Kế hoạch truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện cam kết mức phát thải ròng bằng “0” …
Kế hoạch nhằm tuyên truyền góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu, và gồm 9 nội dung tuyên truyền trọng tâm sau:
Một là, truyền thông về việc đổi mới thể chế, chính sách và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thủ tục, tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư, các dòng tài chính xanh của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính vào Việt Nam; thể chế hóa mô hình phát triển các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn.
Hai là, tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu, nắm vững và thực hiện đúng những nội dung chủ yếu của Luật Bảo vệ môi trường và cam kết trong COP26, đặc biệt những quy định hướng tới môi trường xanh, sạch đẹp, giảm phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050; ủng hộ nhiệt tình, tích cực tham gia ngăn chặn phát thải; làm cho hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu thực sự là nhiệm vụ của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.
Ba là, truyền thông về việc chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch; giảm phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực; giảm phát thải khí mê-tan, đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải.
Bốn là, truyền thông về việc bảo tồn, lưu trữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng và đất lâm nghiệp; trồng rừng, phát triển rừng, phục hồi rừng nhằm nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng; phát triển nông nghiệp thông minh ít phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm là, truyền thông về việc đầu tư phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm phòng chống thiên tai; triển khai các giải pháp thích ứng dựa vào hệ thống tự nhiên, cộng đồng.
Sáu là, truyền thông về việc huy động hiệu quả nguồn lực quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế, diễn đàn đa phương.
Bảy là, truyền thông về việc tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ít phát thải. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số phục vụ kinh tế – xã hội; hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội đồng hành cùng Chính phủ thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.
Tám là, tuyên truyền các hoạt động, giải pháp, kết quả thực hiện về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
Chín là, tuyên truyền những mô hình tốt, cách làm hay, tấm gương cụ thể về chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; phê phán những hành động phá hủy môi trường, làm tăng phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực; giảm phát thải khí mê-tan, đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải.
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức:
Tuyên truyền trên hệ thống báo chí, phương tiện truyền thông đại chúng; tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền lưu động trên…
Cũng tại Kế hoạch, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị địa phương tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện cam kết mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trên Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, các ấn phẩm, tài liệu; các hội nghị, hội thảo và các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan, thực hiện tuyên truyền trực quan về Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt những quy định hướng tới môi trường xanh, sạch đẹp, giảm phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050; ngăn chặn phát thải; làm cho hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu thực sự là nhiệm vụ của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cung cấp các thông tin liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện cam kết mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 nhằm phục vụ công tác tuyên truyền.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở; chú trọng biên tập các tin, bài, nội dung tuyên truyền sang các tiếng dân tộc để đưa thông tin đến với đông đảo người dân trong tỉnh.
Các cơ quan báo chí truyền thông tuyên truyền đồng bộ trên sóng phát thanh – truyền hình; trên hạ tầng mạng: Báo Kon Tum; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Trang thông tin điện tử tổng hợp,…nhằm chuyển tải thông tin tới từng người dân đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Các cơ quan báo chí, tuyên truyền tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong triển khai các hoạt động tuyên tryền; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, bản tin tuyên truyền, phim, phóng sự, video clip… , phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về biến đổi khí hậu đến toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp; tuyên truyền về hình thức chuyển đổi năng lượng theo hướng giảm phát thải khí nhà kính; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, phát triển rừng; đầu tư phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu; chuyển giao công nghệ ít phát thải; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số phục vụ kinh tế -xã hội. Truyền thông qua các chương trình phát thanh trên hệ thống thông tin cơ sở, trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã và các phương tiện truyền thông khác tại địa phương; thông tin trên bảng tin công cộng tại nơi đông người, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; thông tin trên các bản tin, tài liệu không kinh doanh, các tài liệu tuyên truyền đặt tại điểm bưu điện văn hóa xã; thông tin trên trang thông tin điện tử; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền vận động thông qua hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở… Đổi mới, nâng cao chất lượng, thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc thiểu số để đưa thông tin đến với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.