kế hoạch cá nhân
TRƯỜNG THCS THÀNH TRUNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành Trung, ngày 06 tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2017 – 2018
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của trường THCS Thành Trung;
Căn cứ vào Kế hoạch chuyên môn năm học 2017- 2018 của Ban Giám hiệu trường THCS Thành Trung và Kế hoạch hoạt động của tổ khoa học tự nhiên;
Tôi xây dựng Kế hoạch hoạt động cá nhân năm học 2017- 2018 với nội dung như sau :
I. GIỚI THIỆU BẢN THÂN
– Họ và tên: PHAN NGỌC QUÍ
– Sinh hoạt chuyên môn Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sư Phạm Sinh
– Năm vào ngành: 2006
– Chức vụ chính quyền: Tổ Trưởng Tổ Khoa Học Tự Nhiên
– Chức vụ trong Đảng: Đảng viên
– Nhiệm vụ được phân công trong năm học 2017 – 2018: giảng dạy Sinh 7,8,9 và chủ nhiệm 8A1, Tổ trưởng, bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành thí nghiệm, an toàn an ninh trật tự, theo dõi các phần mềm.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
1.1 Nhà trường:
– Thực tế Trường THCS Thành Trung là một trường có qui mô nhỏ, với 8 lớp, khoảng 20 CB.GV.CNV và khoảng 209 học sinh nên công việc quản lý khá thuận tiện. Trường lại nằm đối diện xã, nằm trên trục lộ 908 đường xá đi lại tương đối thuận tiện cho các em đến trường.
– Được sự quan tâm chỉ đạo của ngành cũng như địa phương và các đoàn thể, trong nhiều năm qua đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ giáo dục của mình.
– Cơ sở vật chất của nhà trường đang được đầu tư và trang bị mới đánh giá chung khá tốt: phòng học, bảng đen, bàn ghế GV, HS. Ngoài ra, trang thiết bị dạy và học cũng được cung cấp tương đối đủ.
1.2 Giáo viên:
– Phần lớn giáo viên có độ tuổi còn trẻ, khỏe, nhiệt tình công tác, 100% giáo viên có trình độ Đại học trở lên, có tinh thần trách nhiệm, tích cực trong công tác.
– Hiện tại nhà trường đã có 03 GV giỏi cấp tỉnh, 03 GV giỏi cấp huyện, 02 GV giỏi cấp trường trong tổng số 15 GV đứng lớp. Những GV này đóng vai trò đầu tàu, là nòng cốt trong công tác chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp và giúp cho phong trào “Dạy tốt” ngày càng có chất lượng hơn.
1.3 Học sinh:
– Đa số tất cả học sinh đều xuất thân từ gia đình nông dân, có đạo đức khá tốt, hiền lành, lễ phép. Tỷ lệ học sinh cá biệt, khó giáo dục, dính vào các tệ nạn xã hội được xem là khá thấp so với các trường cùng cấp trong khu vực.
– Số lượng học sinh ít. Điều này giúp cho khâu quản lý và giáo dục học sinh rất thuận tiện.
2. Khó khăn
2.1 Giáo viên:
– Đa số tất cả giáo viên giảng dạy đều từ nơi khác đến công tác có quê quán ở xa nên ít nhiều cũng gặp hạn chế về việc tiếp xúc học sinh và phụ huynh ở địa phương Thành Trung nhất là khâu tiếp xúc, vận động với gia đình học sinh. Vì địa bàn nông thôn vùng sâu mật độ dân cư ít, giáp ranh giữa các xã Nguyễn Văn Thảnh-Vĩnh Long, xã Hòa Tân-Đồng Tháp gặp khó khăn trong liên hệ.
– Hoàn cảnh công tác và điều kiện sinh hoạt cũng gặp nhiều trở ngại khó khăn. Giáo viên ở ngoại trú thì nhà ở cách xa trường. Các điều kiện giải trí về vật chất, tinh thần đều thiếu thốn. Các yếu tố khách quan trên cũng tác động không nhỏ đến tinh thần, tình cảm, sự nhiệt tình gắn bó cũng như chất lượng và hiệu quả công tác của giáo viên.
– Do trường có qui mô nhỏ, biên chế nhân sự thiếu, để bảo đảm đủ số tiết dạy đúng theo qui định, mỗi giáo viên phải dạy nhiều khối, nhiều môn, đảm nhận giảng dạy nhiều khối (có thể từ 6 đến khối 9) và kiêm nhiệm nhiều công tác… Hiện trạng trên làm cho:
+ GV giảng dạy khá vất vả do số lượng giáo án phải soạn trong tuần quá nhiều. Có GVBM phải soạn trong một tuần ít nhất là 3 giáo án và nhiều nhất 5 giáo án.
+ GV không thể học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với người đồng nghiệp cùng môn, cùng khối được. Trong khi tuổi đời và cả tuổi nghề của phần đông GV không nhiều, kinh nghiệm giảng dạy chưa cao nên việc nâng cao tay nghề gặp không ít khó khăn.
2.2 Học sinh:
– Thành Trung là một xã nông thôn nghèo, phần lớn phụ huynh học sinh ở địa bàn này đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, họ là nông dân, có thu nhập thấp, không ổn định, từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh phó mặc chuyện học hành của con cái cho nhà trường, không quan tâm cũng như không giám sát, nhắc nhở, động viên con em mình.
– Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng kém nhiều năm thường gặp nhiều khó khăn như: không có tiền chi trả cho giáo viên, chỉ mang tính chất hỗ trợ bồi dưỡng GV trong khi các nguồn vận động xã hội hóa còn rất yếu do đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, học sinh yếu lười biếng, không muốn học nâng kém trong khi gia đình thiếu quan tâm, nhắc nhở.v.v. làm cho chất lượng các hoạt động bồi giỏi và nâng kém chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
– Môi trường xã hội còn rất phức tạp, địa điểm giáp ranh nhiều xã, chính quyền địa phương không kiểm soát được, nhiều tệ nạn đe dọa lan rộng đến các địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa và từng bước xâm nhập học đường như: chơi game, cờ bạc, rượu chè, xăm mình, băng nhóm gây sự đánh nhau, ăn mặc lố lăng, yêu đương nam nữ.v.v. khiến công tác quản lý, giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn thử thách.
III. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CÁ NHÂN THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC
1. Nhiệm vụ về rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống
– Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của nhà nước, của ngành, nội quy của nhà trường và pháp luật của nhà nước.
– Thực hiện đúng và đầy đủ mọi quy định của nhà trường và pháp luật của nhà nước.
– Học tập và làm theo phong cách tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
– Giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của nhà giáo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
– Đoàn kết xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh.
– Tuyên truyền, vận động học sinh chấp hành tốt nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước.
2. Nhiệm vụ về giảng dạy
a. Kết quả cuối năm 2016 – 2017
Môn
Khối
TS
Giỏi- Khá
TB
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
Sinh
7
52
46
88,5
6
11,5
Sinh
8
47
38
80,8
9
19,2
Sinh
9
45
43
95,6
2
4,4
b. Chỉ tiêu chất lượng bộ môn
Học kỳ I (2017 – 2018)
Môn
Khối
TS
Giỏi- Khá
TB
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
Sinh
7
52
35
67,3
14
26,9
3
5,8
Sinh
8
47
28
59,5
17
36,2
2
4,3
Sinh
9
44
30
68,2
14
31,8
Cả năm (2017 – 2018)
Môn
Khối
TS
Giỏi- Khá
TB
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
Sinh
7
52
36
69,2
16
30,8
Sinh
8
47
29
61,7
18
38,3
Sinh
9
44
30
68,2
14
31,8
c. Chỉ tiêu học sinh giỏi các cấp:
* Học sinh giỏi: Toán, Lý, Hóa
* Cấp Huyện: 02 em đạt giải.
* Cấp Tỉnh: 01 em đạt giải.
* Học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay
* Cấp Huyện: 01 em đạt giải.
* Cấp Tỉnh: 01 em đạt giải.
* Học sinh giỏi thực hành thí nghiệm
* Cấp Huyện: 02 em đạt giải.
* Cấp Tỉnh: 01 em đạt giải.
(Lưu ý : Nếu trong năm học có tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi hoặc phong trào thuộc phạm vi bộ môn mình phụ trách, GV cũng phải đưa chỉ tiêu thực hiện)
b) Biện pháp
– Thực hiện nâng kém có hiệu quả.
– Thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục; thực hiện quy chế chuyên môn.
– Công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng và thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục trung học cơ sở.
– Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Thực hiện chủ trương: “ Mỗi giáo viên thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học ”.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
– Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn.
* Các công tác khác:
– Thực hiện theo đúng kế hạch của nhà trường.
– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
– Hăng hái tham gia các hoạt động do các cấp tổ chức.
3. Nhiệm vụ về phát triển chuyên môn nghiệp vụ
a) Chỉ tiêu
– Dự giờ từ 12 tiết / 1 HK trở lên.
– Thực hiện tiết dạy trình chiếu từ 2 tiết / 1 HK.
– Thực hiện tiết dạy phát triển năng lực học sinh ít nhất 1 lần / 1 HK.
b) Biện pháp
– Thường xuyên tích lũy chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho quá trình dạy học.
– Luôn có tinh thần học hỏi từ các bạn đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ thăm lớp.
– Tự học qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng mà đặc biệt là CNTT như internet.
4. Công tác ôn tập học sinh giỏi thực hành thí nghiệm:
– Công tác ôn tập học sinh giỏi thực hành thí nghiệm: .
+ Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành thí nghiệm để ôn tập cho HS tham gia kỳ thi học sinh giỏi thực hành thí nghiệm các cấp.
+ Chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp và điều kiện để tiến hành dạy rèn luyện kỹ năng thực hành cho các em học sinh có hiệu quả.
+ Tiến hành bồi dưỡng theo lịch của tổ trưởng.
+ Tăng cường bồi dưỡng các nội dung rèn luyện thực hành cho các em tự học tập ở nhà.
5. Công tác tổ chuyên môn.
– Thường xuyên dự giờ thăm lớp để học hỏi cũng như đóng góp ý kiến các bài với đồng nghiệp.
– Tổ chức các chuyên đề – nâng cao nghiệp vụ giáo viên.
– Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn.
– Phân công dạy thay giáo viên, đảm bảo không có tiết trống.
– Sau mỗi kỳ kiểm tra, tổng hợp các số liệu, so sánh với chỉ tiêu từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng học sinh.
– Nhắc nhở, động viên, khen thưởng kịp thời các thành viên có những thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG, dự thi giáo viên giỏi các cấp, tham gia tốt phong trào văn nghệ, hội thao,..
6. Nhiệm vụ Chủ nhiệm lớp 81
a) Chỉ tiêu học tập và rèn luyện của lớp chủ nhiệm (Tỉ lệ bỏ học; tỉ lệ lên lớp thẳng, tỉ lệ hạnh kiểm Tốt-Khá, tỉ lệ HSG, HSTT từng HK và cả năm…)
– Tỉ lệ bỏ học: không.
– Tỉ lệ lên lớp thẳng: 100%
– Tỉ lệ hạnh kiểm Tốt-Khá: đạt 100%
– Tỉ lệ HSG, HSTT
Học kỳ I
Cả năm
SL
%
SL
%
HSG
5
20
6
24
HSTT
10
40
11
44
b) Chỉ tiêu hoạt động ngoại khóa (Tỉ lệ HS tham gia các phong trào, các cuộc thi, các hoạt động từ thiện nhân đạo…)
– 100% HS tham gia tốt các phong trào, các hội thi, các hoạt động từ thiện nhân đạo do nhà trường và các cấp tổ chức.
c) Biện pháp
– GVCN thường xuyên giáo dục HS có ý thức lao động, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản, cảnh quan xung quanh của Nhà Trường.
– GVCN hướng dẫn, theo dõi động viên giúp đỡ các em HS tham gia tốt các phong trào, các hội thi, các hoạt động từ thiện nhân đạo do nhà trường và các cấp tổ chức.
– GVCN thường xuyên kiểm tra sỉ số hằng ngày, theo dõi tình hình HS có trường học nghỉ học, cần nhanh chóng nắm tư tưởng nguyện vọng của các em để cùng hội phụ huynh của trường và phụ huynh của HS nghỉ để có biện pháp uốn nắn giáo dục động viên các em kịp thời.
7. Nhiệm vụ kiêm nhiệm khác (nếu có) (P.Chủ tịch Công đoàn, P.Tổ trưởng ch. môn .v.v.)
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CẦN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC (nêu lại ngắn gọn biện pháp quan trọng nhất mà bản thân sẽ tập trung thực hiện đối với từng hoạt động)
Hoạt động 1: VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
– Thực hiện theo chương trình của Bộ giáo dục.
– Có lên lịch dạy bù những tiết chậm chương trình.
Hoạt động 2: DẠY HỌC
– Làm quen dần sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
– Tăng cường dự giờ, thao giảng.
– Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học.
– Thường xuyên duy trì hoạt động Bồi giỏi – Nâng kém.v.v.
– Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, luôn lấy học sinh làm trung tâm.
– Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Động viên học sinh vươn lên trong học tập.
– Luôn nhiệt tình trong giảng dạy, thường xuyên sử dụng ĐDDH trong các tiết học.
Hoạt động 3 : CHỦ NHIỆM LỚP
– Thường xuyên kiểm tra sỉ số hằng ngày.
– Giáo dục, rèn luyện đạo đức, nề nếp, đạo đức, thái độ học tập của lớp chủ nhiệm.
Hoạt động 4: VỀ SOẠN BÀI VÀ KÝ GIÁO ÁN:
– Thực hiện tốt và đầy đủ các quy định của nhà trường và của ngành về soạn giáo án.
– Ứng dụng dụng CNTT vào việc soạn giảng có hiệu quả.
– Luôn thâm nhập kĩ giáo án trước khi lên lớp, soạn giáo án phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng.
– Thực hiện tốt việc ký giáo án đầu tuần, xuất trình giáo án khi tổ chuyên môn, nhà trường yêu cầu kiểm tra.
Hoạt động 5: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Thường xuyên theo dõi và mượn, sử dụng đồ dùng dạy học có liên quan.
– Áp dụng mạnh mẽ CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Hoạt động 6: NGOẠI KHÓA
– Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa
Hoạt động 7: CÔNG TÁC KHÁC
– Thực hiện tốt mọi công tác do BGH phân công
V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ ĐỂ CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
1. Đối với bản thân:
– Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
– Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hổi phương pháp dạy học, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ
– Thực hiện đúng chương trình theo PPCT và chuẩn kiến thức kỹ năng
– Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy
2. Đối với Tổ chuyên môn:
– Đoàn kết với giáo viên trong tổ, nhóm cùng nhau trau đổi thông bài để hoàn thành nhiệm vụ góp phần thắng lợi kế hoạch được giao.
3. Đối với nhà trường:
– BGH quan tâm về mọi mặt
– Đa số giáo viên có độ tuổi còn trẻ, khỏe, nhiệt tình công tác, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, có tinh thần trách nhiệm, tích cực trong công tác.
–Thường xuyên phối hợp GVCN để trau đổi về những HS yếu – kém(hoặc học sinh giỏi) bộ môn toán của lớp mình dạy từ đó tìm ra hướng giải quyết,giúp đỡ và nếu không thành công thì phối hợp BGH trường để tìm ra hướng giải quyết,giúp đỡ.
4. Đối với học sinh, PHHS:
– Học sinh trong địa bàn ít, đạo đức khá tốt ngoan
– Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ và quan tâm đến con
–Thường xuyên quan tâm,gặp gỡ những HS yếu – kém (hoặc học sinh giỏi) để trau đổi về việc học tập bộ môn toán của lớp mình dạy từ đó tìm ra hướng giải quyết,giúp đỡ và nếu không thành công thì phối hợp PHHS, GVCN, BGH trường để tìm ra hướng giải quyết,giúp đỡ.
VI. CHỈ TIÊU VỀ DANH HIỆU THI ĐUA
1. Đối với tập thể lớp : (nếu có CN) Top 3 của thi đua TPT. Đội
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm : (nếu có CN) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
3. Đối với bản thân giáo viên : CSTĐ/CS
(Gợi ý : LĐTT – CSTĐ/CS – CSTĐTB – CSTĐ/Tỉnh)
VII. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC
Tháng
Các hoạt động chính
Kết quả cần đạt
Phụ chú
8/2017
– Họp tổ xây dựng KH của Tổ, KH cá nhân
– Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
– Lên kế hoạch cá nhân
– Lên kế hoạch tháng của tổ chuyên môn
– Ổn định tổ chức, theo dõi sát tình hình học sinh
– Nhận nhiệm vụ phân công chuẩn bị tốt cho năm học mới.
– Tham gia học tập các chuyên đề do phòng – Sở giáo dục tổ chức.
– Họp tổ theo định kỳ
– Dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học
– Tham gia tích cực các hội nghị, đại hội đầu năm như hội nghị CBVC, hội nghị công đoàn,…
– Chuẩn bị tốt hồ sơ, giáo án cho các tiết dạy.
– Chuẩn bị tốt cho tiết thao giảng theo quy định của nhà trường.
– Động viên học sinh khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập.
– Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo.
– Dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm cho bản thân.
– Nhắc nhỡ GV lên kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng HSG bộ môn, thực hành thí nghiệm.
– Hỗ trợ tuyển chọn HS để tham gia kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay, HSG, thực hành thí nghiệm.
-Triển khai sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong tổ Tự nhiên.
9/2017
– Tham gia khai giảng năm học mới 2017- 2018
– Phân loại học sinh mình dạy; Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém (thông qua KTCL đầu năm) để có cách dạy thích hợp.
– Đăng ký chỉ tiêu chất lượng đầu năm
– Thực hiện dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
– Hỗ trợ phụ đạo HS yếu – kém, bồi giỏi, giải toán trên máy tính cầm tay.
-Tiếp tục triển khai sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong tổ Tự nhiên.
10/2017
– Giảng dạy theo PPCT, thời khóa biểu
– Kiểm tra đánh giá học sinh 2 tháng 9 + 10
– Tiếp tục dự giờ các tiết trong tổ để học hỏi kinh nghiệm
– Tham gia nghe báo cáo và dự tiết dạy minh họa chuyên đề trong tổ ở chuyên đề 1
– Tham gia ngày lễ kỷ niệm 20/10 do công đoàn trường tổ chức
– Tiếp tục hỗ trợ phụ đạo HS yếu – kém, bồi giỏi, giải toán trên máy tính cầm tay và thực hành thí nghiệm.
-Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (1 tiết) trong tổ Tự nhiên.
11/2017
– Giảng dạy theo PPCT, thời khóa biểu
– Tiếp tục dự giờ các tiết trong tổ để học hỏi kinh nghiệm
– Tham gia các hoạt động tập thể chào mừng lễ 20/11
– Tham gia nghe báo cáo và dự tiết dạy minh họa chuyên đề trong tổ ở chuyên đề 2
– Tham gia lễ kỉ niệm 20/11
– Dự chuyên đề chuyên môn ở các trường do PGD tổ chức
– Tiếp tục hỗ trợ phụ đạo HS yếu – kém, bồi giỏi, giải toán trên máy tính cầm tay và thực hành thí nghiệm.
– Tổ chức thi thử vòng trường thực hành thí nghiệm.
-Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (1 tiết) trong tổ Tự nhiên.
12/2017
– Tham gia kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân Việt Nam 22/12
– Kiểm tra đánh giá học sinh hoàn thành điểm số
– Ôn tập, thi HKI
– Coi thi, chấm thi HKI
– Cộng điểm, báo cáo điểm số và vào sổ điểm sổ lớn
– Tiếp tục hỗ trợ phụ đạo HS yếu – kém, bồi giỏi.
– Sơ kết HKI
01/2018
– Giảng dạy theo PPCT, thời khóa biểu HKII
– Kỷ niệm ngày học sinh – sinh viên Việt Nam 09/01
– Phân loại học sinh mình dạy; Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém (thông qua kết quả HKI) để có cách dạy thích hợp.
– Tiếp tục hỗ trợ phụ đạo HS yếu – kém
– Tham gia thi HSG Huyện môn Toán, Hóa, Lý .
02/2018
– Giảng dạy theo PPCT, thời khóa biểu
– Tham gia kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02
– Nghỉ tết Nguyên Đáng
– Kiểm tra đánh giá học sinh 2 tháng 01 + 02
– Tiếp tục phụ đạo HS yếu – kém.
03/2018
– Tiếp tục dự giờ các tiết trong tổ để học hỏi kinh nghiệm
– Tham gia nghe báo cáo và dự tiết dạy minh họa chuyên đề trong tổ ở chuyên đề 1
– Tham gia hội trại 26/03 do trường tổ chức
– Tiếp tục chỉ đạo phụ đạo HS yếu – kém.
-Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (1 tiết) trong tổ Tự nhiên.
04/2018
– Giảng dạy theo PPCT, thời khóa biểu
– Tham gia nghe báo cáo và dự tiết dạy minh họa chuyên đề trong tổ ở chuyên đề 2
– Xem lại PPCT và dạy dứt điểm chương trình ở khoảng tuần 34 để bắt đầu ôn tập
– Hoàn thành các cột điểm
– Nộp đề thi đề nghị về PGD (nếu có)
– Lập đề cương ôn tập HKII về BGH
– Tiếp tục chỉ đạo phụ đạo HS yếu – kém
05/2018
– Ôn tập, thi HKII
– Coi thi, chấm thi HKII
– Cộng điểm,báo cáo điểm số và vào sổ điểm sổ
lớn và học bạ ( có phê ký ) HKII
– Sơ kết HKII
– Tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, của Phó hiệu trưởng, của Hiệu trưởng.
– Tham gia xếp loại công chúc hàng năm.
-Tổng kết năm học.
VIII. ĐỀ XUẤT VỚI TỔ CHUYÊN MÔN VÀ LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG:
1. Đối với tổ chuyên môn:
– Triển khai chuyên đề nhiều hơn cho các GV.
– Các thành viên trong tổ luôn nêu cao tinh thần tự giác, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
– Dự giờ rút kinh nghiệm trong Tổ chuyên môn thực sự có hiệu quả.
2. Đối với Ban giám hiệu:
– Trang bị phòng nghe nhìn đúng tiêu chuẩn cho HS
– Tham mưu về BGH có kế hoạch chi tiết để quan tâm, chỉ đạo sát sao mọi hoạt động của tổ.
– Tham mưu về BGH nhà trường bổ sung thêm sách tham khảo, nâng cao, trang thiết bị ở các bộ môn nhất là các môn học mũi nhọn.
– Các hoạt động khác về BGH trong nhà trường luôn kết hợp chặt chẽ để cùng giáo dục HS.
– Tham mưu về BGH cần có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi các môn sớm hơn hoặc từ các khối dưới khối 9.
– Tham mưu về BGH cần có kế hoạch ôn tập tuyển sinh các môn sớm hơn.
KT. TỔ TRƯỞNG CM GIÁO VIÊN
Tổ phó
……………………………………………….
……………………………………………..
…………………………………………….. Phan Ngọc Quí
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
…………….………………………………………….
……………….……………………………………..
………………….…………………………………..
…………………………….………………………..