kế hoạch kiểm tra
kế hoạch kiểm tra
PHÒNG GD&ĐÀOTẠO TP BẾN TRE
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH-MN
Phường 7, ngày 17 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH
Công tác kiểm tra giáo dục năm học 2018-2019
Căn cứ công văn số 1168 PGD&ĐT-GDMN ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2018-2019;
Căn cứ vào kế hoạch số 1176 /KH-PGD&ĐT, ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre kế hoạch công tác kiểm tra giáo dục năm học 2018-2019;
Căn cứ vào Công văn số 1177/ PGD&ĐT-KTr ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bến Tre về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2018-2019;
Căn cứ kế hoạch số 104 KH-MN ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Trường mầm non Bình Minh về phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019;
Trường mầm non Bình Minh xây dựng Kế hoạch công tác kiểm tra của năm học 2018-2019 cụ thể như sau:
I. I. Đặc điểm tình hình của nhà trường
1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm của Phòng giáo dục và Chính quyền , các ban ngành đoàn thể địa phương, sự hỗ trợ nhiệt tình của BĐDCMHS nhà trường.
Đa số CBGVNV nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ. Có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, đa số có tinh thần học tập tốt, tham gia tự học các lớp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nghiêm túc chấp hành kế hoạch kiểm tra của các cấp khi có yêu cầu.
CSVC đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của địa phương.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức chấp hành trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra
2. Khó khăn:
Tỉ lệ giáo viên giỏi các cấp còn thấp, giáo viên chưa mạnh dạn đăng kí tham gia thi, phong trào chưa thật sự sôi nổi, cũng còn một số giáo viên ngại khó chưa đầu tư nhiều cho công tác chuyên môn.
– Các thành viên trong tổ kiểm tra nội bộ của trường đều là giáo viên đứng lớp, rất bị động công việc khi tham gia kiểm tra cùng với Ban giám hiệu nhà trường.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ:
– Giúp cán bộ giáo viên, nhân viên nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ năm học.
– Qua kiểm tra tạo cơ sở để xét thi đua và bố trí nhân sự phù hợp, hợp lý.
– Cán bộ giáo viên, nhân viên chấp hành và thực hiện đúng qui định của pháp luật và phát huy nhân tố tích cực.
– Qua kiểm tra gíup nhà trường tra đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của giáo viên trong chăm sóc, giáo dục trẻ và cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ được phân công để xây dựng nề nếp kỷ cương trong đơn vị.
– Thông qua kiểm tra để bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giúp cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhận thức rõ những ưu khuyết điểm của mình để kịp thời điều chỉnh bổ sung.
– Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thanh, kiểm tra trong tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác kiểm tra.
– Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật như: Luật Khiếu nại 2011; Luật Tố cáo 2011; Luật Tiếp công dân năm 2013; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Thanh Tra Chính phủ Quy định quy trình giải quyết tố cáo ; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh Tra Chính phủ Quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính ; Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh Tra Chính phủ Quy định quy trình tiếp công dân; Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh Tra Chính phủ Quy định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
– Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện đảm bảo đúng mục đích và đem lại hiệu quả thiết thực. Hạn chế tối đa đơn thư khiếu kiện vượt cấp và kéo dài.
– Xây dựng Kế hoạch kiểm tra theo định hướng đổi mới, chuyển trọng tâm từ kiểm tra hoạt động chuyên môn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác quản lý giáo dục của trường. Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; có thể kiểm tra nhiều nội dung tại một lớp hoặc kiểm tra một số nội dung tại nhiều lớp. Trong đó, tập trung kiểm tra trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn cơ sở giáo dục; việc thực hiện các quy định của tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, GV theo tinh thần Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
– Thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân theo Luật, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng đúng theo quy định của pháp luật.
– Kiểm tra việc dạy và học của giáo viên và các cháu.
– Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của từng thành viên
III. Nội dung kiểm tra:
1) Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo, viên chức, người lao động.
1.1. Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
* Mục đích kiểm tra:
Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục trẻ ở trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về chuyên môn như: thực hiện chương trình, đánh giá việc dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN sau chỉnh sửa, phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hoá, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…và thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của nhà trường.
* Nội dung kiểm tra:
+ Kế hoạch, nội dung, phương pháp, biện pháp thực hiện;
– HT kiểm tra đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động sư phạm của GV trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân công, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý ;
Trao đổi với GV được KT, BCHCĐ, Chi đoàn, tổ chức Đảng, tổ CM tìm hiểu về NT tư tưởng, chính trị, về việc chấp hành qui chế của GV;
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
Kiểm tra trách nhiệm của giáo viên:
+ Việc chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành, của địa phương;
+ Việc thực hiện Nghị quyết TW IV khoá XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
+ Việc tuân thủ những quy định nhà giáo không được làm (căn cứ Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 Quy định về đạo đức nhà giáo, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định 17/2013/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre quy định
+ Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất ; việc thực hiện nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; thực hiện nghiêm túc Thông tư 13/2010/TT- BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN, đặc biệt đối với nhóm, lớp kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và đề ra các biện pháp khắc phục.
+ Kết quả công tác được giao :
Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ; Dự giờ (quan sát hoạt động học, hoạt động chơi/lớp)
+Trình độ nghiệp vụ ( tay nghề) Góp ý nhận xét của bộ phận kiểm tra khi dự giờ
+ Thực hiện qui chế chuyên môn (Xem KT việc thực hiện qui chế CM) kế hoạch giảng dạy, chấp hành giờ giấc, nội quy của nhà trường trong soạn giảng, đánh giá trẻ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện chương trình.
+ Kết quả giảng dạy, giáo dục
Xem kết quả giảng dạy của GV ở từng chủ đề ; đánh giá trẻ/ ngày xem sổ theo dõi ; Kết quả chuyên cần, tỉ lệ bé ngoan của lớp ; đánh gia chung về hoạt động của trẻ/ lớp
Về đánh giá tiết dạy:Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục, kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình GDMN. Đối mới phương pháp tố chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đối mới tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ tích cức khám phá, trải nghiệm và sáng tạo
Xem HSSS cuả GV : Hồ sơ sổ sách, giáo án; Kiểm tra bảo quản tài sản đồ dùng đồ chơi; Trang trí lớp giữ gìn và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện, việc thực hiện tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
+ Tham gia công tác khác
Xem kết quả các mặt GD, kết quả thực hiện các phong trào thi đua của giáo viên, đăng kí thi đua, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến và đổi mới trong giáo dục của giáo viên, tham gia tự học tự rèn… Kiểm tra công tác phối hợp phụ huynh và công tác khác. Kiểm tra kết quả chăm sóc trẻ.
* Chỉ tiêu kiểm tra: 3/10 giáo viên- Tỉ lệ 30%
Lưu ý giáo viên còn hạn chế về trình độ tay nghề, giáo viên có dấu hiệu vi phạm quy chế chuyên môn (sử dụng hình thức kiểm tra đột xuất).
* Biện pháp kiểm tra
– HT xây dựng kế hoạch, phân công, điều hành, chỉ đạo… có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.
– Phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những sai sót lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực SP, giữ gìn đạo đức, nhân cách của nhà giáo, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường ;
– Tạo động lực để GV có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ;
Ngoài ra, đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo còn được xác định trên cơ sở Quy định chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo.
1.2. Kiểm tra hoạt động phục vụ dạy học, giáo dục của viên chức và người lao động trong cơ sở giáo dục.
Mục đích
Giúp giáo viên trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục theo sát với ngành học mầm non trong năm học 2018-2019
Giúp đỡ giáo viên chọn và xác định nội dung trong tâm trong giảng dạy
Thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường cơ sở vật chất; tận dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi TT 02 của nhóm lớp , việc xây dựng môi trường của đơn vị có tác dụng trực tiếp đến trẻ
Nội dung kiểm tra:
+ Việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu năm học
– KT việc tổ chức HĐ chơi, kết hợp lồng ghép “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” với nội dung trọng tâm năm học 2018-2019: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương/ trường/ lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ, tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện trong các cơ sở GDMN;
– Kiểm tra việc tổ chức trong hoạt động học của trẻ
+ Hoạt động và chất lượng giảng dạy các môn văn hoá: tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; kiểm tra và đánh giá xếp loại
– Xây dựng các góc theo hướng mở tại nhóm lớp khi tổ chức hoạt động học
– Hiệu quả trong việc bố trí các góc, kết quả sản phẩm của cô và trẻ sau các hoạt động.
– Kiểm tra hoạt động ngoài trời có tận dụng môi trường vật chất hiện có để trẻ tham gia hoạt động tích cực
+ Kiểm tra việc triển khai các văn bản thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật khiếu nại, tố cáo;
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn tham nhũng, lãng phí trong cơ quan quản lý giáo dục, các trường học trực thuộc; bảo đảm mọi hoạt động trong nghành đều công khai, minh bạch, góp phần xây dựng trường trực thuộc thực sự là một trường sư phạm lành mạnh.
Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Chỉ tiêu: 6/10 giáo viên – Tỉ lệ 60%
Biện pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, triển khai kế hoạch cho giáo viên và thống nhất thời gian kiểm tra trong từng tháng.
Phân công trong tổ kiểm tra theo dõi thực hiện
Lên kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng và thông báo đến từng giáo viên ở đầu năm học, lịch kiểm tra được thông báo ở phòng BGH
Kế hoạch kiểm tra được thông báo và đưa vào kế hoạch hàng tháng trong cuộc họp Hội đồng giáo viên.
Đánh giá xếp loại chính xác, công bằng giúp CBGV- NV nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổng kết rút kinh nghiệm hàng tháng.
2) Kiểm tra hoạt động của các tổ, khối chuyên môn, các bộ phận: thư viện, thiết bị, tài chính, văn thư, bán trú, nội trú (nếu có).
2.1. Kiểm tra hoạt động của tổ/khối chuyên môn.
*Mục đích kiểm tra:
Hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn là hoạt động của tổ chức nghề nghiệp trong nhà trường nhằm trao đổi, thống nhất trong việc thực hiện chương trình giảng dạy, chuẩn bị bài lên lớp, làm đồ dùng dạy học, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới vào các giờ dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vui chơi của trẻ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ, các kịch bản lễ hội trong trường mầm non, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, nhóm việc xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng thường xuyên trong từng năm học…Kiểm tra hoạt động SP của tổ CM giúp cho:
– Hiệu trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên trong một tổ CM, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng tổ CM trong nhà trường.
– Phát hiện và phổ biến nhân rộng những mô hình hoạt động của tổ CM có hiệu quả trong nhà trường, tạo mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong tổ, phát huy sự hỗ trợ, trao đổi học tập lẫn nhau trong tập thể đồng thời phát hiện kịp thời những mặt hạn chế để có hướng xử lý, điều chỉnh. Từ đó, có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ CM;
– Hiệu trưởng đánh giá được kết quả công việc với cơ cấu nhân sự do mình đề ra.
* Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng;
Xem KH cá nhân của TT, KH của tổ CM. Kết quả giảng dạy của tổ trưởng ;
Dự sinh hoạt tổ CM, dự họat động chuyên đề ; xem biên bản họp tổ CM, các HSSS khác của tổ .
Trao đổi với TT, GV trong tổ và các bộ phận liên quan
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn; hồ sơ quản lý:(số lượng, chất lượng các hồ sơ CM)
Xem các hồ sơ CM của các cá nhân trong tổ (giáo án) KH hoạt động của tổ, biên bản họp tổ, các sản phẩm CM của tổ : sáng kiến kinh nghiệm, giáo án soạn
Trao đổi với TT, GV khác
+ Kiểm tra chất lượng dạy-học của tổ, nhóm chuyên môn; (thực hiện CT, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp, sử dụng ĐDDH, kiểm tra, đánh giá trẻ)
Xem sổ theo dõi, giáo án, vở tập toán, tạo hình của trẻ
Xem giáo án của GV ;Dự giờ dạy của GV
Xem sổ theo dõi mượn ĐDDH, sổ theo dõi đồ dùng tự làm, cập nhật đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02
Xem xét phong trào đổi mới PPGD của tổ
Trao đổi với PHT chuyên môn, TTCM, CMHS, (nếu cần) ; Khảo sát chất lượng HS
+ Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn;
Xem biên bản họp tổ (thời gian, nội dung, các ý kiến tham gia…), xem một số sổ công tác của GV trong tổ. Dự sinh hoạt tổ.
Trao đổi với TT, GV khác
+ Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
Xem KH và kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của các GV trong tổ ;
Xem kế hoạch dự giờ của tổ CM, sổ dự giờ, tài liệu tích lũy, kinh nghiệm của GV trong tổ . Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm của GV trong tổ
Trao đổi với TT, GV
+ Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh (kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ).
Xem KH chuyên môn của tổ, KH chăm sóc trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, kế quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ
Trao đổi với TT, GV, CMHS (nếu cần). Góc tuyên truyền của giáo viên tại lớp
Chỉ tiêu: 2/4 tổ chuyên môn tỉ lệ 50%
Biện pháp Xây dựng kế hoạch kiểm tra, triển khai kế hoạch cho giáo viên và thống nhất thời gian kiểm tra trong từng tháng. Phân công trong tổ kiểm tra theo dõi thực hiện
– Lên kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng và thông báo đến từng giáo viên ở đầu năm học, lịch kiểm tra được thông báo ở phòng BGH
– Kế hoạch kiểm tra được thông báo và đưa vào kế hoạch hàng tháng trong cuộc họp Hội đồng giáo viên.
– Đánh giá xếp loại chính xác, công bằng giúp CBGV- NV nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
– Tổng kết rút kinh nghiệm hàng tháng.
2.2. Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thư viện.
2.2.1. Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Mục đích:
Hiệu trưởng có được thông tin đầy đủ về thực trạng số lượng, chất lượng sách báo, đồ dùng, phương tiện dạy học cũng như tần suất, hiệu quả sử dụng, từ đó có kế hoạch mua sắm, khai thác, sử dụng, bảo quản tài liệu, phương tiện ĐDDH có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện học đi đôi với hành góp phần nâng cao chất lượng dạy học;
– Có thông tin đầy đủ về họat động của bộ phận TV, thiết bị để động viên, khuyến khích, điều chỉnh, uốn nắn giáo viên sử dụng thiết bị nhằm phục vụ dạy học tốt hơn
– Đôn đốc, thúc đẩy cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, cải tiến lề lối làm việc, tinh thần thái độ phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường
Nội dung:
+ Kiểm tra việc duy trì, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
+ Kiểm tra việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Chỉ tiêu: 2 lần/ năm
Biện pháp Xây dựng kế hoạch kiểm tra, triển khai kế hoạch cho giáo viên và thống nhất thời gian kiểm tra trong từng học kì. Phân công trong tổ kiểm tra theo dõi thực hiện
Kế toán in phiếu kiểm kê và thành lập tổ kiểm kê tài sản trong đơn vị. Hiệu trưởng kết hợp tổ kiểm kê tài sản kiểm tra các lớp
2.2.2. Kiểm tra thư viện gồm:
Mục đích:
Nhằm quản lý tốt thư viện của đơn vị và có hướng bổ sung cho hoạt động của thư viện, thiết bị (việc thực hiện nội qui, cho mượn, thu hồi, hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung, giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc…) Nghiên cứu sổ quản lý tài sản và các hồ sơ sổ sách liên quan, tìm hiểu tần suất sử dụng, hiệu quả sử dụng…
Nội dung:
+ Kiểm tra kế hoạch mua sắm thiết bị theo nhu cầu dạy và học;
Xem kế hoạch hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị, xem nội qui và tìm hiểu việc thực hiện nội qui ;
+ Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh;
+ Kiểm tra số lượng và chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục,
+ Kiểm tra hoạt động của cán bộ thư viện (việc thực hiện nội quy, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung sách báo.
Chỉ tiêu: 1/ lần /năm học
Biện pháp
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra, triển khai kế hoạch cho giáo viên và thống nhất thời gian kiểm tra trong năm. Phân công trong tổ kiểm tra theo dõi thực hiện
– Sắp xếp điều kiện thuận lợi, đầy đủ cho thư viện nhà trường hoạt động.
3) Kiểm tra tài chính.
Mục đích: Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, Quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục mầm non; thực hiện 3 công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Thông tư ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Nội dung kiểm tra.
+ Kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính;
+ Kiểm tra kế toán (chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính).
Chỉ tiêu: (kế toán tài chính kiểm tra theo quyết định số số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ tài chính), mỗi học kỳ kiểm tra 1 lần
Biện pháp
– Lên kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng và thông báo đến nhân viên kế toán ở đầu năm học, lịch kiểm tra được thông báo ở phòng BGH
– Kế hoạch kiểm tra được thông báo và đưa vào kế hoạch hàng tháng trong cuộc họp Hội đồng giáo viên.
– Đánh giá xếp loại chính xác, công bằng giúp CBGV- NV nâng cao chất lượng công việc
– Tổng kết rút kinh nghiệm sau kiểm tra.
4) Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính.
Mục đích :
– Đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ (công việc, tinh thần, thái độ..) của bộ phận văn thư hành chính, từ đó đôn đốc, thúc đẩy, điều chỉnh, uốn nắn bộ phận văn thư hành chính quản lý một cách bài bản các hồ sơ sổ sách của nhà trường, đảm bảo thông tin thông suốt, kịp thời, đầy đủ đúng qui định;
– Giúp hiệu trưởng làm tốt hơn công tác quản lý văn thư hành chính trong nhà trường, đưa công tác này đi vào nề nếp, khoa học.
Nội dung kiểm tra.
+ Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến;
+ Kiểm tra việc xét nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn; cập nhật PMIS, hồ sơ viên chức; kiểm tra tài chính định kỳ tháng
+ Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính sổ quản lý sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác);
+ Kiểm tra việc quản lý thiết bị, văn phòng phẩm ( máy tính)
+ Kiểm tra tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn thư; việc công khai hoá thủ tục hành chính.
Chỉ tiêu: 1 lần /năm và có kiểm tra việc công khai theo định kì, đột xuất
Biện pháp:
– Lên kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng và thông báo đến từng giáo viên ở đầu năm học, lịch kiểm tra được thông báo ở phòng BGH
– Kế hoạch kiểm tra được thông báo và đưa vào kế hoạch hàng tháng trong cuộc họp Hội đồng giáo viên.
– Đánh giá xếp loại chính xác, công bằng giúp CBGV- NV nâng cao nhiệm vụ công tác
– Tổng kết rút kinh nghiệm sau kiểm tra và hoàn thiện khi góp ý
5) Kiểm tra công tác bán trú .
Mục đích: kiểm tra Nhân viên nấu ăn để có hướng dẫn kịp thời trong quá trình thực hiện công tác bán trú tại đơn vị
Nội dung kiểm tra:
Quy trình chế biến thức ăn – VSATTP
+ Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc: Kiểm tra trình độ nghiệp vụ (Kiểm tra việc xây dựng thực đơn ); kiểm tra thực hiện nghiêm Quyết định số 1246/QĐ – BYT ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” .
+ Kiểm tra kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh: Kiểm tra công tác y tế: Kiểm tra việc tính khẩu phần dinh dưỡng theo hướng dẫn mới, quản lý, sử dụng các dụng cụ y tế và việc thực hiện hồ sơ sơ quản lý bệnh
Chỉ tiêu: 2/3 nhân viên cấp dưỡng – 1/1 nhân viên y tế
Biện pháp:
– Lên kế hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng và thông báo đến từng giáo viên ở đầu năm học, lịch kiểm tra được thông báo ở phòng BGH
– Kế hoạch kiểm tra được thông báo và đưa vào kế hoạch hàng tháng trong cuộc họp Hội đồng giáo viên.
– Đánh giá xếp loại chính xác, công bằng giúp CBGV- NV nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
– Tổng kết rút kinh nghiệm hàng tháng.
IV. Lực lượng tham gia kiểm tra;
– Danh sách CBGV huy động tham gia hoạt động kiểm tra:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Trình độ đào tạo
Thâm niên công tác
Trình độ tay nghề
1
Lương Thị Hồng Cúc
Hiệu trưởng
ĐHMN
25 năm
2
Nguyễn Bạch Trúc
P.H trưởng
ĐHMN
34 năm
3
Nguyễn Thanh Tuyền
TT
ĐHMN
năm
GV Giỏi cấp TP
4
Phạm Hồng Nương
TT
ĐHMN
năm
5
Nguyễn Thị Thanh Thảo
CT.CĐCS
ĐHMN
7 năm
6
Hồ Thị Phương Thúy
TT
ĐHMN
7 năm
7
Ngô Thanh Trúc
TT
TCYT
5 năm
Nhân viên y tế
Nơi nhận:
– Phòng GD&ĐT (báo cáo);
– Chủ tịch CĐCS (phối hợp);
– PHT, thành viên tham gia kiểm tra ( thực hiện);
– Lưu VT, HT.
HIỆU TRƯỞNG
Lương Thị Hồng Cúc
DANH MỤC CÁC CUỘC KIỂM TRA NĂM HỌC 2018-2019
(Ban hành kem theo Kế hoạch số 110/KH-MN ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Trường mầm non Bình Minh
DANH SÁCH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM NHÀ GIÁO
Họ tên
HĐ, lớp
Lần kiểm tra gần nhất
Thời gian sẽ kiểm tra
Ngày tháng năm
Kết quả
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Mầm
27/11/2018
Huỳnh Thị Hạnh Cúc
Nhà trẻ
25/2/2019
Huỳnh Thị Kim Ngân
Chồi
5/12/2018
DANH MỤC CÁC CUỘC KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ
TT
Đối tượng kiểm tra
Nội dung kiểm tra
Thời hạn kiểm tra
Thời gian kiểm tra
Người chủ trì
Người phối hợp
Ghi chú
1
Phạm Thị Tươi
Lá 1
KT việc tổ chức HĐ chơi, kết hợp lồng ghép “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” với nội dung trọng tâm năm học 2018-2019: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương/ trường/ lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ, tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện trong các cơ sở
1 buổi
Tuần 1 tháng 11
Lương Thị Hồng Cúc ;
Nguyễn Bạch Trúc;
Phạm Hồng Nương; Nguyễn Thanh Tuyền
2
Phạm Thị Hồng
Lá 2
1 buổi
Tuần 2 tháng 10
Lương Thị Hồng Cúc ;
Nguyễn Bạch Trúc;
Phạm Hồng Nương; Nguyễn Thanh Tuyền
3
Nguyễn Thị Thanh Thảo
( Mầm)
– Kiểm tra hoạt động ngoài trời có tận dụng môi trường vật chất hiện có để trẻ tham gia hoạt động tích cực
Tuần 2 tháng 11
Nguyễn Bạch Trúc;
Lương Thị Hồng Cúc; Phạm Hồng Nương; Nguyễn Thanh Tuyền
4
Trần Thị Lam
(Chồi)
– Kiểm tra việc tổ chức trong hoạt động học của trẻ
+ Xây dựng các góc theo hướng mở tại nhóm lớp khi tổ chức hoạt động học
+ Hiệu quả trong việc bố trí các góc, kết quả sản phẩm của cô và trẻ sau các hoạt động
Tuần 3 tháng 11
Nguyễn Bạch Trúc;
Lương Thị Hồng Cúc ;
Phạm Hồng Nương; Nguyễn Thanh Tuyền
5
Trần Thị Ngọc Duyên
(Nhà trẻ)
Tuần 4 tháng 3
Nguyễn Bạch Trúc;
Lương Thị Hồng Cúc ;
Hồ Thị Phương Thúy
6
Nguyễn Thị Thanh Thảo
(CTCĐ)
Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật khiếu nại, tố cáo: (Xem hồ sơ triển khai văn bản pháp luật)
1 buổi
Tháng 3
Lương Thị Hồng Cúc
Tổ kiểm tra, đoàn thanh niên)
7
Phạm Hồng Nương
(tổ/khối chuyên môn Lá)
Kiểm tra hoạt động của tổ/khối chuyên môn:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng;
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn; hồ sơ quản lý;
+ Kiểm tra chất lượng dạy-học của tổ, nhóm chuyên môn;
+ Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn;
+ Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
+ Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh.
1 buổi
Tuần 4 tháng 12
Nguyễn Bạch Trúc
Lương Thị Hồng Cúc ;
Hồ Thị Phương Thúy; Nguyễn Thanh Tuyền
8
Hồ Thị Phương Thúy
(tổ/khối chuyên môn nhà trẻ)
1 buổi
Tuần 2 tháng 3
Nguyễn Bạch Trúc
Lương Thị Hồng Cúc Phạm Hồng Nương; Nguyễn Thanh Tuyền
9
1 Nhóm nhà trẻ, 4 lớp mẫu giáo
và thư viện của trường (PHT)
+ Kiểm tra việc duy trì, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
+ Kiểm tra việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Lương Thị Hồng Cúc
Kết hợp tổ kiểm kê tài sản kiểm tra các lớp
Kế toán tham gia tổng hợp báo cáo
10
Trương Thị Huỳnh Mai (kế toán)
+ Kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính;
+ Kiểm tra kế toán (chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính).
1 lần /1 học kì
(Tháng 12/ 2018 và tháng 5/2019)
Lương Thị Hồng Cúc
Tổ kiểm tra
TrưởngBan thanh tra nhân dân
11
Trương Thị Huỳnh Mai (kiêm văn thư)
+ Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến;
+ Kiểm tra việc xét nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn; cập nhật PMIS, hồ sơ viên chức; kiểm tra tài chính định kỳ tháng
+ Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính sổ quản lý sổ theo dõi phổ cập giáo dục, sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác);
+ Kiểm tra việc quản lý thiết bị, văn phòng phẩm
+ Kiểm tra tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên văn thư; việc công khai hoá thủ tục hành chính.
1 Lần/ năm
Tháng 1/2019
Lương Thị Hồng Cúc
Nguyễn Bạch Trúc Phạm Hồng Nương; Nguyễn Thanh Tuyền
Hồ Thị Phương Thúy
12
Phạm Thị Ngọc Duyên
Quy trình chế biến thức ăn – VSATTP
+ Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc: Kiểm tra trình độ nghiệp vụ (Kiểm tra việc xây dựng thực đơn ); kiểm tra thực hiện nghiêm Quyết định số 1246/QĐ – BYT ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” .
1 buổi
Tháng 10/2018
Nguyễn Bạch Trúc
Lương Thị Hồng Cúc
Ngô Thanh Trúc
13
Cao Thị Vân Phương
1 buổi
Tháng 3/2019
Nguyễn Bạch Trúc
Lương Thị Hồng Cúc
Ngô Thanh Trúc
14
Ngô Thanh Trúc
+ Kiểm tra kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh: Kiểm tra công tác y tế: Kiểm tra việc tính khẩu phần dinh dưỡng theo hướng dẫn mới, quản lý, sử dụng các dụng cụ y tế và việc thực hiện hồ sơ sơ quản lý bệnh
1 buổi
Tháng 11/2018
Nguyễn Bạch Trúc
Lương Thị Hồng Cúc
Nguyễn Thanh Tuyền
Hồ Thị Phương Thúy