KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2020 – 2021
Trường mẫu giáo Sơn Ca xây dựng kế hoạch BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên học tập năm học 2020-2021 như sau:
Thực hiện kế hoạch số 11/KH-PGDĐT ngày 05/08/2020 về triển khai thực hiện BDTX giáo viên mầm non năm học 2020-2021;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 16/08/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non;
Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 16/08/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;
I. Mục đích:
1. Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác Bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý của trường.
II. Nguyên tắc:
1. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, của địa phương và của ngành.
2. Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại trường, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.
3. Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức Bồi dưỡng thường xuyên.
4. Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
III. Nội dung:
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, bao gồm:
1. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học (Chương trình bồi dưỡng 01): 40 tiết/ năm học/ giáo viên, CBQL
Nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục , chương trình giáo dục, nội dung các hoạt động, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định trong năm học 2020 – 2021.
Thời gian
Nội dung bồi dưỡng
Hình thức
Thời gian (tiết)
Đơn vị thực hiện
Tháng
8/2020
– Học tập bồi dưỡng chính trị hè và nhiệm vụ năm học 2020 – 2021.
Tập trung
40
PGD&ĐT
2. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (Chương trình bồi dưỡng 02): 40 tiết/ năm học/ giáo viên, CBQL
Nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non địa phương do Sở giáo dục quy định cụ thể từng năm:
Thời gian
Nội dung bồi dưỡng
Hình thức
Thời gian (tiết)
Đơn vị thực hiện
Tháng 8/2020
Xây dựng và quản lý trường học an toàn, vệ sinh, phòng bệnh
Tập trung
(CBQL)
40 tiết
PGD&ĐT
Bồi dưỡng năng lực giáo dục trẻ mầm non phát triển kỹ năng vệ sinh và phòng bệnh
Tập trung
(GVMN)
40 tiết
PGD&ĐT
3. Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (Chương trình bồi dưỡng 03): 40 tiết/ năm học/ giáo viên, CBQL
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị, nhà trường triển khai cho CBQL và giáo viên tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm để đăng ký và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân; Nhà trường căn cứ vào các module của giáo viên đăng ký và xây dựng kế hoạch cụ thể để định hướng thời gian cho CBQL và giáo viên thực hiện trong năm học 2020 – 2021.
Tiêu chuẩn
Mã module
Tên và nội dung chính của mô dun
Yêu cầu cần đạt đối với người học
Thời lượng
( tiết)
Lý thuyết
Thực hành
I. Tiêu chuẩn
1. Phẩm chất nghề nghiệp
QLMN
1
Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL trong cơ sở GDMN
1. Vai trò của phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN đối với công tác quản trị cơ sở GDMN.
2. Những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN trong thời đại mới.
3. Những giải pháp rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho CBQL cơ sở GDMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN
– Phân tích được những yêu cầu cơ bản về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL đối với công tác quản trị cơ sở GDMN
– Vận dụng kiến thức được trang bị vào tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với các yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN hiện nay.
– Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho bản thân.
10
10
II. Tiêu chuẩn 2: Quản trị nhà trường
QLMN 4
Tư tưởng đổi mới đối với người CBQL cơ sở GDMN
1. Những tư người đổi mới trong quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
2. Tầm quan trọng của tư tưởng đổi mới trong quản trị cơ sở GDMN.
3. Bồi dưỡng và trau dồi tư tưởng đổi mới đối với CBQL cơ sở GDMN.
4. Cách thức giải quyết một số tình huống quản trị cơ sở GDMN.
– Phân tích được tư tưởng đổi mới trong GDMN qua các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
– Vận dụng được các kiến thức trang bị vào việc đánh giá được mức độ vận dụng tư tưởng đổi mới của người CBQL trong cơ sở GDMN hiện nay.
– Áp dụng tư tưởng đổi mới trong giải quyết một số tình huống quản lý cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN vận dụng được các tư tưởng đổi mới trong quản trị cơ sở GDMN.
10
10
III. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
GVMN 1
Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN
1. Khái niệm: Đạo đức; Đạo đức nghề nghiệp; Đạo đức nghề nghiệp của GVMN.
2. Đặc thù lao động nghề nghiệp và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của GVMN.
3. Các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của GVMN.
4. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em của người GVMN.
– Phân tích được các yêu cầu và quy định về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN.
– Vận dụng kiến thức được trang bị vào tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với các yêu cầu và quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong nhà trường.
– Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp
10
10
IV. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
GVMN 7
Phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
1. Khái niệm Chương trình giáo dục, phát triển chương trình giáo dục của cơ sở GDMN.
2. Sự cần thiết và yêu cầu đối với phát triển Chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.
3. Hướng dẫn phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.
– Phân tích được sự cần thiết và yêu cầu của phát triển Chương trình giáo dục ở các cơ sở GDMN trong bối cảnh hiện nay.
– Vận dụng kiến thức được trang bị để phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ và bối cảnh địa phương.
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chương trình giáo dục tại cơ sở GDMN
10
10
* Lịch học các module tự chọn và báo cáo, kiểm tra, đánh giá tổng kết năm 2020 – 2021:
Thời gian tính theo năm học 2019-2020.
Nội dung công việc
Người thực hiện
Tháng
10+11+12/2020
Bồi dưỡng tự chọn nội dung Chương trình bồi dưỡng 03:
– QLMN 01
“Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL trong cơ sở GDMN”
– CBQL
– GVMN 01 “Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN”
– Giáo viên
Tháng 01+02+03/2021
– QLMN 04“Tư tưởng đổi mới đối với người CBQL cơ sở GDMN”.
– CBQL
– GVMN 07“Phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh”
– Giáo viên
Tháng 04/2021
– Báo cáo kết quả BDTX
– Các tổ trưởng báo cáo kết quả BDTX của tổ
– BGH nghiệm thu, đánh giá kết quả BDTX của CBQL+ giáo viên trong trường. Lập hồ sơ đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận. Tổng kết BDTX năm học 2020-2021.
– CBQL và giáo vên;
– Tổ trưởng chuyên môn;
– Ban giám hiệu nhà trường
IV. Phương pháp và loại hình tổ chức Bồi dưỡng thường xuyên
1. Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường thực hành tại trường, thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với giáo viên và cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên và giữa cán bộ quản lý với nhau.
2. Loại hình tổ chức Bồi dưỡng thường xuyên:
a) Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung Bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập Bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế.
b) Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế.
V. Đánh giá và xếp loại bồi dưỡng thường xuyên
1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức Bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em; thực tiễn quản lý tại trường. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế.
2. Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
3. Xếp loại kết quả:
a) Hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định về đánh giá xếp loại Bồi dưỡng thường xuyên;
b) Không hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.
4. Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên. Kết quả đánh giá Bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.
VI. Qui định hồ sơ cá nhận và thực hiện lưu trữ hồ sơ tại trường:
1. Cá nhân:
– Sổ học tập bồi dưỡng thường xuyên;
– Kế hoạch cá nhân;
– Tài liệu theo từng nội dung quy định;
– Bài khảo sát đánh giá kết quả;
– Giấy chứng nhận kết quả BDTX
2. Trường:
– Quyết định thành lập ban chỉ đạo BDTX;
– Danh sách các thành viên trong BCĐ;
– Kế hoạch BDTX của trường;
– Danh sách đăng ký các module học của giáo viên;
– Sổ theo dõi, danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng và không tham gia bồi dưỡng;
– Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên.
VII. Cấp chứng chỉ Bồi dưỡng thường xuyên
Việc cấp chứng chỉ Bồi dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức do Phòng giáo dục và đào tạo cấp).
VIII. Tổ chức thực hiện :
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng:
– Xây dựng kế hoạch BDTX cho giáo viên của nhà trường.
– Hướng dẫn cho giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân.
– Phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX cho giáo viên của nhà trường.
– Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên trong trường về Phòng giáo dục và Đào tạo theo qui định.
– Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong thực hiện công tác bồi dưỡng.
2. Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:
– Kiểm tra giáo viên tổ mình việc thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục.
– Giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của tổ
3. Trách nhiệm của giáo viên :
– Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt, thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về BDTX của nhà trường.
– Báo cáo tổ trưởng của tổ mình, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
4 . Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng:
* Mỗi CBQL, giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.
– Nội dung bồi dưỡng 1: 40 tiết/năm học;
– Nội dung bồi dưỡng 2: 40 tiết/năm học;
– Nội dung bồi dưỡng 3: 40 tiết/năm học.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường. Được giáo viên lựa chọn các nội dung học (các module MN) được thống nhất thông qua và xây dựng thành kế hoạch chung trong năm học 2020-2021./.
*Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– PGD&ĐT: BC;
– CBQL-GV: Thực hiện;
– Lưu CMNT.