Kế hoạch 326/KH-UBND 2021 phát triển chính quyền số Vĩnh Phúc 2022

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2022

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP

Trên cơ sở các chủ trương, kế hoạch của
Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý và điều hành nhằm triển khai, thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh, một số văn bản cụ thể:

– Công văn số 402-CV/TU ngày
04/5/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về dự thảo Nghị quyết Chuyển đổi số của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy.

– Công văn số 892-CV/TU ngày 05/11/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về nâng cao chỉ số xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 và những năm
tiếp theo.

– Thông báo số 527-TB/TU ngày
09/12/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về chủ trương thực hiện dự án hạ tầng số phục
vụ chuyển đổi số của tỉnh.

– Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày
03/8/2021 của HĐND tỉnh thông qua Đề án hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới
chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025.

– Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày
06/4/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi
thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ngành Thông tin và Truyền
thông.

– Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày
10/6/2021 của UBND tỉnh phê duyệt đề cương Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

– Quyết định số 2339/QĐ-UBND ngày
26/8/2021 của UBND tỉnh bãi bỏ Quyết định số 2298/QĐ-CT ngày 27/8/2013 của Chủ
tịch UBND tỉnh về việc ủy quyền quản lý thuê bao chứng thư số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

– Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày
27/9/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh
Vĩnh Phúc (phiên bản 1.0).

– Quyết định số 2696/QĐ-UBND ngày
28/9/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến
chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025.

– Quyết định số 3005/QĐ-UBND ngày
02/11/2021 của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ công tác xây dựng và triển khai Kế
hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của các
cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.

– Quyết định số 3192/QĐ-UBND ngày
22/11/2021 của UBND tỉnh về việc công bố xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin,
xây dựng chính quyền điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh năm 2020.

– Quyết định số 3309/QĐ-UBND ngày
06/12/2021 về việc kiện toàn và đổi tên Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử
tỉnh Vĩnh Phúc.

– Quyết định số 3456/QĐ-UBND ngày
17/12/2021 của UBND tỉnh ban hành mã định danh điện tử các cơ quan, đơn vị phục
vụ kết nối chia sẻ dữ liệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

– Quyết định số 3472/QĐ-UBND ngày
21/12/2021 của UBND tỉnh ban hành danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh Vĩnh Phúc.

– Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày
24/3/2021 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền
số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động cơ quan Nhà nước năm 2021
và giai đoạn 2021-2025.

– Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày
26/8/2021 của UBND tỉnh về tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn
nhân lực về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

– Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày
21/9/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho
em” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

– Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày
12/10/2021 của UBND tỉnh về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

– Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày
22/10/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn
thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc.

– Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày
19/11/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai Đề án xây dựng, hoàn thiện cơ sở
dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa
phương.

– Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày
03/12/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai 100% dịch vụ công đủ điều kiện trực
tuyến mức độ 4 của các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.

– Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày
03/12/2021 của UBND tỉnh về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

– Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày
08/12/2021 của UBND tỉnh về chuyển đổi số, hoàn thiện
Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số và Phát triển dịch vụ đô thị
thông minh tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Đến nay, tùy theo quy mô, mức độ và
chất lượng khác nhau, nhưng 100% cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị 3 cấp
tỉnh – huyện – xã đã được trang bị máy tính, mạng LAN, kết nối Internet băng
thông rộng cố định. Đã thực hiện kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng đến
169 đơn vị, địa phương, đồng bộ đến cấp xã. Tỷ lệ cán bộ công chức viên chức
(CBCCVC) được trang bị máy tính ở cấp tỉnh là 100%, cấp huyện là 95% và cấp xã
là 80%.

Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh
Phúc được đầu tư đồng bộ về công nghệ, quản lý tập trung, trang bị hệ thống bảo
mật bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước:
thiết bị tường lửa, phòng chống Virus; hệ thống máy chủ quản lý hệ thống và hệ
thống máy chủ ứng dụng; hệ thống sao lưu, dự phòng dữ liệu; hệ thống an ninh và
giám sát; hệ thống báo và chữa cháy tự động; hệ thống quản
trị tập trung, giám sát môi trường; hệ thống lưu điện; hệ thống điều hòa chính
xác.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực
tuyến: gồm 01 điểm tập trung tại UBND tỉnh, 09 điểm tại UBND các huyện, thành
phố và 02 điểm tại các sở, ngành đã được vận hành hiệu quả, phục vụ các cuộc họp
từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện, góp phần tiết kiệm thời gian, ngân
sách, bảo đảm nhiều thành phần CBCCVC có thể tham gia hội nghị.

Tuy nhiên, nhiều trang thiết bị được
trang bị theo các giai đoạn khác nhau, chưa bảo đảm đồng bộ, còn nhiều thiết bị
cũ, ảnh hưởng tới việc triển khai các ứng dụng dùng chung.

III. CÁC HỆ THỐNG
NỀN TẢNG

Hệ thống LGSP tỉnh Vĩnh Phúc (do Bộ
Thông tin và Truyền thông hỗ trợ) được cài đặt, vận hành tại Trung tâm Hạ tầng
thông tin tỉnh. Đã thiết lập nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung tỉnh Vĩnh
Phúc, đã kết nối với Cổng thanh toán tập trung Quốc gia và
sẵn sàng kết nối đến các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành trung ương.

Hiện tại, Sở Thông tin và Truyền
thông tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh triển khai dự án Đầu
tư nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) tỉnh Vĩnh Phúc để thay thế Hệ thống nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung mà Bộ Thông tin
và Truyền thông đang hỗ trợ. Dự án này đang ở giai đoạn thi công, dự kiến thử
nghiệm các kết nối trong tháng 12/2021 và đưa vào vận hành chính thức trong
tháng 01/2022.

Đã triển khai kết nối liên thông,
tích hợp giữa cổng Dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử
với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Ngày 11/11/2021, UBND tỉnh
đã ban hành Văn bản số 10052/UBND-VX3 về việc triển khai phần mềm một cửa, dịch
vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Theo đó UBND tỉnh đồng
ý cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị
trấn sử dụng thử nghiệm phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến VNPT iGate để
chính thức tiếp nhận hồ sơ, dữ liệu giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính từ
ngày 15/11/2021. Phần mềm đáp ứng về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện
tử; đáp ứng yêu cầu kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc
gia, đồng bộ tự động thủ tục hành chính từ cơ sở dữ liệu dịch vụ công, đồng thời
liên thông với phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống dữ liệu quốc gia
về dân cư và phần mềm quản lý chứng thực, hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ
và của tỉnh.

Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Vĩnh
Phúc đã được Văn phòng UBND tỉnh triển khai đến các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn để thực hiện báo cáo phục vụ
công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh. Hệ thống đã kết nối liên thông với hệ thống
thông tin báo cáo Chính phủ; đã thiết lập đầy đủ chế độ báo cáo của các đơn vị
vào hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh (gồm 26 chế độ báo cáo theo Quyết định
35/2020/QĐ-UBND ngày 18/9/2020 và 123 chỉ tiêu báo cáo theo Quyết định
2654/QĐ-UBND ngày 27/10/2020).

IV. PHÁT TRIỂN DỮ
LIỆU

Hiện có 42 hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu chuyên ngành của các sở, ngành đạt cấp độ an toàn thông tin mở cấp độ
1,2 (xác định cấp độ theo Điều 7, Điều 8 của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ), được
cài đặt, vận hành, lưu trữ và quản lý tập trung, bảo đảm an toàn thông tin mạng
tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh.

(Danh mục các cơ sở dữ liệu tại Phụ
lục 1
, kèm theo Kế hoạch này).

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH
VỤ

1. Ứng dụng công
nghệ thông tin để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành
chính

Cổng Thông tin –
Giao tiếp điện tử tỉnh và 42 Cổng thông tin điện tử của
ngành, địa phương tiếp tục được vận hành, cập nhật dữ liệu theo quy định. Các Cổng
thông tin điện tử đã cơ bản đăng tải công khai các thông tin theo quy định tại
Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, qua đó góp phần đẩy mạnh
minh bạch và tiếp cận thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân với
các cơ quan Nhà nước. Hiện tại, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tham mưu
với UBND tỉnh triển khai dự án Nâng cấp Cổng Thông tin –
Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và các cổng thành phần. Dự án này đang ở giai
đoạn thi công, dự kiến đưa vào vận hành chính thức trong Quý I/2022.

Đã triển khai thực hiện cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, theo danh mục thủ tục hành chính tại các Quyết
định của UBND tỉnh tại các Quyết định số 2990/QĐ-UBND ngày 21/11/2019; số
2476/QĐ-CT ngày 02/10/2020; số 2914/QĐ-CT ngày 25/11/2020 của UBND tỉnh; số
705/QĐ-CT ngày 24/3/2021; số 1346/QĐ-CT ngày 28/5/2021.

2. Ứng dụng công
nghệ thông tin tại Bộ phận một cửa

– Triển khai và vận hành hiệu quả hệ
thống phần mềm ứng dụng cho Bộ phận một cửa tại 20 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, 09
UBND huyện, thành phố và 136 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tính
đến ngày 14/11/2021, phần mềm một cửa cấp huyện, cấp xã đã tiếp nhận mới 157.054 hồ sơ, lũy kế đã và đang giải quyết trong kỳ
164.063 hồ sơ. Trong đó, đến hạn giải quyết 161.578 hồ sơ, đã có kết quả trả
trước và đúng hạn 146.777 hồ sơ (đạt tỷ lệ 90,08%). Phần mềm Một cửa hành chính
công ứng dụng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công được vận hành từ năm 2018,
tiếp tục được khai thác hiệu quả. Tính đến ngày 20/11/2021, hệ thống đã tiếp nhận
mới 51.754 hồ sơ, lũy kế đã và đang giải quyết trong kỳ 61.263 hồ sơ. Trong đó,
đến hạn giải quyết 51.007 hồ sơ, đã có kết quả trả trước và đúng hạn 50.817 hồ
sơ (đạt tỷ lệ 99,63%).

– Đã triển khai chính thức phần mềm một
cửa, dịch vụ công trực tuyến VNPT iGate tại cấp huyện, xã (bắt đầu từ ngày
15/11/2021); thử nghiệm tại các cơ quan cấp tỉnh bắt đầu từ tháng 11/2021, dự kiến kết thúc thử nghiệm trong tháng 12/2021.
Phần mềm đáp ứng về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cổng dịch vụ công và
hệ thống thông tin một cửa điện tử; đáp ứng yêu cầu kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, đồng bộ tự động thủ tục hành chính từ cơ sở
dữ liệu dịch vụ công, đồng thời liên thông với phần mềm quản
lý văn bản và điều hành, hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư và phần mềm quản
lý chứng thực, hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và của tỉnh.

– UBND tỉnh đã giao các Sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn sử dụng thử
nghiệm phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến VNPT iGate để chính thức tiếp nhận hồ sơ, dữ liệu giải quyết các hồ sơ thủ tục hành
chính từ ngày 15/11/2021. Phần mềm đáp ứng về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu
giữa cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử; đáp ứng yêu cầu kết
nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, đồng bộ tự động thủ tục
hành chính từ cơ sở dữ liệu dịch vụ công, đồng thời liên thông với phần mềm quản
lý văn bản và điều hành, hệ thống dữ liệu quốc gia về dân
cư và phần mềm quản lý chứng thực, hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và của
tỉnh.

3. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ

Phần mềm quản lý văn bản và điều hành
(quản lý văn bản và điều hành): đã triển khai cho các Sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố và 136 xã, phường, thị trấn; thực hiện liên thông với Văn
phòng Chính phủ và các Bộ, ngành qua Trục liên thông văn bản quốc gia; bảo đảm
tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đáp ứng quy trình gửi, nhận văn bản
điện tử tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ
và Thông tư số 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ.

Tính đến ngày 14/12/2021 có 1.116.511
văn bản đến trên phần mềm quản lý văn bản (cấp tỉnh 319.228 văn bản, cấp huyện
157.487 văn bản, cấp xã 639.796 văn bản), có 279.849 văn bản đi trên phần mềm
quản lý văn bản (cấp tỉnh 106.457 văn bản, cấp huyện 80.037 văn bản, cấp xã
93.355 văn bản), có 268.958 văn bản đi ký số trên phần mềm quản lý văn bản (cấp
tỉnh 105.537 văn bản, cấp huyện 76.936 văn bản, cấp xã 86.485 văn bản).

Ngoài hệ thống phần mềm quản lý văn bản
và điều hành dùng chung cho cơ quan nhà nước, Văn phòng UBND tỉnh có triển khai
01 phần mềm quản lý văn bản và điều hành dùng riêng, có kết
nối với phần mềm quản lý văn bản và điều hành dùng chung của tỉnh, kết nối với
Trục liên thông văn bản quốc gia và tuân thủ theo quy định tại Quyết định số
28/2018/QĐ-TTg và Thông tư số 01/2019/TT-BNV .

Ứng dụng thư điện tử công vụ: Hiện cấp
hơn 7.000 hộp thư điện tử cho 100% cơ quan, đơn vị địa phương (trừ viên chức
thuộc ngành y tế, giáo dục). Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thư điện tử còn thấp
(theo báo cáo định kỳ hàng tháng về kết quả ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền
điện tử của Sở TT&TT).

Ứng dụng chữ ký
số: Đến nay, đã cấp chứng thư số cho 39 cơ quan, đơn vị, với tổng số 2.030 chứng
thư số bao gồm 1.595 chứng thư số cá nhân, 435 chứng thư số cơ quan. Đã đăng ký
cấp 77 Sim PKI cho lãnh đạo của 21 cơ quan, đơn vị. Hiện nay, 100% sở, ngành và
UBND các huyện, thành phố đã triển khai ký số văn bản đi và phát hành trên phần
mềm quản lý văn bản và điều hành. Tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản của
tỉnh là 96% (tỷ lệ ký số của các sở, ban, ngành là 99%, tỷ lệ ký số của UBND
các huyện, thành phố là 96%, tỷ lệ ký số của UBND các xã, phường, thị trấn là
93%).

Bên cạnh việc sử dụng các ứng dụng
dùng chung nêu trên, hầu hết các đơn vị, địa phương đều sử dụng các phần mềm quản
lý, chuyên ngành như: Quản lý kế toán – tài chính, tài sản; Quản lý nhân sự; Quản
lý hộ tịch; Quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; phần mềm các ngành thuế,
kho bạc, hải quan,…

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

– Tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh
(đơn vị quản lý, vận hành hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của
tỉnh) hiện có 05 cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin
và điện tử viễn thông, có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, với khối
lượng công việc rất lớn và phức tạp thì số lượng cán bộ trên chưa đủ để bao
quát toàn bộ công việc theo chức năng, nhiệm vụ công việc được giao.

– Đa số các sở, ban, ngành, huyện,
thành phố đã có lãnh đạo phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan.
Tuy nhiên, do mức độ quan tâm và quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động điều hành của lãnh đạo các cơ quan khác nhau, trình độ và kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập, vì vậy mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tại tỉnh nhìn chung vẫn còn
nhiều khó khăn.

– Hầu hết các sở, ngành, địa phương đều
bố trí tối thiểu 01 cán bộ phụ trách kỹ thuật về công nghệ thông tin của đơn vị.
Các cán bộ này đều có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin, cơ bản đáp ứng
trong việc tham mưu, vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị. Tuy
nhiên, do nhiều người còn kiêm nhiệm các công việc khác nên ảnh hưởng đến chất
lượng, tiến độ trong tham mưu, vận hành hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin của
đơn vị mình.

– Năm 2021, Sở Thông tin và Truyền
thông đã tổ chức 14 lớp đào tạo kiến thức cơ bản về an toàn, an ninh thông tin
cho 496 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; tổ chức đào
tạo kiến thức nâng cao về an toàn, an ninh thông tin cho 30 cán bộ là quản trị
mạng của các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

VII. AN TOÀN THÔNG
TIN

– Hiện tại có 06 hệ thống thông tin
đã được UBND tỉnh phê duyệt cấp độ an toàn cấp độ 3 gồm: Hệ thống cơ sở hạ tầng
thông tin tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc; Hệ thống Quản lý văn
bản và điều hành; Hệ thống Cổng thông tin – Giao tiếp điện
tử của tỉnh và các Cổng thông tin điện tử thành phần của
các Sở, ngành, địa phương; Hệ thống Một cửa điện tử; Hệ thống Thư điện tử công
vụ; Cơ sở hạ tầng hệ thống mạng và dịch vụ hệ thống. Phương án bảo đảm an toàn
thông tin trong thiết kế và vận hành hệ thống thông tin phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

– Tiếp tục triển khai các giải pháp đảm
bảo an toàn dữ liệu, liên kết, tích hợp kỹ thuật, vận hành, bảo mật cho các ứng
dụng và cơ sở dữ liệu của tỉnh, ngành với hệ thống thiết bị, phần mềm bảo mật,
an toàn an ninh thông tin đồng bộ, hiện đại. Đến nay, đã có 24 sở, ngành và 09
huyện, thành phố được trang bị các trang thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh mạng,
cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình quản lý tập trung cho hơn
4.000 máy chủ, máy trạm và thiết bị đầu cuối tại các sở, ban, ngành và UBND cấp
huyện nhằm nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Phần mềm có khả
năng kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc về Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Công tác diễn tập bảo đảm an toàn
thông tin các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được Sở Thông tin và Truyền thông
tổ chức hàng năm nhằm tăng cường giải pháp phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn,
bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin của tỉnh và nâng cao năng lực tổ chức, kỹ
năng phối hợp, phân tích, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng của cán bộ quản
lý, vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh.

VIII. KINH PHÍ THỰC
HIỆN

Tổng kinh phí dành cho ứng dụng CNTT
của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021 là 83.589 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 2, kèm theo
Kế hoạch này).

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022

I. CĂN CỨ LẬP KẾ
HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin ngày
29/6/2006;

Luật An toàn thông tin ngày
11/9/2015;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019
của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020
của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/03/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày
15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện
tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày
31/12/2019 của Bộ TT&TT ban hành Khung kiến trúc Chính phủ Việt Nam phiên bản
2.0;

Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày
03/8/2021 của HĐND tỉnh thông qua Đề án hoàn thiện CQĐT hướng tới chính quyền số
tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 2696/QĐ-UBND ngày
28/9/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng đến
chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 2795/QĐ-UBND ngày
13/11/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện
tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 2.0;

Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày
18/6/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2021-2025 theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng
tăng trưởng;

Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày
29/12/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội 5 năm
(2021-2025);

Công văn số 3570/BTTTT-THH ngày
16/9/2021 của Bộ TT&TT và Công văn số 8421/UBND-VX3 ngày 24/9/2021 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc xây dựng Kế hoạch phát triển Chính quyền số và bảo đảm
an toàn thông tin mạng năm 2022.

II. MỤC TIÊU TỔNG
QUÁT

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm xây dựng,
phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc; nâng
cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và chất lượng phục vụ người dân
và doanh nghiệp; phát triển chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu, bảo đảm an
toàn thông tin và an ninh mạng; nâng cao vị trí xếp hạng về chỉ số Chuyển đổi số
của tỉnh.

III. MỤC TIÊU CỤ
THỂ

1. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của các c
ơ quan Nhà nước

– 100% các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành;

– 100% lãnh đạo các cơ quan nhà nước
được cấp, sử dụng chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ.

– 100% các văn bản, tài liệu (trừ văn
bản mật theo quy định của pháp luật) trao đổi qua giữa các cơ quan Nhà nước thực
hiện dưới dạng điện tử và bảo đảm bảo tính pháp lý của văn bản, tài liệu điện tử
theo quy định.

– 100% UBND cấp huyện, xã giải quyết
thủ tục hành chính qua Hệ thống thông tin một cửa dùng chung của tỉnh.

– 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm
nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ
thống thông tin báo cáo của tỉnh, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo,
điều hành.

– Tăng cường sử dụng hiệu quả hệ thống
Hội nghị truyền hình trực tuyến; Rút ngắn thời gian họp,
giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp
và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

– Tối thiểu 30% hoạt động giám sát,
kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống
thông tin của cơ quan quản lý.

2. Ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.

– 100% các cổng/trang thông tin điện
tử của các cơ quan Nhà nước thuộc tỉnh cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định
tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

– 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4, trên các phương tiện và nền tảng truy cập khác nhau.

– Trên 30% hồ sơ giải quyết theo dịch
vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ.

– Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh
toán điện tử trên 20%.

3. Bảo đảm an toàn thông tin

– Triển khai xây dựng Trung tâm giám
sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC), kết nối và chia sẻ thông tin với
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

– Nâng cao năng lực giám sát an toàn
thông tin mạng trên địa bàn tỉnh để tăng cường khả năng
phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, chính xác về các sự kiện, sự cố, dấu hiệu,
hành vi, mã độc xâm hại, nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng có khả năng gây mất an toàn
thông tin mạng đối với các hệ thống dịch vụ CNTT phục vụ chính quyền điện tử của
tỉnh.

– 100% các máy tính của cán bộ, công
chức trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc, virus tập
trung, kết nối chia sẻ thông tin về mã độc với hệ thống phòng chống mã độc của
Bộ TT&TT.

– Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập
về an toàn thông tin; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn
thông tin mạng.

4. Hạ tầng kỹ thuật

– Tăng cường năng lực hạ tầng kỹ thuật
cho Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh và cơ quan Nhà nước các cấp, đáp ứng mô
hình điện toán đám mây và yêu cầu kỹ thuật triển khai xây dựng Chính quyền điện
tử tỉnh hướng tới Chính quyền số theo đúng lộ trình.

– Thí điểm cung
cấp từ 4 đến 6 dịch vụ đô thị thông minh.

– Chuyển đổi Ipv6 cho mạng lưới, dịch
vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh bảo đảm sự phát triển,
tính sẵn sàng tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của
các xu hướng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

5. Phát triển nguồn nhân lực

– 100% cán bộ chuyên trách CNTT được
đào tạo nâng cao về CNTT, đặc biệt là nâng cao trình độ về an toàn thông tin mạng
cho cán bộ chuyên trách CNTT và đội ứng cứu sự cố về an toàn thông tin mạng
trong toàn tỉnh.

– Tiếp tục đào tạo kiến thức an toàn
thông tin cơ bản và kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thư điện tử, truy cập
Internet…, phục vụ công việc cho CBCCVC và hướng đến đào tạo “công dân điện tử”.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện
môi trường pháp lý

Bám sát các yêu cầu, chỉ tiêu về chuyển đổi số đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin
và Truyền thông, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo để tiếp tục tham mưu với HĐND tỉnh,
UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các nội dung, cụ thể:

– Nghị quyết của HĐND tỉnh về thúc đẩy
dịch vụ công thiết thực mức độ 4, giai đoạn 2022-2025, mục đích hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Nghị quyết của HĐND
tỉnh ban hành chính sách ưu đãi thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thực
hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin tại các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc.

– Chỉ thị của UBND tỉnh về thúc đẩy
chuyển đổi số, giai đoạn 2022-2025.

– Quyết định của UBND tỉnh quy định
trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc
chỉ đạo, tổ chức thực hiện chuyển đổi số tại các đơn vị, địa phương.

– Quyết định của UBND tỉnh ban hành Bộ
chỉ số chuyển đổi số áp dụng cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.

– Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy
chế: Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Dữ liệu của tỉnh; Quy chế kết nối,
chia sẻ, khai thác và sử dụng dữ liệu của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
dùng chung tỉnh; Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Trung tâm Giám sát, điều
hành đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc; Quy chế quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng
và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của
các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quy chế về hoạt động của Hội
nghị truyền hình trực tuyến trên địa bàn tỉnh; Quy chế quản lý, thu thập, khai
thác, chia sẻ dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường.

– Đề án Chuyển đổi số trong ngành
giáo dục đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

– Kế hoạch tuyên truyền Chương trình
Chuyển đổi số Quốc gia;

– Kế hoạch số hóa thủ tục hành chính
và số hóa dữ liệu của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

– Kế hoạch phát triển hạ tầng Bưu
chính – Viễn thông trên địa bàn tỉnh phục vụ chuyển đổi số đến năm 2025.

– Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển
đổi số giai đoạn 2021-2025.

2. Phát triển hạ
tầng kỹ thuật

– Nâng cấp trung tâm dữ liệu của tỉnh, thuê trung tâm dữ liệu dự phòng, bảo đảm tiêu chí triển
khai và sử dụng dịch vụ điện toán đám mây; sẵn sàng hạ tầng triển khai các ứng
dụng dùng chung, ứng dụng chuyên ngành của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh;
đủ điều kiện để triển khai Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC), sẵn
sàng tích hợp các dịch vụ đô thị thông minh; giám sát, đánh giá hiệu quả việc vận
hành, khai thác các ứng dụng tại các sở, ngành, địa phương của tỉnh.

– Củng cố hệ thống hội nghị truyền
hình phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến các sở,
ngành của tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

– Củng cố an toàn thông tin, an ninh
mạng (Xây dựng Trung tâm giám sát an toàn, an ninh không gian mạng – SOC, triển
khai hệ thống phòng chống mã độc, Virus, kết nối, chia sẻ thông tin tập trung).

– Nâng cấp mạng máy tính, máy tính của
các sở, ban, ngành của tỉnh; mạng máy tính, máy tính, máy in, máy quét cấp xã,
bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho cấp xã tham gia cung cấp dịch vụ công mức
độ 3, mức độ 4, khai thác, vận hành hệ thống một cửa điện tử liên thông, triển
khai các ứng dụng chuyên ngành, số hóa, cập nhật dữ liệu
điện tử.

– Thuê hệ thống Camera giám sát an
toàn giao thông, an ninh trật tự nhằm giám sát giao thông
tại một số điểm công cộng phức tạp, kịp thời phát hiện, xử lý các điểm nóng, điểm
nghẽn giao thông; hỗ trợ lực lượng bảo đảm an toàn giao thông, góp phần giữ an
ninh trật tự, kịp thời xử lý các tình huống mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

– Đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ
thông tin cho cấp xã, củng cố hệ thống thông tin cơ sở (Đài truyền thanh không
dây, bảng tin điện tử, trang web cấp xã, hệ thống thông tin nguồn…), phục vụ
triển khai chính quyền điện tử tỉnh.

– Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông
phát triển hạ tầng mạng lưới, cung cấp mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, bảo đảm hạ tầng
kỹ thuật xây dựng Chính quyền điện tử, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số,
xã hội số.

3. Phát triển
các hệ thống nền tảng

– Triển khai hệ thống nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP) của tỉnh phục vụ kết nối nền tảng Chính phủ
điện tử quốc gia; tích hợp các ứng dụng, dịch vụ và cơ sở dữ liệu dùng chung của
tỉnh vào hệ thống.

– Kết nối, tích hợp các hệ thống dùng
chung của tỉnh với các cổng thanh toán điện tử tập trung do Bộ Thông tin và
Truyền thông, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng, phát triển nền tảng cung cấp các
dịch vụ trên thiết bị di động hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tra cứu, khai
thác các hệ thống thông tin, dịch vụ công.

– Thuê hệ thống GIS dùng chung tỉnh
Vĩnh Phúc nhằm xây dựng và hình thành các cơ sở dữ liệu
GIS tổng hợp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh,
UBND tỉnh. Cung cấp nền tảng công nghệ GIS cho các sở, ban, ngành, đơn vị khác
trên địa bàn tỉnh có nhu cầu ứng dụng có thể kế thừa, sử dụng, khai thác và
phát triển các ứng dụng và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp được tiếp cận nhiều
nguồn thông tin.

4. Phát triển dữ
liệu

– Hợp tác với các tập đoàn công nghệ
lớn, thử nghiệm và thuê các ứng dụng dùng chung của tỉnh (triển khai đặt tại
Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp hỗ trợ vận
hành, quản trị, hỗ trợ người dùng, bảo đảm nâng cấp bổ sung tính năng theo yêu
cầu quản lý; bảo đảm an toàn, bảo mật, chủ động về dữ liệu), bao gồm: Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; Phần mềm quản
lý văn bản (mở rộng, đồng bộ đến các cơ quan đảng, đoàn thể 3 cấp tỉnh – huyện – xã); Trung tâm giám sát điều hành thông minh IOC
và các dịch vụ đô thị thông minh; Hệ thống bản đồ GIS dùng chung; Kho dữ liệu
điện tử dùng chung; Cơ sở dữ liệu đất đai…

– Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, cổng dữ liệu mở, công cụ phân tích dữ liệu (hình thức thuê) cung cấp
thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp khai thác, phân tích phục vụ sản xuất,
kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, như: Cơ sở dữ liệu về đất đai; cơ sở dữ
liệu về văn hóa, du lịch…

– Nâng cấp, củng cố hệ thống phản
ánh, kiến nghị của tỉnh trở thành kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp, người dân với
chính quyền.

– Hỗ trợ chuyển đổi số tại cấp xã, trọng
tâm là ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã phục vụ quản lý nhà nước; ứng dụng
công nghệ thông tin trong truyền thanh thông minh; sàn giao dịch điện tử phục vụ
doanh nghiệp, tiểu thương, hộ gia đình; chăm sóc sức khỏe, giáo dục… trước mắt
năm 2022, thực hiện tại 04 xã, thị trấn: Thổ Tang, Hướng Đạo, Lãng Công, thị trấn
Tam Đảo.

5. Phát triển các
ứng dụng, dịch vụ

a) Ứng dụng, dịch vụ công nghệ
thông tin trong nội bộ các cơ
quan Nhà nước

– Tiếp tục hoàn thiện nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu của tỉnh đảm bảo việc liên thông kết nối hệ chương trình quản lý
văn bản và hồ sơ công việc đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.

– Tiếp tục triển khai Hệ thống thông
tin báo cáo của tỉnh đồng bộ 3 cấp tỉnh – huyện – xã, phục vụ kết nối, chia sẻ
dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

– Duy trì, nâng cấp, hoàn thiện các
phần mềm dùng chung trong hoạt động các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Tăng cường sử dụng văn bản điện tử, ứng dụng chứng thư, chữ ký số trong liên
thông văn bản điện tử.

– Triển khai hệ thống Hội nghị truyền
hình trực tuyến 3 cấp tỉnh – huyện – xã.

b) Ứng dụng, dịch vụ công nghệ
thông tin phục vụ ngườ
i dân và doanh nghiệp

– Nâng cấp, duy trì hoạt động Cổng Thông tin – Giao tiếp điện tử của tỉnh và các cổng thành phần.

– Tham mưu UBND tỉnh về triển khai phần
mềm Một cửa điện tử ứng dụng các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh trên cơ sở
đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến VNPT
iGate. Cung cấp 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xây dựng
chính sách thúc đẩy ứng dụng dịch vụ công mức độ 4.

– Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, cổng dữ liệu mở, công cụ phân tích dữ liệu (hình thức
thuê) cung cấp thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp khai thác, phân tích
phục vụ sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, như: Cơ sở dữ liệu về đất
đai; hệ thống thông tin về điều hành xe buýt…

– Nâng cấp hệ thống phản ánh, kiến
nghị của tỉnh trở thành kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp, người dân với chính
quyền.

6. Bảo đảm an
toàn thông tin

– Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng
cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng
Internet trên địa bàn.

– Rà soát, kiểm tra, đánh giá, thẩm định
và tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh theo cấp độ như
quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm
an toàn thông tin theo cấp độ; Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 21/4/2017 của
Bộ TT&TT Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định
85/2016/NĐ-CP .

– Triển khai xây dựng Trung tâm giám
sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

– Xây dựng và triển khai kế hoạch dự
phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan,
tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố
mất an toàn thông tin mạng.

– Tổ chức đào tạo, tuyển dụng hình thành đội ngũ chuyên trách về an toàn thông tin; duy trì
các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng
với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về
an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

7. Phát triển nguồn
nhân lực

– Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT, phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về CNTT như: Luật,
Nghị định, các văn bản hướng dẫn… cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp; Tổ
chức phổ biến, đào tạo, tuyên truyền kiến thức về chuyển đổi số, Khung kiến
trúc Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cấp tỉnh và đánh giá hiệu quả đầu
tư ứng dụng CNTT.

– Tiếp tục rà soát, đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức về quản trị hệ thống, an toàn thông
tin… cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT làm việc tại các đơn vị, địa
phương. Cử cán bộ có năng lực tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu phù hợp với
chuẩn của trong nước và quốc tế về quản trị mạng, an toàn, bảo mật thông tin.

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh
công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với
người dân, doanh nghiệp

– Quảng bá,
tuyên truyền sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp về việc triển khai Chính
quyền điện tử/Chính quyền số của tỉnh, bảo đảm cho người dân và doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh có thể tiếp cận sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi Chính
quyền điện tử/Chính quyền số.

– Đẩy mạnh tương tác trực tuyến giữa
cơ quan Nhà nước và người dân, doanh nghiệp thông qua kênh Hệ thống tiếp nhận,
giải quyết các phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân với chính quyền tỉnh
Vĩnh Phúc; Phần mềm điều tra đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với
Chính quyền tỉnh.

– Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp khai thác các dịch vụ
công mức độ 3, 4 của tỉnh.

2. Phát triển
mô hình kết hợp giữa các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp

– Tăng cường sự tham gia của doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc triển khai chính quyền điện
tử và hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, năng lực sản xuất của doanh nghiệp CNTT, tạo điều kiện
hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các tổ chức, cá
nhân nhằm triển khai các dịch vụ Chính quyền số thuận lợi.

– Lựa chọn hợp tác với các Tập đoàn
công nghệ lớn (VNPT, Viettel, FPT…); các Tập đoàn đang có các sản phẩm CNTT
cung cấp cho Chính phủ, triển khai xây dựng các hệ thống CNTT mang tính hệ thống,
để thuận lợi trong việc tích hợp, liên thông các hệ thống, khai thác chia sẻ cơ
sở dữ liệu dùng chung. Đẩy mạnh các hình thức thuê dịch vụ Viễn thông, CNTT phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử.

3. Thu hút nguồn
lực công nghệ thông tin

– Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế khuyến
khích, chính sách ưu đãi để thu hút chuyên gia, nhân lực tham gia xây dựng,
phát triển chính quyền điện tử.

– Từng bước thay đổi cơ cấu ngân sách
dành cho ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền điện tử. Ưu tiên nguồn kinh phí
sự nghiệp, bố trí thực hiện các nhiệm vụ thuê dịch vụ CNTT, theo định hướng của
Bộ Thông tin và Truyền thông (Hàng năm bảo đảm tng nguồn kinh phí thường xuyên và đầu tư công tối thiểu từ 1% trên tổng chi ngân sách nhà nước
dành cho chuyể
n đổi số, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số của tỉnh; bảo đảm tối thiểu 10%
kinh phí từ các dự án, chương trình CNTT dành cho an toàn, an ninh mạng)
.

– Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp,
các nhà tài trợ, các tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư, hỗ trợ
trong lĩnh vực CNTT.

4. Tăng cường
vai trò của người đứng đầu

– Quyết liệt chỉ đạo việc vận hành, sử
dụng các ứng dụng CNTT tại các cơ quan đơn vị. Xây dựng công cụ giám sát, đánh
giá việc vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành,
địa phương của tỉnh. Xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan trong trường hợp
các ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị hoạt động không hiệu quả.

– Chủ động tham gia các chương trình
hợp tác về CNTT với các tỉnh phát triển mạnh về CNTT; tổ chức học tập kinh nghiệm,
kết nối chia sẻ thông tin CNTT với các tỉnh thành khác.

VI. DANH MỤC DỰ
ÁN, NHIỆM VỤ

Chi tiết cụ thể nhu cầu danh mục các
dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT của các cơ quan Nhà nước năm 2022.

(Chi tiết xem tại Phụ lục 3, kèm
theo Kế hoạch này).

VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN

Các sở, ban, ngành, cơ quan ngành dọc
Trung ương đóng trên địa bàn, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp bưu
chính, viễn thông triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công thực hiện
năm 2022 theo Kế hoạch về cải thiện và nâng cao Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày
08/12/2021 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số, hoàn thiện Chính quyền điện tử, hướng
đến Chính quyền số và Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc, giai
đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông –
cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh có trách nhiệm tổng hợp
báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh theo thời gian quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản
ánh với UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem
xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Phần mềm hỗ trợ đối thoại doanh nghiệp;

2. Phần mềm quản lý dữ liệu bản đồ địa
chính, lớp dữ liệu trên nền GIS;

3. Phần mềm quản lý hạ tầng viễn
thông trên nền GIS và Phần mềm Quản lý báo cáo chỉ tiêu ICT Index Vĩnh Phúc trực
tuyến;

4. Phần mềm quản lý khiếu nại, tố
cáo;

5. Phần mềm cơ sở dữ liệu ngành thanh
tra;

6. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục;

7. Phần mềm quản lý cán bộ, công chức,
viên chức;

8. Phần mềm quản lý Đào tạo nghề, quản
lý Bảo trợ xã hội và phần mềm quản lý Bảo hiểm y tế;

9. Phần mềm sàn giao dịch công nghệ
điện tử;

10. Phần mềm quản lý ISO điện tử;

11. Phần mềm quản lý chương trình
nông thôn mới;

12. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu
ngành Công Thương;

13. Phần mềm quản lý số hóa lưới điện
trên nền GIS;

14. Phần mềm quản lý Tòa soạn Báo
Vĩnh Phúc điện tử;

15. Phần mềm quản lý hạ tầng giao
thông trên nền GIS (GIS giao thông);

16. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về
giá;

17. Phần mềm quản lý các Khu công
nghiệp trên nền GIS;

18. Phần mềm quản lý Dân tộc;

19. Phần mềm quản lý Bảo tàng;

20. Phần mềm quản lý Tôn giáo;

21. Website Trung tâm CNTT và Truyền
thông;

22. Phần mềm Quản lý thực đơn dinh dưỡng
cho các trường mầm non;

23. Website trường Trung cấp Y;

24. Website Trung tâm đào tạo lao động
xuất khẩu Sở Lao động, TB&XH;

25. Website Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc;

26. Website Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc;

27. Website Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Vĩnh Phúc;

28. Phần mềm thi cảm tình đoàn của Tỉnh
đoàn;

29. Website Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị;

30. Phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ tại Văn
phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc;

31. Trang thông tin điện tử Quỹ đầu
tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh;

32. Trang thông tin điện tử của Liên
minh Hợp tác xã tỉnh Vĩnh Phúc;

33. Phần mềm quản lý chứng thực;

34. Hệ thống quản lý dữ liệu số hồ sơ
tốt nghiệp;

35. Phần mềm quản lý xử lý vi phạm
hành chính;

36. Phần mềm quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc;

37. Hệ thống thông tin quản lý nguồn
cung lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

38. Hệ thống website của các trường Mầm
non, Tiểu học và THCS tích hợp trên Cổng thông tin điện tử
ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc;

39. Phần mềm hỗ trợ công tác thi đua,
khen thưởng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

40. Phần mềm quản lý thông tin bảo hiểm
y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

41. Hệ thống phần mềm quản lý đào tạo
nghề tỉnh Vĩnh Phúc;

42. Hệ thống thu thập và quản lý trực
tuyến thông tin xuất nhập khẩu.

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CNTT,
PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 326/KH-UBND
ngày 31
/12/2021 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

(Đơn
vị tính: Triệu đồng)

PHỤ LỤC 3

NHU CẦU DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG
CNTT, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 326/KH-UBND
ngày 31
/12/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

Tên
nhiệm vụ, dự án

Đơn
vị chủ trì

Kinh
phí

Phân
bổ năm 2022

Nguồn
vốn

 

TỔNG

 

729.340

640.563

 

1

Xây dựng hạ tầng nền tảng số
phục vụ chuyển đổi số
tỉnh Vĩnh Phúc

Sở
Thông tin và Truyền thông

385.000

346.500

Đầu
tư công

2

Thuê dịch vụ đường truyền số liệu
chuyên dùng cho các cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

5.866

2.924

Sự
nghiệp

3

Thuê hệ thống GIS dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc

5.600

5.600

Sự
nghiệp

4

Thuê Trung tâm giám sát, điều hành
thông minh (IOC)

4.300

4.300

Sự
nghiệp

5

Thuê hệ thống Camera giám sát an
toàn giao thông, an ninh trật tự

8.200

8.200

Sự
nghiệp

6

Thuê kho dữ liệu
điện tử dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc

12.400

12.400

Sự
nghiệp

7

Thuê dịch vụ hệ thống hội nghị truyền
hình trực tuyến cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
năm 2022

2.400

2.400

Sự
nghiệp

8

Thuê hệ thống một cửa, dịch vụ công
3 cấp tỉnh, huyện, xã (5 năm)

4.250

4.250

Sự
nghiệp

9

Mua sắm bổ sung thiết bị hội nghị
truyền hình trực tuyến cho một số trung tâm chỉ huy cấp huyện, cấp xã cho Sở
Thông tin và Truyền thông

6.754

6.754

Sự
nghiệp

10

Diễn tập phòng chống tấn công trên
không gian mạng tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

450

450

Sự
nghiệp

11

Tuyên truyền và đào tạo, tập huấn,
phổ cập các kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng số,
kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ
công chức, viên chức và người dân tỉnh Vĩnh Phúc

2.700

2.700

Sự
nghiệp

12

Đào tạo kiến thức nâng cao về an
toàn an ninh thông tin cho cán bộ làm về công nghệ thông tin

220

220

Sự
nghiệp

13

Mua dịch vụ bảo hành hệ thống lưu
trữ

1.200

1.200

Sự
nghiệp

14

Ứng dụng công nghệ về quản lý chính
sách người có công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Sở
Lao động, Thương binh và XH

20.000

18.000

Đầu
tư công

15

Mua sắm hệ thống camera cơ sở cai
nghiện

4.900

4.900

Sự
nghiệp

16

Đầu tư phần mềm,
trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh

Sở
Giao thông VT

5.000

5.000

Sự
nghiệp

17

Đầu tư nâng cấp mạng LAN và mua sắm
thiết bị CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại Sở Giao thông vận tải

3.404

3.064

Đầu
tư công

18

Đầu tư trang thiết bị ứng dụng công
nghệ thông tin đối với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc

Sở
Tài nguyên và Môi trường

13.500

12.150

Đầu
tư công

19

Đầu tư trang thiết bị phục vụ quan
trắc và phân tích môi trường

6.838

6.154

Đầu
tư công

20

Số hóa hồ sơ địa chính qua các thời
kỳ đang lưu trữ tại VP đăng ký đất đai

3.282

3.282

Sự
nghiệp

21

Thuê hệ thống phần mềm quản lý đất
đai (5 năm)

8.000

8.000

Sự
nghiệp

22

Đầu tư thiết bị, nâng cấp hạ tầng
công nghệ thông tin ngành Y tế

Sở
Y tế

14.000

12.600

Đầu
tư công

23

Kinh phí thuê phần mềm và duy trì hồ
sơ quản lý sức khỏe cá nhân

3.000

3.000

Sự
nghiệp

24

Thuê phần mềm Khám chữa bệnh của
đơn vị trực thuộc

4.500

4.500

Sự
nghiệp

25

Phần mềm vệ sinh an toàn thực phẩm

800

800

Sự
nghiệp

26

Kinh phí đảm bảo đường truyền nội bộ
đến cấp xã

Văn
phòng Tỉnh ủy

1.066

1.066

Sự
nghiệp

27

Đầu tư phòng họp không giấy E
Cabinet (năm 2021 đã cấp 5.000 triệu)

7.478

2.478

Sự
nghiệp

28

Trang bị thiết bị công nghệ thông
tin phục vụ số hóa hồ sơ thủ tục hành chính

Văn
phòng UBND tỉnh

1.700

1.700

Sự
nghiệp

29

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin Hệ
thống thông tin báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc

5.409

886

Sự
nghiệp

30

Bổ sung hồ sơ mua sắm thiết bị bổ sung phòng máy chủ Văn phòng UBND tỉnh, bảng điện tử, hệ
thống camera giám sát tại trụ sở làm việc HĐND-UBND tỉnh.

2.994

2.994

Sự
nghiệp

31

Thuê Hệ thống phòng họp không giấy
(eCabinet)

1.000

1.000

Sự
nghiệp

32

Số hóa dữ liệu hộ tịch

Sở
Tư pháp

31.449

10.000

Sự
nghiệp

33

Phần mềm xử phạt vi phạm hành chính

2.700

2.700

Sự
nghiệp

34

Kết nối, liên thông, số hóa và khai
thác dữ liệu lý lịch tư pháp

15.000

15.000

Sự
nghiệp

35

Nâng cấp hệ thống mạng LAN và bổ
sung trang thiết bị CNTT tại Sở Ngoại vụ

Sở
Ngoại vụ

2.000

2.000

Sự
nghiệp

36

Xây dựng Phần mềm theo dõi, đánh
giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính

Sở Nội
vụ

3.000

3.000

Sự
nghiệp

37

Xây dựng cơ sở dữ liệu về tín
ngưỡng, tôn giáo

5.000

5.000

Sự
nghiệp

38

Mua sắm trang thiết bị trường quay
và hệ thống thiết bị tiền kỳ lưu động phục vụ công tác chuyên môn cho Báo
Vĩnh Phúc

Báo
Vĩnh Phúc

15.000

15.000

Sự
nghiệp

39

Nâng cấp tòa soạn báo điện tử và
trang thiết bị báo Vĩnh Phúc

3.000

3.000

Sự
nghiệp

40

Xây dựng phần mềm khai thác báo cáo
phục vụ công tác quản lý tài chính, điều hành, quyết toán ngân sách

Sở
Tài chính

350

350

Sự
nghiệp

41

Thuê phần mềm quản lý tài sản (5
năm)

4.200

4.200

Sự
nghiệp

42

Nâng cấp hệ thống mạng Lan, mạng điện
thoại tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc

Hội
liên hiệp Phụ nữ tỉnh

500

500

Sự
nghiệp

43

Kế hoạch thuê
dịch vụ công nghệ thông tin Số hóa du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch

20.000

9.700

Sự
nghiệp

44

Đầu tư hệ thống trang thiết bị công
nghệ thông tin , mạng LAN, camera giám sát phục vụ hoạt động của Trung tâm
Đào tạo vận động viên tỉnh Vĩnh Phúc

2.200

2.200

Sự
nghiệp

45

Số hóa dữ liệu thư viện tỉnh

3.000

3.000

Sự
nghiệp

46

Nâng cấp phần mềm quản lý công tác
tiếp dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại tố cáo

Thanh
tra tỉnh

2.100

2.100

Sự
nghiệp

47

Bảo đảm truyền hình tác chiến đến
đơn vị trực thuộc

Bộ
chỉ huy Quân sự

5.000

5.000

Sự
nghiệp

48

Số hóa hồ sơ học sinh và bằng tốt nghiệp

Sở
Giáo dục và Đào tạo

2.900

2.900

Sự
nghiệp

49

Hệ thống thông tin quản lý cán bộ
ngành giáo dục đào tạo; Nâng cấp Cổng thông tin

12.000

12.000

Sự
nghiệp

50

Xây dựng cơ sở dữ liệu cụm công
nghiệp Vĩnh Phúc

Sở
Công Thương

1.265

1.265

Sự
nghiệp

51

Nâng cấp hệ thống mạng LAN và bổ sung các trang thiết bị CNTT

3.400

3.400

Sự
nghiệp

52

Nâng cấp nâng cấp cơ sở dữ liệu
ngành Công Thương

1.500

1.500

Sự
nghiệp

53

Thuê phòng họp không giấy Ecabinet
và mua sắm thiết bị CNTT

Văn
phòng HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh

2.000

2.000

Sự
nghiệp

54

Thiết lập hệ thống tiếp nhận, giải
quyết thủ tục hành chính kết nối Công an tỉnh, công an huyện

Công
an tỉnh

5.970

5.970

Sự
nghiệp

55

Nâng cấp, sửa chữa, mua sắm máy móc trang thiết bị, sửa chữa mạng LAN nội bộ các đơn vị thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT

Sở
Nông nghiệp và PTNT

3.000

3.000

Sự
nghiệp

56

Giám sát rừng thông minh và tích hợp
quản lý đa dạng sinh học

7.900

7.900

Sự
nghiệp

57

Đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT tại Sở
Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế
hoạch và Đầu tư

2.895

2.606

Đầu
tư công

58

Nâng cấp hệ thống mạng LAN, thiết bị
CNTT

Ban
Dân tộc

800

800

Sự
nghiệp

59

Chỉnh lý và số hóa dữ liệu các cơ
quan, địa phương

Các
sở, ngành, địa phương

25.000

25.000

Sự
nghiệp