In bài viết Trường mầm non Quy Nhơn với việc nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ
Trường mầm non Quy Nhơn với việc nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ
Xuất phát từ quan điểm “ Muốn có chất lượng tốt phải có đội ngũ tốt”, vì thế ngay từ đầu nhà trường đã xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ là việc làm quan trọng và cần thiết vì đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và giáo dục.
* Từ năm 2005 đến nay, được sự quan tâm của các cấp Lãnh
đạo, phòng GD-ĐT TP. Quy Nhơn, Sở GD-ĐT Bình Định, Hội phụ huynh học cùng với
sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CB, GV, CNVC nhà trường nên chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ không ngừng được nâng lên, tạo được lòng tin của các cấp Lãnh đạo,
phụ huynh học sinh; đồng thời luôn duy trì, ổn định quy mô trường, lớp và số
lượng trẻ mầm non ở các độ tuổi, toàn trường có 14 nhớm lớp với 510 trẻ trong đó: trẻ nhà trẻ có
35 cháu/ nhóm, trẻ MG 465 / 13 lớp với 3 khối lớp:
Khối Lá : 4 lớp
: 160
trẻ
Khối Chồi : 5
lớp : 175
trẻ
Khối Mầm : 4
lớp : 140
trẻ
– Đội ngũ CBGV – CNV toàn trường không ngừng được nâng cao
trình độ mọi mặt, tổng số có 43 người :
Biên chế : 13 – Hợp đồng : 30.
Trong đó :
+ BGH : 02.(ĐH)
+ Tổ GV : 29.( ĐHSP : 10; CĐSP
: 18 TCMN :01
+ Tổ HC – Nuôi : 13 (1K. toán,1 y syõ 2
B.vệ, 7 C.dưỡng,1 NV tạp vụ).
– Chi bộ Đảng có 10 đ/c, Công đoàn
nhà trường có 39 đ/c.
Xuất phát từ quan điểm “ Muốn có chất lượng tốt phải có đội ngũ
tốt”, vì thế ngay từ đầu nhà trường đã xác định việc nâng cao chất
lượng đội ngũ là việc làm quan trọng và cần thiết vì đội ngũ giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và giáo dục. Nhà trường
đã đề ra nhiều biện pháp như sau:
* Nâng cao chất lượng đội ngũ:
– Xây dựng đội ngũ GV dạy giỏi, cô nuôi giỏi các cấp được chú
trọng góp phần thực hiện thành công chương trình
GD
MN mới.
– Có kế hoạch kiểm tra thăm lớp dự giờ, nắm chắc tình hình
thực hiện chương trình của giáo viên để có biện pháp chỉ đạo xác thực và có
hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện chương trình, việc sử dụng đồ dùng dạy học,
vận dụng linh hoạt các phương pháp, đảm bảo nội dung chương trình và kết quả
trên trẻ.
– Kết quả CS-GD trẻ sẽ ảnh hưởng đến công tác thi đua của
giáo viên theo từng tháng, học kỳ và năm học. Do đó, tập thể giáo viên khi đến
lớp đã chuẩn bị tốt về bài giảng và đồ dùng dạy học, hầu như không có giáo viên
dạy chay, và lúng túng về phương pháp.
– Mời chuyên gia GDMN Tân Tây Lan tư vấn các vấn đề mới như
cách thực hiện như thế nào để trẻ luôn được khám phá, sáng tạo trong dạy và
học, Đổi mới phương pháp giáo dục Mầm non theo hướng tích hợp các nội dung chăm
sóc-giáo dục theo chủ đề với mục tiêu tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ,
xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo tính sư phạm gợi mở và an toàn, đặc biệt
là tổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu
nội dung chăm sóc sức khỏe; Đổi mới cách đánh giá trẻ, đánh giá chất lượng giáo
viên theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tạo điều kiện cho GV học
vượt chuẩn từ 17,2% đến nay đã có 28/29 GV có TĐ vượt chuẩn đạt (96.6% ). Mạnh
dạn đổi mới luân chuyển GV, khối trưởng nhằm giúp GV, CBQL nắm đầy đủ chuyên
môn ở các độ tuổi.
– Nhà trường bố trí sắp xếp thời gian để tạo điều kiện cho
100 % giáo viên tham gia học vi tính, ngoại ngữ; đồng thời quan tâm đến hoàn cảnh và nguyện vọng của từng giáo
viên để bố trí sắp xếp cho phù hợp. Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán,
ban thanh tra nhân dân… là những người đi đầu phong trào tự học, tự rèn.
Những GVCNV tham gia bồi dưỡng văn hoá , ngoại ngữ, tin học được nhà trường hỗ
trợ kinh phí để động viên giáo viên tham gia học tập tích cực.
– Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề, trên cơ
sở tình hình khả năng thực tế của trường và những yêu cầu chỉ đạo của ngành .
Kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề cần xác định rõ mục đích, yêu cầu cần đạt, nội
dung, biện pháp và các bước tiến hành. Đối với việc xây dựng và bồi dưỡng giáo
viên thực hiện chuyên đề, nhà trường chọn những giáo viên có năng lực, năng
khiếu cho phù hợp với từng chuyên đề để xây dựng điểm và nhân ra diện rộng
.Ngoài ra nhà trường chủ động mua các tài liệu hướng dẫn về phương pháp làm đồ
dùng dạy học, đồ chơi mẫu giáo, khuyến khích giáo viên làm đồ chơi, đồ dùng dạy
học bằng nguyên vật liệu tận dụng và sẵn có ở địa phương, mua tài liệu, sách hướng
dẫn về các chuyên đề hàng năm để giáo viên tham khảo, tự bồi dưỡng.
* Tổ chức tham quan, học tập các
điển hình tiên tiến
– Nhà trường phối hợp với Phòng giáo dục tổ chức dự giờ chéo
các hoạt động và tiết dạy các trường trong Thành phố .
– Tham quan các điển hình trong Tỉnh về cơ sở vật chất, môi
trường, cảnh quan sư phạm.
– Tham
quan học tập ngoài Tỉnh:
Trong các năm qua nhà trường đã tổ chức cho GVCBCNV tham quan, học tập tại: Đà
Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hà Nội, Hạ Long, Lạng Sơn ,Sa pa, Điện Biên,Thành cổ
Quảng Trị, Nha trang, Đà Lạt,TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Quốc,
Cù lao Chàm. Học tập các trường MN điển hình các Tỉnh trên, dự giờ toàn diện
các bộ môn và các hoạt động. Qua tham quan học tập, đội ngũ GVMN được giao lưu,
học hỏi thêm về mọi mặt, có những nhận thức tốt và đúng đắn về ngành học của
mình và có những nỗ lực hơn trong quá trình công tác của trường.
* Chỉ đạo công tác nuôi dưỡng trẻ
– Tổ chức cho đội ngũ học tập, bồi dưỡng cách phòng tránh
tai nạn, phòng dịch bệnh, vệ sinh môi trường xung quanh và sơ cấp cứu tại trường.
– Thực
hiện tốt các quy định về chế độ vệ sinh thường xuyên và định kỳ đối với môi
trường sống của trẻ, vệ sinh cá nhân cháu và cô, vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng
bệnh, phòng dịch.
– Tuyên truyền tại các bản tin về phòng ngừa các dịch bệnh
theo mùa, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Đảm bảo ký hợp đồng các nguồn cung cấp gạo, sữa, thịt, cá,
trứng, thực phẩm … ở các cơ sở có kiểm dịch về chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền xét nghiệm, xác nhận.
– Liên hệ bệnh viện đa khoa tỉnh khám sức khoẻ định kỳ cho
trẻ phối hợp với Y tế phường tổ chức các đợt uống Vitamin A, tiêm phòng sởi.
– Tổ chức tuyên truyền trong phụ huynh về chế độ dinh dưỡng
hợp lý : cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Bồi dưỡng cho giáo viên về
kiến thức GD dinh dưỡng cho trẻ, cách chế biến 1 số món ăn đơn giản để hướng
dẫn “Bé tập làm nội trợ”, Tiếp tục chọn 1 số cô cấp dưỡng đi học lớp kỹ thuật
nấu ăn và động viên mỗi cấp dưỡng nâng cao tay nghề qua giới thiệu thực đơn
mới, hoặc kỹ thuật chế biến món ăn phù hợp khẩu vị trẻ, giúp trẻ dễ ăn, ăn hết
xuất.
– Tổ chức thi cô nuôi giỏi cấp trường , dự giờ GV- cấp dưỡng 1 – 2 lần/ tháng/cô.
– Có chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng ,béo
phì. Tổ chức các hoạt động GDTC thường
xuyên cho trẻ béo phì. Bồi dưỡng cho tổ cấp dưỡng biết cách tính khẩu phần thực
đơn . Kế toán đã tính khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, kịp thời điều chỉnh thực
đơn đảm bảo 1200 Kcalo/ngày/cháu trở
lên, Kiểm tra chặt chẽ sổ tiếp phẩm, sổ tính khẩu phần, công khai tài chính, Sử
dụng các nguồn thực phẩm sạch để nấu ăn cho trẻ, Phổ biến các yêu cầu vệ sinh
thực phẩm như : lưu mẫu thức ăn, thùng chứa nước phải rửa sạch hàng ngày, tổ
cấp dưỡng cùng ban tiếp nhận thực phẩm có trách nhiệm trong kiểm tra chất lượng
hàng hoá, tuyệt đối không nhận thực phẩm kém chất lượng, Quản lý bếp ăn trong
quy trình chế biến và sử dụng, trang bị dụng cụ từng khu vực đầy đủ, cấp dưỡng
đeo khẩu trang, khăn tay, tạp dề khi chế biến thực phẩm. Đảm bảo tốt quy trình
chế biến thực phẩm từ khâu sống đến khâu chín, Thường xuyên kiểm tra bếp định
kỳ, đột xuất.
* Tổ chức phát động qua 3 đợt thi đua trong năm học, cụ thể:
Đợt 1 : Từ khai giảng năm học đến 20/ 11
Đợt 2 : Từ 20 / 11 đến 8/3
Đợt 3 : Từ 8/3 đến 19/5
– Qua các đợt thi đua, xác định trọng tâm từng đợt chẳng hạn
: Tổ chức tiết dạy tốt, món ăn ngon, chuyên đề chương trình CSGD trẻ, hội thi
giáo viên giỏi, cô nuôi giỏi, Thi đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm, Hội thi sáng
tác thơ chuyện, hò vè, câu đố, về luật an toàn giao thông, GDDD, LQVH…,các
làn điệu dân ca.
– Phát động phong trào thi đua giảm trẻ suy dinh dưỡng, tăng
tỉ lệ trẻ chuyên cần ở các khối lớp.
– Phát động phong trào chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Mẫu
giáo ở tại trường như chế độ dinh dưỡng, chế độ ngủ , nghỉ ngơi của trẻ, chế độ
vệ sinh thân thể của trẻ
– Nhà
trường đã vạch kế hoạch, giao chỉ tiêu thi đua từng tổ khối, lớp ngay từ đầu
năm học thông qua Hội nghị CBCC trong nhà trường, các kế hoạch và chỉ tiêu thi
đua được CBGVCNV bàn bạc cụ thể và tự giác đăng ký thi đua theo tổ, lớp, cá
nhân.
– Hàng tháng và sau mỗi đợt thi đua bình chọn những CBGVCNV
có thành tích xuất sắc đề nghị Hội PHHS khen thưởng.
* Tích cực phổ biến kiến thức nuôi
dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng
Đổi mới nội
dung truyền thông về kiến thức
chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ phù
hợp với nhiệm
vụ của ngành học và điều kiện thực hiện ở các địa
bàn trên thành phố thông qua: Họp phụ huynh, chủ động trao đổi với phụ huynh
qua thời gian đón trẻ và trả trẻ, tổ chức các buổi tuyên truyền theo từng chủ
điểm trong năm học.
Kết hợp chặt chẽ với các ban ngành,
các cấp và cộng đồng địa phương để tích cực phổ biến những quy định của ngành
và kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ và cộng đồng.
Đẩy mạnh việc xây dựng góc tuyên
truyền của trường, lớp. Thông qua các hoạt động thực tiễn, các phương tiện
thông tin đại chúng và tạp chí của ngành để tuyên truyền về kết quả và giải
pháp phát triển GDMN của địa phương; Sưu tầm phát hành các ấn phẩm về GDMN tại
cơ sở để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy
con cho cha mẹ.
* Cải tạo xây dựng cơ
sở vật chất, trang bị phục vụ nuôi dạy như 1 biện pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng
Do kinh phí
hỗ trợ CSGD còn hạn chế, đồ dùng trang thiết bị thực hiện chương trình CSGD mới
còn hạn chế chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến hiệu quả CSGD trẻ đến nhà trường. Trường
chúng tôi đã tích cực tham mưu, vận động ban đại diện cha mẹ trẻ quan tâm hỗ
trợ nhà trường về kinh phí, đầu tư mua sắm ĐDĐC trang thiết bị, tạo môi trường
ngoài trời … để trẻ được cải thiện việc học tập và sinh hoạt, đặc biệt là PHHS
đã đầu tư xây dựng môi trường sân chơi ngoài trời để trẻ MN có cơ hội khám phá
ngoài trời, tìm hiểu MTXQ , làm quen Văn học và các hoạt động GD thể chất khác…
Ban đại diện cha mẹ trẻ đã đóng góp trên 150 triệu đồng để trang bị phục vụ đồ dùng ăn uống, nuôi
dưỡng trẻ, đồ dùng vệ sinh, xây dựng 3 khu vườn cổ tích ngoài sân trường, 100%
các lớp trong nhà trường được trang bị đàn Organ, ti vi, đầu đĩa, máy vi tính,
trang bị 9 máy điều hòa cho trẻ ngủ trong mùa hè, trang bị 01 laptop, 01 bộ đèn
chiếu, 2 máy vi tính phục vụ công tác công nghệ thông tin trong công tác tuyên
truyền GD MN cho cha mẹ trẻ trong trường mầm non và trong công tác CSGD trẻ.
Ngoài ra ngành hỗ trợ gần 130 triệu để nâng cấp CSVC cho nhà trường .
Kết quả:
* Bé ngoan : 100%.
*
Bé chuyên cần : 97%
* Bé khoẻ : Kênh BT : 99,7%.
Kênh -2 : 0,9, khơng cĩ trẻ knh C v bo phì.
* Đạt giải
I hội thi “Cô và bé” cấp Thành Phố .
* Đạt giải
I,II hội thi “Cô và bé” cấp Tỉnh.
Hàng năm
GV dạy giỏi cấp Thành phố-Tỉnh đạt từ 11-15%
Hàng năm
CSTĐ cấp Thành phố-Tỉnh đạt từ 10-20%
Hàng năm
có 80-100% CBQL và GV đều có SKKN và ĐDDH có giá trị áp dung trong chăm sóc
nuôi dương trẻ.
+ Trong những năm qua chất lượng
chăm sóc GD trẻ từng bước được nâng dần
cụ thể tiết tốt tăng tiết đạt yêu cầu giảm .
+ Trình đô tiếp thu và áp dụng
phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới được giáo viên triển khai ngày có hiệu
quả hơn .
+ Đặc biệt trong năm học này nhà
trường đã được Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT cho thực hiện đại trà chương trình GDMN
mới từ đó GV cũng rất linh hoạt trong phương pháp giảng day và CSGD với phương
châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện trẻ tích cực hoạt động khám phá, trải
nghiệm .
+ GV: có 100% đạt chuẩn, trong đó có 96,55% trên chuẩn, 6
CB GV đang học đại học từ xa chuyên ngành MN, 80% GV có bằng A vi tính, ngoại
ngữ, tất cả đều được nhà trường hỗ trợ 100% học phí.
+ 100% cô nuôi đều được bồi dưỡng
nghiệp vụ nấu ăn, kiến thức VSATTP do hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh và ngành y tế
tổ chức .
+100% trẻ được cân đo hàng quý,theo
dõi qua biểu đồ,báo kết quả cho phụ huynh.
+ 100% trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
– Từ năm
2005 đến nay đều được Bộ Giáo dục và Đào
tạo tặng Bằng khen về các thực hiện tốt và có hiệu quả các chuyên đề mới .
– Hàng năm
trường luôn được nhận lá cờ đầu của ngành, hoăc tập thể lao động xuất sắc do
UBND Tỉnh Tặng thưởng (Cờ thi đua UBND tỉnh 2004-2005; 2008-2009). Tập thể LĐXS
do UBND tỉnh tặng (2005-2006;2006-2007; 2007-2008).
– Các tổ
chức đoàn thể của nhà trường luôn đạt danh hiệu là những tổ chức đoàn thể vững
mạnh trong những năm qua. LĐLĐ tỉnh tặng cờ và bằng khen các năm: 2005-2006;
2006-2007; 2007-2008; 2008-2009.
– Các hội thi của cô và trẻ do ngành tổ chức trường luôn đạt
giải cao.
– 85-90% CBVC đạt danh hiệu LĐTT và TTXS.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
– Tạo được không khí dân chủ, cởi mở
và đối thoại thẳng thắn nhằm vào 3 điểm:
+ Đánh giá đúng mức thực trạng công
tác giáo dục, công tác quản lí của nhà trường.
+ Tìm ra những biện pháp tháo gỡ khó
khăn một cách chủ động.
+ Xây dựng được kế hoạch năm học phù
hợp với yêu cầu của ngành của địa phương.
– Qui định rõ trách nhiệm từng thành viên trong nhà trường.
– Động viên được tinh thần thi đua lao động sáng tạo của mọi
người.
– Có kế
hoạch bồi dưỡng đội ngũ kế cận, dự bị, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cần đưa
ra nhiều giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ
trẻ, nhất là tích cực trong công tác chuẩn hoá đội ngũ và vượt chuẩn của GV và
bản thân Hiệu trưởng phải gương mẫu trong vấn đề này.
– Hiệu
trưởng phải thực sự coi trọng công tác chỉ đạo toàn diện, phải nhận thức đúng
đắn về quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non .
– Hiệu trưởng phải chú trọng chăm lo và xây dựng đội ngũ cán
bộ, giáo viên , công nhân viên tận tuỵ với công việc, năng động sáng tạo, có
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tác phong đạo đức tốt, nhất là cô giáo mầm
non phải thật sự là mẹ hiền thư hai của trẻ
– Hiệu trưởng phải làm nòng cốt để tổ chức tốt đại hội giáo dục cơ sở để nhiều
người được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra về nhà trường. Xây dựng tốt
cơ chế liên kết nhà trường – gia đình xã hội phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi
người trong việc xây dựng nhà trường.
–
Tạo mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh trong mọi hoạt động của nhà trường, nhằm
chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất cả ở trường và ở gia đình.
Nguyễn Thị Kim Phương
Phó
Hiệu trưởng trường MNBC Quy Nhơn