Influencer Marketing – Sứ giả nhãn hiệu hay chỉ là công cụ Marketing?
0
)
Influencer Marketing hay còn gọi là tiếp thị thông qua người ảnh hưởng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời đại 4.0 ngày nay. Vậy Influencer Marketing cụ thể là gì? Hãy cùng Navee tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Influencer Marketing – Sứ giả nhãn hiệu hay chỉ là công cụ Marketing?
Influencer Marketing là gì?
Việc thuê các Influencer quảng bá cho thương hiệu ngày càng phổ biến
Influencer là những cá nhân có tầm ảnh hưởng nhất định đến một nhóm cộng đồng, đồng thời Influencer có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của nhóm người đó.
Vậy Influencer Marketing là hình thức tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Tức là doanh nghiệp trả tiền cho các Influencer để họ truyền tải thông điệp, hình ảnh mà doanh nghiệp muốn quảng cáo đến công chúng thông qua các kênh mạng xã hội của Influencer đó.
Nội dung thông điệp bài viết có thể do chính Influencer tự viết hoặc do phía doanh nghiệp viết sẵn. Việc tiếp thị thông qua người ảnh hưởng giúp truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả đáng kể.
Xu hướng tiếp thị thông qua người ảnh hưởng
Sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số kéo theo các hình thức quảng cáo cũng kỹ thuật số hóa theo
Người dùng Internet có thể thấy hàng chục bài quảng cáo khác nhau chỉ trong thời gian ngắn, chính vì sự xuất hiện ồ ạt của quảng cáo đã khiến người dùng thường có cảm giác “bị làm phiền” và họ tìm cách để những quảng cáo đó không hiển thị khi họ truy cập Internet. Theo số liệu thống kê tại Mỹ (2018) có khoảng 25,2% người dùng Internet khóa các chương trình quảng cáo xuất hiện trên điện thoại, máy tính của họ.
Điều này khiến các doanh nghiệp phải đặt ra câu hỏi vậy có cách nào giúp quảng cáo của doanh nghiệp không bị người dùng chặn hiển thị? Tiếp thị thông qua người ảnh hưởng là cách giải quyết hiệu quả cho doanh nghiệp trong trường hợp này.
Những người ảnh hưởng nhận được nhiều sự quan tâm từ người theo dõi, chẳng hạn như cách ăn mặc, sở thích, thói quen, sản phẩm sử dụng của các Influencer đều được người theo dõi để ý từng chút. Hơn nữa, theo giáo sư Alice Audrezet (ISG Business School) và giáo sư Gwarlann de Kerviler (IESEG School Management), ngày nay người tiêu dùng có xu hướng nhìn vào những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để điều chỉnh hành vi, thói quen, quyết định mua hàng của họ. Vì thế, các thương hiệu ngày càng cố gắng truyền tải thông điệp, sản phẩm đến khách hàng thông qua các Influencer.
Các Marketer sẽ theo dõi chiến dịch quảng cáo của Influencer có hiệu quả hay không bằng những con số thể hiện khách quan như số lượt tương tác với bài đăng, số lượt comment, lượt tiếp cận,…Nếu kết quả không đạt như mục tiêu doanh nghiệp đề ra thì rất có thể người ảnh hưởng đó sẽ bị thay thế bởi một người ảnh hưởng khác.
Influencer Marketing – Sứ giả nhãn hiệu hay chỉ là công cụ Marketing?
Các nhãn hàng nên xem người có tầm ảnh hưởng là sứ giả thương hiệu chứ không chỉ là “công cụ Marketing”
Theo giáo sư Kerviler và Audrezet, các Influencer ngày càng làm việc chuyên nghiệp hơn và họ muốn hợp tác với các thương hiệu như những đối tác làm ăn thực sự.
Theo một nghiên cứu 27 cuộc phỏng vấn với những người ảnh hưởng và kết hợp trong những tình huống thực tế về lĩnh vực mỹ phẩm và thời trang, đã cho thấy các Influencer ngày càng quan tâm mối quan hệ giữa nhà tiếp thị và họ khi tìm kiếm đối tác choc ác chiến dịch tiếp thị thông qua người ảnh hưởng.
Vậy các nhãn hiệu nên xem Influencer như sứ giả thương hiệu hay chỉ là một phương tiện truyền thông?
Minh chứng cụ thể từ một Influencer có tên là Marion với gần 300.000 người theo dõi trên Instagram khi được phỏng vấn, đã trả lời như sau:
Khi một doanh nghiệp liên hệ với cô ấy, điều đầu tiên cô quan tâm là cách họ giao tiếp qua email. Nếu doanh nghiệp đó gửi thư với lời chào chung chung như “Xin chào” hay “Gửi Blogger” thì cô sẽ không quan tâm và xóa luôn bức thư đó. Nếu nhãn hàng muốn hợp tác với cô, chắc hẳn họ cần có sự tìm hiểu rõ ràng để biết Marion là ai có phù hợp với tiêu chí của nhãn hàng không. Do đó, nhãn hàng cần xưng hô đúng cách để thể hiện sự tôn trọng của mình với Influencer. Theo giáo sư Kerviler và Audrezet, một nhãn hàng thông minh sẽ đối xử với những người có tầm ảnh hưởng như những sứ giả thương hiệu chứ không chỉ đơn thuần là “phương tiện quảng cáo”.
Marion
Thành công trong việc tiếp thị thông qua người ảnh hưởng phải kể đến nhà bán lẻ thời trang Asos và L’Oreal. Nhà bán lẻ thời trang Asos và thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng L’Oreal đã xem việc tiếp thị thông qua người ảnh hưởng là một trong những chiến lược trong tâm để xây dựng thương hiệu. Họ có những quy chuẩn khắt khe để chọn Influencers phù hợp với tiêu chí của nhãn hàng và những Influencer được chọn đó sẽ quảng bá thương hiệu cho họ trong thời gian lâu dài. Điều đặc biệt là cả 2 nhãn hàng này đều “rất trân trọng” Influencer họ chọn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Influencer. Thậm chí, các nhãn hàng còn xem những người có tầm ảnh hưởng như là “thành viên nội bộ của công ty”.
Việc nhãn hàng thể hiện sự tôn trọng với Influencer và xem họ như những sứ giả của thương hiệu sẽ khiến Influencer cũng có sự tôn trọng nhất định đối với nhãn hàng. Các Influencer chia sẻ, truyền tải thông điệp, quảng bá sản phẩm bằng chính sự tâm huyết của họ dành cho thương hiệu sẽ chạm tới lòng tin của khách hàng. Vì vậy, các nhãn hàng hãy đối xử với người có tầm ảnh hưởng bằng sự trân trọng và xem họ giống như sứ giả nhãn hiệu.
Navee hy vọng những lưu ý trên khi sử dụng tiếp thị thông qua người ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp tránh phải các sai lầm không đáng có!
Nội dung có hữu ích cho bạn?
Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!