo viên, tình hình, điều kiện giáo dục của nhà trường, khối, tổ  Hội đồng thi sẽ quy định và thông báo trong cuộc họp cuối  tháng 09/2019. Nếu GV nào không tham gia như quy định thì phải báo cáo bằng văn bản gửi về bộ phận chuyên môn tổ khối để Hội đồng thi xem xét.

– Mỗi khối chọn 02 giáo viên (01 giáo viên văn hóa vả 01 giáo viên đặc thù), riêng các khối không có giáo viên đặc thù thì chọn 2 giáo viên văn hóa)

3. Thi  thực hành

– Địa điểm: Tổ chức thi tại các phòng GD Âm nhạc, Mĩ thuật của trường.

– Thời gian (từ ngày 10/10 đến ngày 30/10/2019).

4. Tổ chức thực hiện

4.1 Đối với Ban giám hiệu nhà trường:

– Ra quyết định thành lập ban tổ chức, ban giám khảo, tổ giám sát.

– Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí, điều động  từ 3 giám khảo/giờ dạy.

– Tổng hợp kết quả, xét duyệt công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường.

4.2 Đối với bộ bận chuyên môn, tổ trưởng, khối trưởng:

– Triển khai kế hoạch thi giáo viên dạy giỏi cấp trường học năm học 2019 – 2020, chuẩn bị  các điều kiện để giáo viên dự hội thi đạt kết quả tốt nhất.

– Trong quá trình tổ chức, các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường.

– Báo cáo các nội dung sau về BGH nhà trường  chậm nhất ngày 6/10/2019.

+  Kế hoạch hội thi; Đề, đáp án bài thi lý thuyết; kết quả hội thi (nêu rõsố lượng GV tham gia, số lượng GV đạt giáo viên giỏi của khổi, tổ, xếp loại giờ dạy, những ưu điểm, hạn chế, kiến nghị); danh sách giáo viên dạy giỏi của tổ khối trong học kì I, năm học 2019-2020..

+ Lập danh sách giáo viên dự thi GVDG cấp trường, có chữ kí của tổ trưởng chuyên môn

4.3. Kinh phí: 

– Nhà trường trích  kinh phí từ nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục để tổ chức hội thi.

5. Những công việc cụ thể:

5.1. Khai mạc hội thi và thi lý thuyết: 

– Thời gian: 7giờ 30 phút ngày 12/10/2019 (Thứ bảy)

– Địa điểm: Phòng GD Âm nhạc.

– Thành phần: Toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường.

5.2. Công bố kết quả thi lí thuyết và bốc thăm thi thực hành bắt đầu từ 14/10/2019

5.2. Xếp giải và chọn giáo viên dự thi cấp huyện, năm học 2019-2020

– Chỉ xếp giải đối với GV có  điểm thi lý thuyết từ 8/10 điểm trở lên; điểm thi thực hành  có 1 tiết xếp Giỏi và 1 tiết xếp Khá trở lên,; điểm SKKN đạt 6/10 điểm trở.

– Cách  tính điểm như sau:

+ Điểm bài thi lý thuyết (tính điểm 10).

+ Điểm bài thi thực hành (tính điểm 20)

– Tuyển chọn giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2019 – 2020: Hội đồng thi sẽ tuyển chọn những đ/c có số điểm cao nhất của 3 vòng thi, Chọn 04 giáo viên chính thức. Trong đó có 1 GV văn hóa và 3 GV còn lại là: 1 Âm nhạc, 1 Mĩ thuật, 1 Thể dục).

Kế hoạch này được triển khai trước hội đồng nhà trường trong cuộc họp sơ kết cuối tháng 09/2019. Nếu có thay đổi, Ban tổ chức sẽ có thông báo trên bảng tin.

Trên đây là kế hoạch thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2019 – 2020, đây là hoạt động trọng tâm của năm học. Ban giám hiệu yêu cầu Bộ phận chuyên môn, tổ trưởng, khối trưởng quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về BGH và (bộ phận chuyên môn) để kịp thời giải quyết.

 

TM/BGH NHÀ TRƯỜNG

P.Hiệu trưởng

 

 

Lê Trung Chiến

 

 

 

 

 

 

 

 


 

QUY CHẾ HỘI THI GIÁO  VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2019 – 2020.

 

Căn cứ vào Thông tư số 21/TT- BGD&ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp Phổ thông và GDTT;

Căn cứ vào Công văn số 277/GDYĐ ngày 10/9/2019 về việc tổ chức Hội thi GVDG Tiểu học cấp huyện năm học 2019-2020.

Căn cứ kế hoạch hoạt động trường Tiểu học Yên Thọ, năm học 2019-2020.

Ban tổ chức Hội thi GV dạy giỏi Trường Tiểu học Yên Thọ đề ra quy chế, nội quy của Hội thi như sau:

I.Nội quy và Quy chế

            1. Đối với Giáo viên

            a. Phần kiểm tra năng lực

          – Đi đúng giờ, ngồi đúng vị trí số báo danh.

          – Tuân thủ theo yêu cầu của cán bộ coi thi.

          – Được phát đề, giấy thi. Không được đem tài liệu, điện thoại vào phòng thi, không được quay cóp, trao đổi khi làm bài.

          b. Phần thi thực hành

– Tham dự khai mạc và bế mạc hội thi đầy đủ, đúng giờ.

          – Giáo viên dự thi phải giảng bài theo đúng bài đã bốc thăm do BTC quy định trong PPCT của môn học.

          – Được gặp gỡ HS, không được gà bài.

          – Không được xem người khác dạy.

          – Không được có người hỗ trợ khi dạy.

          – Không được hỏi bài giám khảo trước khi dạy.

          – Được sử dụng các thiết bị hiện đại.

          – Được bày tỏ ý tưởng xây dựng kế hoạch dạy học cùng giám khảo.

          – Trang phục đảm bảo tính sư phạm

– Trong thời gian thi không được phép sử dụng điện thoại, nếu sử dụng sẽ lập biên bản và tịch thu điện thoại.

            2. Đối với Cán bộ coi thi

            – Đến địa điểm đúng giờ.

          – Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Hội đồng, làm việc khách quan có tinh thần trách nhiệm cao, đúng quy chế hội thi.

            – Ngồi đúng vị trí, không làm việc riêng khi làm nhiệm vụ.

          – Trang phục đảm bảo tính sư phạm

            3. Đối với giám khảo

            – Chấm bài đúng, khách quan vô tư.

            – Không được dự giờ của trường mình.

          – Trang phục đảm bảo tính sư phạm

            – Không được nghe điện thoại, làm việc riêng trong khi làm việc.

          – Cuối buổi nhóm trưởng thu giáo án, phiếu dự giờ niêm phong (hẹn gặp GV sau  giờ dạy nếu cần) nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia Hội thi nhưng không được thông báo kết quả chung. 

          4. Đối với phòng nhà trường và các bộ phận phục vụ Hội đồng thi

     – Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho Hội đồng thi.

     – Chuẩn bị địa điểm nội dung khai mạc, tổng kết, phòng thi, phòng chấm bài đầy đủ.

     – Sẵn sàng hỗ trợ giáo viên khi có yêu cầu.

          – Phục vụ, bảo vệ, y tế: Thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công.

5. . Đánh giá các nội dung thi

– SKKN  hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá theo thang điểm 10, được Trưởng ban phân công cho 2 Giám khảo chấm độc lập. Đối với các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã được Hội đồng khoa học cấp trường ghi nhận kết quả (hoặc cấp cao hơn) thì sẽ sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại đó và chuyển sang thang điểm 10 như sau: Loại C trường  = 6 điểm; loại C cấp huyện = 6,5 điểm; loại B cấp trường = 7 điểm, loại B cấp huyện  = 8 điểm; loại A cấp trường  = 9 điểm; loại A cấp huyện = 10 điểm. 

– Bài thi năng lực được đánh giá theo thang điểm 10, theo hướng dẫn chấm của ban ra đề thi.

          – Bài thi giảng được đánh giá cho điểm và xếp loại theo mẫu Phiếu theo dõi, đánh giá và xếp loại giờ dạy của Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Mỗi bài thi giảng có từ 3 giám khảo trở lên, chấm điểm độc lập. Mỗi giám khảo hoàn thành việc chấm điểm, xếp loại ngay sau phiên họp của nhóm giám khảo với giáo viên dạy cuối mỗi buổi dự giờ. Nhóm trưởng thu phiếu đánh giá của các giám khảo và niêm phong ngay trước nhóm; sau đó nộp tất cả các phiếu đánh giá đã được niêm phong cho tổ trưởng chuyên môn.

Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là trung bình cộng điểm của các Giám khảo. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa 2 Giám khảo (đối với chấm SKKN và bài thi năng lực) thì báo cáo Trưởng ban giám khảo xem xét quyết định (Trưởng ban giám khảo có thể ủy quyền cho Tổ trưởng chuyên môn). Khi thi giảng xong tất cả các tiết, Trưởng ban tổ chức cho mở niêm phong túi Phiếu theo dõi, đánh giá và xếp loại giờ dạy và tính điểm thi giảng. Điểm thi giảng mỗi tiết được tính độc lập. Căn cứ điểm trung bình của các giám khảo cùng dự và theo quy định xếp loại của Bộ, Trưởng ban giám khảo quyết định việc xếp loại giờ dạy. Các trường hợp: tiết dạy có điểm trung bình (tổng hợp) đạt khá, giỏi nhưng trong đó có một phiếu xếp loại trung bình, hoặc trường hợp có sự không tương đồng giữa điểm tổng và xếp loại do các mục 1,4,6,9… thì cần phải tính điểm trung bình ở từng mục đó của cả nhóm Giám khảo để làm căn cứ xếp loại giờ dạy.

6. Xử lí kết quả các bài thi và công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

1. Xử lí kết quả

Giáo viên đạt điểm 6.0 trở lên trong báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8.0 điểm trở lên thì được dự thi giảng. Tại phần thi giảng, đạt ít nhất một tiết loại giỏi, tiết còn lại ít nhất đạt loại khá thì được công nhận là Giáo viên dạy giỏi.

2. Công nhận danh hiệu

Giáo viên tham gia đủ các các nội dung Hội thi và đạt các yêu cầu theo quy định trên được Phòng GD&ĐT công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi và cấp giấy chứng nhận.

3Xếp hạng các tổ tham dự Hội thi và công bố kết quả

– Việc xếp hạng các khối, tổ tham dự Hội thi căn cứ vào:

+ Số người tham dự Hội thi: đạt 100% so với quy định thì tính 1 điểm cho tổ khối (mỗi % tương ứng 0,01 điểm).

+ Mỗi GV tham gia qua vòng 1: 1 điểm, qua vòng 2: 2 điểm, đạt danh hiệu GV giỏi: 3 điểm

+ Mỗi thủ khoa/môn tính 1 điểm cho tổ khối.

+ Mỗi giáo viên vi phạm quy chế thi, tổ khối bị trừ 2 điểm và không được dự xét khen thưởng.

* Thành tích đạt được của tổ khối: Tổng số điểm đạt được ở 4 nội dung trên/tổng số chỉ tiêu dự thi.

– Kết quả Hội thi được Ban tổ chức công bố tại buổi tổng kết Hội thi và được thông báo đến toàn thể Hội đồng nhà trường.  

          Trên đây là quy chế, nội quy Hội thi GVDG Trường Tiểu học Yên Thọ, năm học 2019-2020. Đề nghị các đồng chí trong ban tổ chức, giám thị, ban giám khảo, và tất cả giáo viên tham gia hội thi nghiêm túc thực hiện để Hội thi đạt kết quả cao.     

                                                       Yên Thọ, ngày 10 tháng 10 năm 2019

                                                          CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI

                                                            Hiệu trưởng                   

 

 

 

Nguồn bài viết: BAN GIÁM HIỆU