[IT là gì ?] Công nghệ thông tin là gì ? – Technology Diver

Information Technology – Công Nghệ Thông Tin Là Gì ? – Cuongquach | Hiện nay, Information technology (IT)Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ này. Bằng chứng là, thực tế mỗ02i khi đề cập đến bất kỳ công việc nào liên quan đến máy tính, hầu hết mọi người đều gọi đó là “công nghệ thông tin”. Bài viết này sẽ giúp bạn tránh những khái niệm nhầm lẫn như vậy !

it là gì ? công nghệ thông tin là gì ?

Có thể bạn quan tâm chủ đề khác
– Twitter là gì ?
– Bảo mật thông tin là gì ?
– 5 thói quen tốt cần được duy trì khi bạn quản trị hệ thống

IT là gì ? Công nghệ thông tin là gì?

IT là gì ? Công nghệ thông tin là gì?

Một bài báo đăng năm 1958 trên tạp chí Harvard Business Review đã đề cập đến “công nghệ thông tin”. Khái niệm này bao gồm ba công việc chính: xử lý dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định và cung cấp phần mềm kinh doanh. Đây là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của CNTT như một lĩnh vực kinh tế thực sự. Và có lẽ, cũng chính bài viết đã đặt ra định nghĩa cho thuật ngữ Information Technology (IT – Công Nghệ Thông Tin) này.

Trong những thập kỷ tiếp theo, nhiều tập đoàn đã thành lập “bộ phận CNTT” – chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ máy tính. Qua thời gian, bộ phận này ngày càng phát triển. Ngày nay, họ phụ trách nhiều loại công việc khác nhau như:

  • Hỗ trợ kỹ thuật máy tính.
  • Quản trị mạng và cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.
  • Triển khai phần mềm kinh doanh.
  • Bảo mật thông tin.

Đặc biệt, trong giai đoạn bùng nổ dot-com (.com) vào những năm 1990, vai trò của CNTT đã phát triển vượt bậc so với trước đây. Cụ thể, nó góp mặt vào các lĩnh vực: phát triển phần mềm, hệ thống kiến ​​trúc máy tính và cả quản trị dự án. Từ đây IT trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại.

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Nhiều website tìm việc thường đăng tin tuyển dụng các vị trí kiến trúc sư, kỹ thuật viên và quản trị viên CNTT. Trong đó, ứng viên thường được yêu cầu có bằng đại học về khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin. Nếu họ có thêm các chứng nhận liên quan thì sẽ là một lợi thế lớn.

Chính bởi nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng cao, nên bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các khoá học ngắn hạn cơ bản về CNTT trên mạng. Những khoá học như vậy đặc biệt hữu ích cho người muốn tiếp xúc với lĩnh vực này trước khi bắt đầu sự nghiệp.

Một khi quyết định phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực CNTT, bạn phải xác định mục tiêu phát triển của bản thân trong tương lai (ví dụ như trở thành leader hoặc nhân viên của bộ phận IT hoặc của các nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm…). Nhìn chung, muốn thành công trong lĩnh vực này, bạn phải vừa có khả năng kinh doanh, vừa nắm vững kỹ thuật.

Các thách thức và vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực CNTT

Các thách thức và vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực CNTT

  • Sự lớn mạnh của CNTT đã thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều hoạt động khác. Lúc này, một vấn đề nghiêm trọng đã nảy sinh khiến nhiều chuyên gia CNTT phải đau đầu, đó là quá tải dữ liệu. Việc xử lý hiệu quả lượng dữ liệu khổng lồ như hiện nay đòi hỏi nguồn tài nguyên mạnh mẽ, các phần mềm tinh vi và kỹ năng phân tích của con người.
  • Các bộ phận CNTT cần thường xuyên trao đổi và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm để cùng quản lý các hệ thống phức tạp. Bởi vì đối tượng khách hàng của họ thường là người dùng doanh nghiệp – những người hầu như không có nhiều kiến thức về CNTT mà chỉ quan tâm đến việc sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để hoàn thành công việc.
  • Những vấn đề về an ninh mạng và bảo mật hệ thống luôn là mối quan tâm chính của các giám đốc điều hành. Bởi vì bất kỳ sự cố bảo mật nào cũng có khả năng khiến công ty chịu tai tiếng và tổn thất tiền bạc.

Mạng máy tính và công nghệ thông tin

Vì mạng máy tính giữ vai trò trung tâm trong hoạt động của nhiều công ty, nên các vấn đề về mạng máy tính thường có mối quan hệ chặt chẽ với CNTT.

Mạng máy tính và công nghệ thông tin

  • Năng lực và hiệu suất mạng: Sự phổ biến của video trực tuyến làm tăng đáng kể nhu cầu băng thông trên mạng Internet và cả mạng lưới CNTT. Bên cạnh đó, các ứng dụng mới hỗ trợ đồ hoạ phong phú và có khả năng tương tác cao với thiết bị cũng khiến lượng dữ liệu và lưu lượng truy cập mạng lớn hơn.  Vì vậy, bộ phận CNTT cần triển khai chiến lược phù hợp, đáp ứng nhu cầu hiện tại, đồng thời phải lập kế hoạch dự phòng khi có sự tăng trưởng trong tương lai.
  • Sử dụng điện thoại di động và mạng không dây: Nếu trước đây công việc chính của các quản trị viên mạng là xử lý các vấn đề liên quan đến máy tính và mạng máy tính thì ngày nay họ phải hỗ trợ thêm các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng,… Không những thế, môi trường CNTT hiện đại đòi hỏi các điểm truy cập mạng không dây phải có chất lượng tốt và có khả năng chuyển vùng. Đặc biệt, trong các tòa nhà văn phòng lớn, việc triển khai càng cần được thiết kế và kiểm tra cẩn thận để loại bỏ các trường hợp dead-spot và nhiễu tín hiệu.
  • Dịch vụ đám mây: Trước kia, các tổ chức CNTT thường xây dựng server cá nhân để lưu trữ Email hosting và cơ sở dữ liệu. Nhưng những năm gần đây, nhiều đơn vị chuyển sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây – nơi sẽ có các bên thứ ba thực hiện nhiệm vụ lưu trữ đó. Nhờ mô hình này, lưu lượng truy cập trên mạng công ty đã thay đổi đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai điện toán đám mây vẫn gặp phải không ít thách thức về nhân lực.

Nguồn: https://cuongquach.com/