KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN SGD 2017-2018

ỦY BAN NHÂN DÂN                                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        

 

 
 

 

       Số: 3002/KH-GDĐT-TC                                              Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2017

        

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông

và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018

 

Căn cứ Công văn số 389/NGCBQLCSGD-NG ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và các năm học tiếp theo;

Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ các thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, giáo viên Phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mỗi cấp học (Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục thường xuyên; Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non); 

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học,

Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018 như sau:

  1. Mục đích, yêu cầu của bồi dưỡng thường xuyên:
  2. Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế – xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của thành phố, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
  3. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.
  4. Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo Chuẩn và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của Ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm.
  5. Đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017 – 2018 cần cụ thể, xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 (có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp); tạo mọi điều kiện thuận lợi và huy động toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập các chương trình, loại hình bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở Giáo dục Đào tạo. Việc bồi dưỡng phải tập trung vào nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp.
  6. Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, giáo viên cốt cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ.
  7. Đối tượng bồi dưỡng:

Tất cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

            III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng:

  1. Khối kiến thức bắt buộc:

            1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.

Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội dung chuyên để học tập năm 2017: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau khi có công văn phê duyệt chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

   Đối với Giáo dục mầm non, nội dung bồi dưỡng 1 còn chú trọng nội dung Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đối với Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, nội dung bồi dưỡng 1 còn chú trọng việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động chuyên môn trường Trung học giai đoạn 2016 – 2018 (đối với cán bộ quản lý) và việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng thực tiễn (đối với giáo viên).

             Đối với Giáo dục thường xuyên, nội dung bồi dưỡng 1 còn chú trọng các nội dung: phương hướng nhiệm vụ ngành học Giáo dục thường xuyên năm học 2017 – 2018, nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng đổi mới hình thức thi trung học phổ thông, đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học (các môn học chương trình lớp 11).

            1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên.

            Đối với nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên các cấp, các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án, các đơn vị cử cán bộ quản lý và giáo viên tham gia các chuyên đề bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục (trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Sài Gòn, trường Can bộ Quản lý Giáo dục TP. HCM, …) tổ chức trong năm học 2017 – 2018.

            1.2.1. Đối với Giáo dục Mầm non:

* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên:

         Triển khai các chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ; tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; tổ chức giờ ăn của trẻ.

            1.2.2. Đối với Giáo dục Tiểu học:

* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:

  • Tìm hiểu 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp của Ngành trong năm học mới 2017- 2018 (10 tiết).
  • Việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp trên tại trường tiểu học của từng cá nhân cán bộ quản lý (10 tiết).
  • Việc xây dựng mô hình lớp học thông minh tại trường tiểu học của từng cá nhân cán bộ quản lý trong năm học 2017-2018 (10 tiết).

     * Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:

  • Vận dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học tại trường/lớp của mỗi giáo viên (10 tiết).
  • Việc giáo dục đạo đức thông qua các sự kiện thời sự cho học sinh tiểu học của mỗi giáo viên (10 tiết).
  • Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh tại đơn vị của mỗi giáo viên (10 tiết).

            1.2.3. Đối với Giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông:

                 * Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:

  • Một số vấn đề về quản lí chuyên môn trường học theo định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức mở rộng không gian lớp học (tiết học tại thư viện, tiết học ngoài nhà trường).

 

 

       * Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:

  • Một số vấn đề về dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh.
  • Dạy học phát triển năng lực học sinh theo mô hình trường học mới.

1.2.4. Đối với Giáo dục thường xuyên:

                   * Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên:

  • Bồi dưỡng cho giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên về Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.
  • Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý về quản lý công tác định hướng và tư vấn nghề nghiệp.
  • Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý về một số vấn đề đổi mới giáo dục phồ thông.
  • Tập huấn tích hợp di sản địa phương trong giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lý, sinh học lớp 10, 11.
  1. Khối kiến thức tự chọn: Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết/năm học/giáo viên).

     Đối với nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (nội dung 3): Ở bậc MN, TiH và THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo tập hợp các chuyên đề của CBQL và GV các trường đăng ký trong năm học 2017 – 2018 để chỉ đạo trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện phối hợp với các cơ sở giáo dục (trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Sài Gòn, trường CBQLGD TP. HCM, …) tổ chức các chuyên đề cho CBQL và giáo viên học tập, trao đổi, thảo luận và báo cáo viên giải đáp thắc mắc của người học. Ở bậc THPT và GDTX, Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc các trung tâm GDTX và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức tốt việc: hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, và tổ chức tập huấn cho giáo viên.

Các đơn vị căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ban hành kèm theo các Thông tư tương ứng; giáo viên tự lựa chọn các module bồi dưỡng.

  • Bậc MN: Từ Module MN1 đến Module MN 44.
  • Bậc TiH: Từ Module TH1 đến Module TH 45.
  • Bậc THCS: Từ Module THCS1 đến Module THCS 41.
  • Bậc THPT: Từ Module THPT1 đến Module THPT 41.
  • Trung tâm GDTX: Từ Module GDTX1 đến Module GDTX 36.

           Trên cơ sở danh mục tài liệu trên, đối với từng bậc học, cần chú trong những nội dung sau đây:

2.1. Đối với Giáo dục Mầm non:

                 * Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:

– Xây dựng khẩu phần, thực đơn cho bữa ăn bán trú của trẻ em tại trường mầm non.

– Đảm bảo an toàn- phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non.

– Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các nhóm trẻ độc lập – tư thục.

       * Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:

– Đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng xử với trẻ em ở trường mầm non.

– Đảm bảo an toàn- phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non.

– Giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trãi nghiệm ở trường mầm non.

– Giáo viên mầm non hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp.

– Kỹ năng quan sát đánh giá trẻ mầm non.

– Kỹ năng phối hợp của giáo viên mầm non với cha mẹ của trẻ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

2.2. Đối với Giáo dục Tiểu học:

                 * Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:

           Cán bộ quản lý các trường tiểu học, tự lựa chọn các module bồi dưỡng theo nhu cầu của cá nhân từ khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học), chú trọng các nội dung sau đây:

  • Biện pháp tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục tại trường tiểu học của mỗi cán bộ quản lý.
  • Những đổi mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
  • Quản lý hoạt động buổi 2 có hiệu quả tại đơn vị.

* Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:

           Giáo viên các trường tiểu học tự lựa chọn các module bồi dưỡng theo nhu cầu của cá nhân từ khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, chú trọng các nội dung sau đây:

  • Dạy học Tập làm văn đề “mở” ở Tiểu học.
  • Dạy học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch.
  • Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

2.3. Đối với Giáo dục THCS và THPT:

           * Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:

  • Những vấn đề chung về quản lí giáo dục trung học theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
  • Năng lực lập kế hoạch và tổ chức bộ máy nhà trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
  • Tổ chức hướng nghiệp và phân luồng học sinh theo nhu cầu của địa phương và xã hội.
  • Đánh giá và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học theo định hướng phát triển năng lực.

           * Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:

  • Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
  • Thực hành, ứng dụng một số về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
  • Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trong trường học.

Ngoài ra, căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo các Thông tư: Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông); Thông tư số 31/2011/ TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS) và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học), cán bộ quản lý và giáo viên tự lựa chọn thêm các module bồi dưỡng để đủ thời lượng theo quy định.

2.4. Đối với Giáo dục thường xuyên:

* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên:

  • Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy ra đề kiểm tra theo định hướng đổi mới hình thức thi trung học phổ thông.
  • Tập huấn giáo viên chủ nhiệm về tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục pháp luật; dạy học tích hợp giáo dục Hiến pháp và pháp luật vào môn Giáo dục công dân chương trình trung học phổ thông.
  • Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh về nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng nghe – nói tiếng Anh.
  • Bồi dưỡng phương pháp hướng dẫn học viên tự học.
  • Bồi dưỡng phương pháp tích hợp trong giảng dạy về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội./.

            Ngoài các nội dung nêu trên, căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục thường xuyên) và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học), cán bộ quản lý và giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên lựa chọn thêm các module bồi dưỡng để đủ thời lượng theo quy định.

  1. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên:
  2. Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của năm học này tiếp tục thực hiện theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số số 389/NGCBQLCSGD-NG ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017 – 2018 và các năm học tiếp theo
  3. Cần bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017 – 2018 cần cụ thể, xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 (có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp); tạo mọi điều kiện thuận lợi và huy động toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập các chương trình, loại hình bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở Giáo dục Đào tạo. Việc bồi dưỡng phải tập trung vào nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp. Cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, làm căn cứ để cá nhân đề xuất các nội dung bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả.
  4. Chủ động xây dựng kế hoạch, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung 2); linh hoạt hơn trong việc gắn kết các trương sư phạm trên địa bàn để tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề bồi dưỡng cũng như giải đáp các vướng mắc của giáo viên. Việc lựa chọn nội dung, chuyên đề bồi dưỡng cần chú ý lựa chọn những nội dung, chuyên đề gắn với định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phù hợp với đặc thù của từng môn học, cấp học trên tinh thần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các vụ bậc học, các nội dung triển khai của các chương trình, dự án. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, tổ chức, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
  5. Thực hiện nhiều chuyên đề ở tổ bộ môn gắn việc học tập BDTX với thực tế giảng dạy trong năm học 2017 – 2018. Vai trò của tổ – khối chuyên môn cần được phát huy nhiều hơn trong việc chủ động tổ chức học tập, thảo luận và việc kiểm tra đôn đốc. CBQL nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ ở từng tổ – khối, từng nội dung hoạt động, từng thời điểm khác nhau để đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ và việc đánh giá đảm bảo được tính chuẩn xác. Công tác bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung mới, cần có sự thảo luận.
  6. Thực hiện nhiều chuyên đề ở tổ bộ môn gắn việc học tập BDTX với thực tế giảng dạy trong năm học 2017 – 2018. Vai trò của tổ – khối chuyên môn cần được phát huy nhiều hơn trong việc chủ động tổ chức học tập, thảo luận và việc kiểm tra đôn đốc. Cán bộ quản lý nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ ở từng tổ – khối, từng nội dung hoạt động, từng thời điểm khác nhau để đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ và việc đánh giá đảm bảo được tính chuẩn xác. Công tác bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung mới, cần có sự thảo luận ở tổ, nhóm.
  7. Cán bộ quản lý các trường cần phải có kế hoạch cụ thể, phân bố thời gian hợp lý giữa 2 học kỳ. Sắp xếp học tập trung tại trường thông qua các chuyên đề, các buổi triển khai qua sinh hoạt chuyên môn tổ tại trường , dành nhiều thời gian để giáo viên tự học, tự nghiên cứu tại nhà, qua mạng internet …. Phải có sự phân công cụ thể cán bộ quản lý theo dõi tiến độ học tập BDTX của giáo viên theo kế hoạch, để có thể chấn chỉnh kịp thời, nắm bắt kết quả thực hiện, viết báo cáo kịp thời đúng thời gian qui định. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên.
  8. Tăng cường công tác tổ chức rút kinh nghiệm qua công tác BDTX tại đơn vị để cán bộ quản lý, giáo viên có điều kiện trao đổi, thảo luận tìm ra giải pháp tự học hiệu quả, đồng thời qua đó giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh và chỉ đạo tốt hơn trong việc thực hiện kế hoạch. Các đơn vị cần tập trung nghiên cứu sâu hơn các module để định hướng giáo viên tham khảo và tự bồi dưỡng cho sát hợp với từng nhiệm vụ cụ thể tại đơn vị. CBQL các trường cần chỉ đạo các tổ chuyên môn tại đơn vị sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý qua các buổi họp hàng tháng để trao đổi, thảo luận về nội dung của các chuyên đề nhằm giúp cho việc học tập BDTX đạt hiệu quả cao hơn; hướng dẫn kỹ cho giáo viên việc lưu trữ tài liệu cũng như tận dụng nguồn tài nguyên trên internet sao cho hiệu quả hơn.
  9. Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, giáo viên cốt cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ.
  10. Tiếp tục đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên. Hướng dẫn phương pháp tự học, tự bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn qua mạng cho giáo viên. Phát huy tốt vai trò của cốt cán trong việc bồi dưỡng, kiểm tra, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. Tăng cường việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn theo tổ/ trường/ cụm trường.
  11. Đối với nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (nội dung 3), thủ trưởng các đơn vị chú trọng việc tổ chức hướng dẫn học tập, trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc cũng như việc tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, và tổ chức tập huấn cho giáo viên.

     Trong năm học 2017 – 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên đối với các trường THPT, trung tâm GDTX, các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc.

  1. Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên:

Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý (Hiệu trưởng/ Giám đốc, Phó Hiệu trưởng /Phó Giám đốc) các trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo quy định tại Điều 12, 13, 14 Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng của người học. Đặc biệt là phải làm cho mỗi cán bộ quản lý và giáo viên luôn có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về quản lý giáo dục; chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học, giáo dục học sinh.

  1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX của Cán bộ quản lý và giáo viên:

– Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của cán bộ quản lý và giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các module thuộc nội dung bồi dưỡng 3.

– Xếp loại kết quả BDTX của cán bộ quản lý bậc mầm non, giáo viên các bậc học gồm 4 loại: Loại Giỏi, loại Khá, loại Trung bình và không hoàn thành kế hoạch.

– Xếp loại kết quả BDTX của cán bộ quản lý trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.

  1. Phương thức đánh giá kết quả BDTX:

2.1. Hình thức đánh giá kết quả BDTX:

Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề.

Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng các tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, THCS; Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THPT, Trung tâm GDTX, các đơn vị trực thuộc Sở thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, …

Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:

– Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).

– Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động quản lý, dạy học và giáo dục (5,0 điểm).

2.2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX:

Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).

2.3. Điểm trung bình kết quả BDTX:

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các module thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên): 3.

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định.

  1. Xếp loại kết quả BDTX:

3.1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX của giáo viên (các bậc học) và cán bộ quản lý trường Mầm non như sau:

– Loại Trung bình nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

– Loại Khá nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

– Loại Giỏi nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

   Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.

3.2. Kết quả xếp loại BDTX của CBQL trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc Sở theo hai mức đạt yêu cầu (nếu Điểm trung bình BDTX và các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên) và không đạt yêu cầu (đối với các trường hợp còn lại).

3.3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của cán bộ quản lý và giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên.

  1. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX

4.1. Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.

4.2. Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận kết quả và cấp giấy chứng nhận BDTX đối với cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch).

  1. Tổ chức thực hiện:
  2. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:

1.1. Trách nhiệm chung:

– Xây dựng Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018; theo dõi các lớp bồi dưỡng ở các đơn vị theo cấp học.

– Kiểm tra việc triển khai Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018 của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở; quản lí và chỉ đạo công tác BDTX giáo viên của các phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trên địa bàn Thành phố; công nhận kết quả hoàn thành kế hoạch BDTX cho CBQL, giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc.

– Tổ chức thẩm định kết quả bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THPT, Trung tâm GDTX, các đơn vị trực thuộc Sở.

– Phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức các chuyên đề BDTX giáo viên trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên theo hình thức tập trung (nếu có).

– Tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố về nguồn kinh phí BDTX; đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.

– Báo cáo công tác BDTX giáo viên về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

1.2. Trách nhiệm cụ thể:

– Phòng Tổ chức Cán bộ: Xây dựng kế hoạch BDTX, theo dõi việc triển khai kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả BDTX của CBQL và Giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố theo quy định.

– Phòng Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, Giáo dục Thường xuyên: Phối hợp với Phòng Tổ chức Cán bộ theo dõi và triển khai tổ chức các lớp bồi dưỡng theo nội dung chương trình BDTX năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và của các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức các chuyên đề BDTX cho cán bộ quản lý và giáo viên theo hình thức tập trung (nếu có). Chịu trách nhiệm mời giảng viên cho các lớp có liên quan.

– Phòng Kế hoạch Tài chính: Phối hợp với phòng Tổ chức Cán bộ và các phòng ban chuyên môn thẩm định dự toán và duyệt kinh phí bồi dưỡng cho các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

– Văn phòng Sở: phối hợp với các Phòng chuyên môn chăm lo cơ sở vật chất và trình duyệt, chi kinh phí phục vụ cho các lớp bồi dưỡng.

  1. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo:

– Xây dựng kế hoạch BDTX cho CBQL và giáo viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nộp Kế hoạch BDTX năm học 2017-2018 về Sở Giáo dục và Đào tạo (chuyên viên Lê Thị Lệ Nga – phòng TCCB) trước ngày 15/9/2017.

– Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc; quản lí, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX giáo viên của các nhà trường trực thuộc; cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX cho CBQL và giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

– Phòng Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đối với trường Bồi dưỡng Giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non theo hình thức tập trung; chỉ đạo trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện phối hợp với các cơ sở giáo dục (trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Sài Gòn, trường CBQLGD TP. HCM, …) tổ chức các chuyên đề cho CBQL và giáo viên học tập, trao đổi, thảo luận và báo cáo viên giải đáp thắc mắc của người học.

– Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.

– Báo cáo công tác BDTX và kết quả đánh giá xếp loại của cán bộ quản lý và giáo viên các trường Mầm non, Tiểu học và THCS về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5/2018, báo cáo cho Ủy ban nhân dân quận, huyện theo quy định.

– Cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở hoàn thành BDTX. Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với cá nhân vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên.

  1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, Giám đốc, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở:

– Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Chú ý kế hoạch của đơn vị phải tổng hợp các module giáo viên đăng ký tự bồi dưỡng.

– Nộp Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 của đơn vị về Sở Giáo dục và Đào tạo (chuyên viên Lê Thị Lệ Nga – phòng TCCB) trước ngày 15/9/2017.

           – Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc) các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở nộp bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề, … thuộc nội dung bồi dưỡng 1, 2 và 3 về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5/2018 để đánh giá, xếp loại.

– Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5/2018.

– Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.

– Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên.

  1. Trách nhiệm của giáo viên:

– Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục và thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân, đơn vị.

– Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

            Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc các đơn vị báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Tổ chức Cán bộ) để có hướng giải quyết kịp thời./.

 Nơi nhận:                                                                                       GIÁM ĐỐC

– Cục nhà giáo và CBQLCSGD;                                                        

– Ban Giám đốc;                                                                                         (Đã ký)

– Các phòng, ban Cơ quan Sở;                                                                  

– UBND các Quận, huyện;

– Phòng GD&ĐT, Trường BDGD Quận, huyện;

– Trường THPT, Trung tâm GDTX;

– Các đơn vị trực thuộc Sở;                                                                Lê Hồng Sơn

– Lưu: VT; TCCB.