KẾ HOẠCH Thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non tháng 9/2021, năm học 2021-2022
UBND HUYỆN IA GRAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:65 /KH-PGDĐT Ia Grai, ngày tháng 9 năm 2021
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non tháng 9/2021,
năm học 2021-2022
I. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non tháng 8/2021
1. Công tác kiểm tra
– Hiệu trưởng các trường mầm non công lập đã chủ động tham mưu với
UBND xã, thị trấn phối hợp kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập trên địa bàn huyện. Thường xuyên kiểm tra công tác trực trường của bảo
vệ, giáo viên và nhân viên trong hè.
– Kiểm tra thường xuyên cơ sở vật chất, việc chăm sóc cây xanh, đảm bảo
duy trì môi trường xanh sạch đẹp.
2. Tuyển sinh, huy động trẻ, phổ cập giáo dục
– Thực hiện công tác tuyển sinh đợt 2; hoàn thiện hồ sơ công tác tuyển sinh.
– Huy động trẻ ra lớp năm học 2021 -2022.
– Phân công điều tra phổ cập giáo dục năm 2021.
3. Công tác Tập huấn BDTX, chuyên môn, chuyên đề
Triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021 -2022,
tập huấn chuyên môn, chuyên đề theo kế hoạch của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
(Công văn số 1746/SGDĐT-GDTrHCTTXngày 11/8/2021 của Sở GD&ĐT tỉnh Gia
Lai về việc triển khai bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cốt cán và giáo viên
cốt cán năm học 2021-2022; Công văn số 1768/SGDĐT-GDMNTH ngày 12/8/2021
tham dự Tập huấn trực tuyến đối với CBQL và GVMN cốt cán năm học 2021-2022;
Kế hoạch số 63/KH-PGDĐT ngày 16/8/2021 của Phòng GD&ĐT về việc Kế hoạch
học chính trị năm học 2021-2022); Công văn số 325/PGDĐT ngày 13/8/2021 của
Phòng GD&ĐT về việc CBQL, GV MN tham dự Tập huấn trực tuyến NH 2021-2022;
Công văn số 350/PGDĐT ngày 24/8/2021 của Phòng GD&ĐT về việc Tham dự
Tập huấn CM MN NH 2021-2022)
4. Xây dựng nhiệm vụ năm học 2021 – 2022
– Các trường đã xây dựng phương án học năm học mới theo tình hình dịch
bệnh Covid-19; đã điều chính kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên.
– Triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chuyên môn cho tất cả công
chức, viên chức (Công văn số 311/PGDĐT ngày 6/8/2021 của Phòng GD&ĐT về
việc Triển khai thực hiện một số nội dung công việc chuẩn bị năm học mới 2021-
2022 đối với GDMN; Kế hoạch số 61/KH-PGDĐT ngày 7/8/2021 của Phòng
2
GD&ĐT về việc KH Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm GĐ 2021–
2025).
5. Công tác chuẩn bị cho khai giảng năm học mới
– Các trường đã chuẩn bị mọi điều kiện để đón trẻ Tựu trường ngày 5/9/2021
năm học 2021 -2022.
– 100% các trường mầm non, mẫu giáo đã chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất,
vệ sinh trường lớp tốt; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trước khai giảng;
Chuẩn bị mọi điều kiện để Tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2021 -2022 ngày
5/9/2021 .
– Biên chế trường lớp, phân công nhiệm vụ đầu năm học.
– Triển khai xây dựng kế hoạch chuyên đề năm học 2021 -2022.
– Xây dựng kế hoạch mở lớp bán trú ngay từ đầu năm học.
6. Phòng, chống dịch bệnh
– Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tiếp tục tăng cường
công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.
– Các trường đã thực hiện nghiêm túc Công văn số 320/PGDĐT ngày
10/8/2021 của Phòng GD&ĐT về việc Đề nghị xé nghi ệm SARS-CoV-2 cho
CBQL, giáo viên, nhân viên; Công văn số 323/PGDĐT ngày 11/8/2021 của Phòng
GD&ĐT về việc cài đặt, sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”.
– Triển khai thực hiện Công văn số 1467/BGDĐT-GDTC ngày 28/4/2020 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn
phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học; Công văn số 6666/BYT-MT ngày
16/8/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ
quan, đơn vị;
7. Duyệt chế độ dạy thêm giờ năm học 2020-2021
Các trường thực hiện duyệt ché chế độ dạy thêm giờ theo Quyết định số
42/QĐ-PGDĐT ngày 3/8/2021 của Phòng GD&ĐT về việc thành lập Đoàn kiểm tra
hồ sơ dạy thêm giờ năm học 2020-2021 . Bộ phận chuyên môn đã duyệt lại lần 2 và
các trường hoàn thiện chứng từ trong tháng 8/2021.
II. Kế hoạch nhiệm vụ giáo dục mầm non tháng 9/2021.
1. Công tác chính trị tư tưởng
– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm 76 năm Ngày Cách Mạng
Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2021 ) và Ngày Quốc khánh (02/9/1945-
02/9/2021 ). Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật giao
thông.
– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động “Ngày toàn dân đưa
trẻ đến trường” bằng nhiều hình thức để mọi người dân hiểu được việc đưa trẻ đi
học đúng độ tuổi là việc làm cần thiết, là thực hiện đúng chủ chương, chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục.
3
– Thường xuyên cập nhật, triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mới của
các cấp về công tác phòng chống dịch Covid-19 đến toàn thể Hội đồng sư phạm nhà
trường, phụ huynh học sinh để thực hiện tốt trong công tác phòng, chống dịch
Covid-19; thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, đeo khẩu trang, giữ khoảng
cách,… theo quy định.
2. Nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non
2.1. Công tác huy động trẻ ra lớp
Các trường tiến hành cập nhật, rà soát số học sinh ra lớp theo chỉ tiêu kế
hoạch UBND huyện, Phòng GD&ĐT và địa phương giao; phối hợp với địa phương
vận động trẻ ra lớp đầy đủ, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng trẻ có hoàn cảnh
khó khăn và trẻ khuyết tật, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ và cha mẹ trẻ thực
hiện tốt các nhu cầu về học tập ngay từ ngày đầu năm học mới, nếu có khó khăn kịp
thời báo cáo về Phòng GD&ĐT để theo dõi chỉ đạo.
Hoàn thiện công tác tuyển sinh trực tuyến năm học 2021 -2022 trên phần
mềm và các hồ sơ theo quy định.
2.2. Kế hoạch thời gian; các văn bản chuyên môn
Triển khai Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT ngày 4/8/2021 của Bộ GDĐT về
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021 -2022 đối với giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Quyết định số 727/QĐ-BGDĐT
ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc Ban hành khung kế
hoạch thời gian năm học 2021 -2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Công văn số 1873/SGDĐT-VP
ngày 25/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai về việc hướng dẫn triển
khai thực hiện Kế hoạch thời gian năm học 2021 -2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Căn cứ Công văn số 378/PGDĐT ngày 02/9/2021 của Phòng GD&ĐT về
việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021 -2022 để xây dựng nhiệm
vụ giáo dục mầm non năm học 2021 -2022 của nhà trường phù hợp với tình hình địa
phương.
2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, vệ sinh môi trường, vệ sinh trường lớp, an
toàn vệ sinh thực phẩm
– Rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp lại cơ sở vật chất hiện có hợp lý để triển
khai, thực hiện cho năm học mới 2021 -2022:
+ Tiến hành kiểm tra, rà soát các thiết bị hiện có tại đơn vị, thực hiện mua
sắm bổ sung các thiết bị còn thiếu và thanh lý các thiết bị không còn sử dụng được
(Bàn ghế, bảng, thiết bị, đồ dùng, máy tính … );
+ Sắp xếp lại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi;
+ Cải tạo, sửa chữa nhỏ, thay thế thiết bị đã hỏng trong nhà vệ sinh nhưng
chưa được thay thế;
4
+ Kiểm tra, rà soát tài liệu, vật dụng, tranh ảnh, sách thư viện thân tiện; Xây
dựng kế hoạch thực hiện mô hình TVTT dựa vào cộng đồng và vận hành đầu năm
học.
+ Tăng cường dọn dẹp vệ sinh sân trường, hành lang lớp học, lỗ thoát máng
xối trần, nhà vệ sinh trẻ. Thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp, bàn ghế, thiết bị
dạy học; lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, khu vực rửa tay,
nhà vệ sinh, cầu thang, phương tiện đưa đón trẻ theo quy định.
+ Bố trí khu vực rửa tay, nước sạch, khăn lau, giấy lau tay và xà phòng đủ
dùng để rửa tay cho trẻ. Bố trí các thùng chứa rác hợp lý.
+ Chăm sóc thảm cỏ, cây xanh, tạo bóng mát trong khuôn viên nhà trường.
Trồng các loại hoa, cây kiểng, bồn cây phía trước trường tạo cảnh quan môi trường
xanh – sạch – đẹp – an toàn. Cắt tỉa các cành cây khô, nhánh cây có nguy cơ gãy đổ,
dễ gây tai nạn thương tích. Tháo gỡ các băng ron, khẩu hiệu cũ rách trong khuôn
viên nhà trường.
+ Thay cờ tổ quốc bị phai màu, bị cũ, rách.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường
học như: thiết bị chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, thiết bị đo thân nhiệt, nước sát
khuẩn…
– Các trường có bếp ăn bán trú phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn vệ sinh
thực phẩm theo quy định của pháp luật. Chỗ ăn, chỗ ngủ của trẻ cần cải thiện và
nâng cao các điều kiện để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Giám sát đảm bảo chất lượng
nước uống và nước sinh hoạt. Thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm,
không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
– Rà soát, kiểm tra, thực hiện hồ sơ sổ sách công tác y tế trường học, hồ sơ về
an toàn vệ sinh thực đúng, đủ hạn kỳ. Hợp đồng mua, bán thực phẩm đúng quy
định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
2.4. Phân công nhiệm vụ, phân công chuyên môn
– Căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ năm học mới của đơn vị, Ban Giám
hiệu các trường thống nhất và ban hành quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể.
Quyết định phân công nhiệm vụ, chuyên môn được công khai trước toàn thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên của trường. Rà soát lại các loại hồ sơ nhà trường, đoàn thể,
chuyên môn để bổ sung và làm mới cho đảm bảo theo yêu cầu.
+ Biên chế trường lớp, phân công nhiệm vụ đầu năm học.
+ Triển khai xây dựng kế hoạch chuyên môn, chuyên đề năm học 2021-2022.
+ Lập kế hoạch tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2021 -2022.
+ Họp Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, lớp đầu năm học 2021 – 2022
để thông báo tình hình biên chế trường lớp, nhân sự, cơ sở vật chất qua đó đưa ra
hoạch định, giải pháp cho cả năm học về công tác giáo dục.
– Xây dựng kế hoạch mở lớp bán trú nếu có và báo cáo về Phòng GD&ĐT.
5
– Củng cố, kiện toàn, ổn định bộ máy tổ chức trong nhà trường để kịp thời
hoạt động có hiệu quả và chất lượng.
– Căn cứ số biên chế được UBND huyện giao, tiến hành sắp xếp biên chế lớp,
đảm bảo số trẻ trên lớp đúng theo quy định của Điều lệ cấp học. Rà soát số giáo
viên nghỉ thai sản, số giáo viên còn trống trong biên chế để tiến hành hợp đồng
ngắn hạn trong khi chờ xé tuyển. Chú ý bố trí, sắp xếp lớp học 2 buổi/ngày.
2.5. Công tác tài chính
– Tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc triển
khai hướng dẫn thực hiện công tác Tài chính và các khoản thu ngoài ngân sách
ngay từ năm học 2021 -2022;
– Các trường chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khẩn trương rà
soát, làm việc với UBND xã, thị trấn để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất .
– Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng tài sản công. Đề nghị xây dựng đề
án sử dụng tài sản công ngay từ đầu năm học; Quy chế chi tiêu nội bộ.
– Thực hiện đúng theo chỉ đạo tại Công văn số 1981/SGDĐT-KHTC ngày
4/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai về việc hướng dẫn thực hiện các
khoản thu và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn
tỉnh năm học 2021 – 2022.
2.6. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2021–
2022
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cho cho CBQL và GVMN
trên địa bàn huyện các trường mầm non thực hiện tổ chức các lớp tập huấn cho đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại đơn vị theo quy định.
2.7. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
– Các trường tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về
việc đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
– Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng
chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. Xây
dựng kế hoạch và đôn đốc giáo viên chủ nhiệm, các bộ phận trong trường thực hiện
tốt kế hoạch.
– Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi
chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu
kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không.
– Trang bị dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu; định kỳ kiểm tra và mua bổ
xung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu
về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ
của trẻ do các cấp tổ chức.
6
– Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách
phòng chống bệnh dịch. Quan tâm chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khoẻ mạnh, chú ý
các trẻ suy dinh dưỡng và béo phì. Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường
đều nắm vững các kiến thức về nuôi dưỡng và cách sơ cấp cứu ban đầu, phòng
chống bệnh dịch. Lồng ghép kiến thức vào chương trình học của trẻ, giúp trẻ nhận
thức được và có ý thức phòng dịch bệnh.
– Tuyên truyền đến từng phụ huynh học sinh về cách chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ và phòng chống một số loại bệnh nguy hiểm; Không để xảy ra bệnh dịch trong
trường; Đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn;
– Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và
phòng chống dịch bệnh của trường lên cấp trên.
– Giáo viên, nhân viên nghiêm túc chấp hành quy chế, quy định của trường về
nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Có tinh thần trách
nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, tận tình chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ
trẻ.
2.8. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ ở trường mầm non
– Giúp trẻ tận dụng tất cả các giác quan để khám phá sự vật, hiện tượng: Giáo
viên nên dành thời gian cho trẻ quan sát, xem xé, phỏng đoán, so sánh, sử dụng câu
hỏi gợi mở, câu hỏi kích thích trẻ tư duy nhằm dẫn dắt trẻ suy nghĩ và giúp trẻ nói
lên được về những gì chúng đang nhìn thấy, giáo viên gợi ý cho trẻ chia sẻ, bày tỏ ý
kiến của mình, cùng nhau trao đổi để tìm hiểu, khám phá đối tượng. Bên cạnh đó
giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với các đồ
dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu khác nhau để kích thích hứng thú khám phá
của trẻ.
– Giáo viên mầm non cần phải nắm vững các kỹ thuật sử dụng từng phương
pháp dạy học: Giáo viên cần thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng phương
pháp, có như thế thì mới nâng cao được hiệu quả tổ chức các hoạt động cho trẻ. Các
kỹ thuật này bao gồm: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đưa ra
tình huống có vấn đề, kỹ thuật đặt câu hỏi… Cụ thể về kỹ thuật đặt câu hỏi thì giáo
viên cần chú ý tới một số yêu cầu như sau: Câu hỏi phải liên quan trực tiếp đến việc
thực hiện mục tiêu bài học; câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ;
phù hợp với trình độ của trẻ; câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của trẻ nhằm
khuyến khích sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ, giáo viên không ghé
nhiều nội dung trong một câu hỏi, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc, từ đó giúp
trẻ sẽ trả lời dễ dàng hơn với các câu hỏi đơn nghĩa, rõ ý.
– Cần khai thác và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách
khoa học:
+ Nhằm giúp cho sự hiểu biết của trẻ trở nên sâu sắc và bền vững hơn, giúp
trẻ sẽ nhớ nhanh và lâu hơn thì giáo viên nên sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm. Có rất nhiều cách khác nhau để chia nhóm, tuy nhiên không nên chia nhóm
7
trẻ quá đông hoặc quá ít, nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác
nhau. Cần quy định rõ thời gian thảo luận và kết quả thảo luận cho các nhóm, cần
bầu ra trưởng nhóm, kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày bằng nhiều hình
thức như: vẽ, hát, đóng kịch, thơ…Giáo viên cần quan sát các nhóm thảo luận và có
sự giúp đỡ kịp thời trong trường hợp các nhóm gặp khó khăn.
+ Đối với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề thì giáo viên cần thực
hiện đúng theo quy trình các bước như sau: Xác định, nhận dạng vấn đề hoặc tình
huống; thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề hoặc tình huống đặt ra; liệt kê các
cách giải quyết có thể có; phân tích, đánh giá kết quả từng cách giải quyết (tích cực,
hạn chế, cảm xúc, giá trị); so sánh kết quả các cách giải quyết; lựa chọn cách giải
quyết tối ưu nhất; thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn; rút kinh nghiệm cho
việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
+ Đối với phương pháp đóng vai thì việc “diễn” không phải là phần chính
của phương pháp này mà điều quan trọng là giáo viên giúp trẻ tham gia thảo luận
sâu sau phần tham gia vào vai diễn ấy.
+ Để sử dụng phương pháp trò chơi đạt hiệu quả thì giáo viên nên chọn
những trò chơi dễ tổ chức và thực hiện, trò chơi phải phù hợp với chủ đề, với đặc
điểm và trình độ của trẻ, phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực,
trẻ phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi, trò chơi phải tạo được sự
hứng thú và vui thích của trẻ.
+ Khi sử dụng phương pháp dạy học khám phá giáo viên nên lựa chọn nội
dung vấn đề hoặc tình huống đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ, chuẩn bị đồ chơi, đồ
dùng trực quan và những điều kiện cần thiết để trẻ tự tìm tòi khám phá, tổ chức cho
trẻ làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm; khuyến khích trẻ tự tìm tòi khám phá,
đưa ra các phát hiện, cách giải quyết có thể; liệt kê các cách giải quyết có thể có;
phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết của cá nhân trẻ, của nhóm trẻ; lựa
chọn cách giải quyết tối ưu nhất; kết luận về nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho trẻ
tự kiểm tra, tự điều chỉnh; rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình
huống khác.
+ Đối với phương pháp dạy học trải nghiệm thì giáo viên nên tổ chức cho
trẻ thực hiện đủ bốn bước: quan sát, suy nghĩ (tâm trí), cảm nhận (cảm xúc), hành
động (cơ bắp). Để học hiệu quả, trẻ cần phải: tiếp nhận thông tin, suy ngẫm xem nó
sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em như thế nào, so sánh mức độ phù hợp của nó
với những trải nghiệm của trẻ em thế nào và suy nghĩ xem từ thông tin đó trẻ em sẽ
có những cách hành xử mới nào. Việc học tập đòi hỏi không chỉ có nhìn, nghe,
chuyển động hay động chạm. Trẻ cần biết kết hợp những gì trẻ cảm giác và suy
nghĩ được với những gì trẻ cảm nhận và ứng xử.
+ Phương pháp động não khi sử dụng đối với trẻ mầm non thì giáo viên nên
hướng dẫn trẻ cách trả lời những câu hỏi ngắn, có khi chỉ cần một từ. Tất cả ý kiến
của trẻ đều cần được giáo viên khích lệ, thừa nhận. Đặc biệt, không phê phán các
câu trả lời của trẻ và luôn khen ngợi trẻ đúng lúc. Cuối giờ thảo luận cần nhấn mạnh
8
kết quả có được là thành quả của cả nhóm hoặc của tất cả các thành viên trong
nhóm.
+ Vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học theo Dự án. Phương pháp
dạy học theo Dự án được tổ chức thành 3 giai đoạn:
++ Giai đoạn 1: Thử hứng thú của trẻ
Ngay từ khi bắt đầu dự án, giáo viên quan tâm đến chủ đề thông qua việc
khuyến khích trẻ chia sẻ những câu chuyện cá nhân có liên quan. Khi trẻ có hiểu
biết hiện tại về chủ đề nào đó, từ đó giáo viên đánh giá xem mức độ hiểu biết của
trẻ như thế nào và giúp trẻ xây dựng các câu hỏi mà trẻ có thể tìm hiểu.
++ Giai đoạn 2: Hoạt động khám phá
Cho phé trẻ đi thực địa, phỏng vấn những người trưởng thành, những nhà
chuyên môn giỏi. Trẻ em có thể xem sách, mạng Internet qua sự hỗ trợ của người
lớn, Video… Sau đó trẻ sử dụng nhiều hình thức để minh họa những gì trẻ đã học
được và chia sẻ kiến thức mới với bạn.
++ Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả và những điều trẻ đã học được
Giáo viên hướng dẫn kết luận và giúp trẻ xem lại thành quả của mình. Trẻ
chia sẻ công việc của mình với cha mẹ, với một lớp học khác. Đánh giá của giáo
viên về những gì trẻ đã học được thông qua dự án. Sau đó trẻ tạo ra các bài thuyết
trình và sản phẩm để chia sẻ những gì trẻ đã nghiên cứu, tìm hiểu. Kết thúc dự án sẽ
cho ra sản phẩm như là: Poster, mô hình, bài báo cáo, vật thật, …
2.9. Công tác KĐCL và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
– Chủ động trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên phù hợp với khả năng,
năng lực chuyên môn và điều kiện gia đình để giáo viên có điều kiện hỗ trợ nhau
trong công tác chuyên môn và những nhiệm vụ khác đồng thời có sự phân công rõ
ràng, phù hợp để giáo viên có cơ hội và điều kiện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
đáp ứng yêu cầu và quy định đối với trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong kế hoạch
chỉ rõ đối tượng cần bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, thời điểm bồi dưỡng cụ thể,
phù họp với tình hình đội ngũ của nhà trường và biện pháp thực hiện kế hoạch như
tổ chức hội thảo chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi, kiểm tra chuyên đề, kiếm tra
hoạt động sư phạm nhà giáo…
– Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với cấp ủy chính quyền địa
phương, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương.
– Phải xây dựng lộ trình phẩn đấu từng tiêu chuẩn, từng hạng mục với thời
gian, giải pháp thích hợp.
– Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong trường học nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các tổ chức chính trị trong nhà trường, nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ.
– Mở rộng các nhóm, lớp bán trú và học 2 buối/ngày để nâng cao chất lượng
9
dạy và học.
2.10. Công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi
– Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 01 /KH-BCĐ ngày 22/3/2021 của Ban Chỉ
đạo PCGD, XMC huyện về thực hiện PCGD, XMC năm 2021 ;
– Trường mầm non, mẫu giáo chủ động phối hợp với các trường Tiểu học,
THCS trên địa bàn xã, thị trấn để phân công người tham gia điều tra, nhập, kiểm
tra, xử lý dữ liệu tại phần mềm hệ thống trực tuyến.
– Lập hệ thống hồ sơ phổ cập đầy đủ theo quy định.
2.11. Công tác Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021-2022
Trong tháng 9, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nhà trường triển
khai cho CBQL và giáo viên tự lựa chọn các module phù hợp để đăng ký và xây
dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho cá nhân; Nhà trường căn cứ vào các module của
giáo viên đăng ký và xây dựng kế hoạch cụ thể để định hướng thời gian cho CBQL
và giáo viên thực hiện trong năm học 2021 – 2022. Trách nhiệm của Ban Giám hiệu
nhà trường: Xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường, hướng dẫn cho giáo viên
xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân, phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên và tổ
chức triển khai kế hoạch BDTX của nhà trường.
2.12. Thực hiện các loại báo cáo
– Báo cáo tình hình Khai giảng năm học mới 2021-2022.
– Nhập số liệu, thông tin của đội ngũ, học sinh vào hệ thống SMAS, cơ sở dữ
liệu ngành theo quy định (nhập đầy đủ thông tin, số liệu phải chính xác).
– Báo cáo tình hình giáo dục tháng 9/2021 ;
– Báo cáo theo các biểu mẫu đầu năm của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
– Báo cáo Huy động ra lớp tháng 9/2021 .
Trên đây là kế hoạch chuyên môn cấp học mầm non tháng 9 năm 2021 ,
Phòng GD&ĐT huyện yêu cầu Hiệu trưởng các trường triển khai thực hiện nghiêm
túc./.
Nơi nhận:
– Các cơ sở giáo dục MN (t/h);
– Lưu: VT, CM.
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Phạm Ngọc Hiệp