iDesign | Thiết kế sản phẩm (Product Design) là gì?

Bài viết bởi Eric Eriksson, nhà thiết kế đồ họa Thụy Điển ở thành phố New York.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về vai trò của thiết kế sản phẩm. Khái niệm về thiết kế sản phẩm thay đổi theo thời gian, và dưới đây là hiểu biết của tôi về vai trò thường bị đánh giá thấp này.

Thiết kế sản phẩm

Để hiểu rõ vai trò của thiết kế sản phẩm, chúng ta cần nói đến những vai trò mà một nhà thiết kế sản phẩm có thể đảm nhận và cách chúng hỗ trợ nhau như thế nào.


Ui Ux Nike Design bới Joshua Oluwagbemiga.

Nhà thiết kế UX và tương tác người dùng tìm hiểu hành vi và tìm ra những giải pháp mà một phần mềm có thể đưa ra để giải quyết được nhu cầu của khách hàng. Những người này có thể tạo ra nhiều giải pháp trong thời gian ngắn.

Nhà thiết kế hình ảnh hay đồ họa làm những việc mà nhiều người khác nghĩ rằng đó là trách nhiệm của họ. Pixels! Họ tạo ra những tác phẩm hoàn hảo từ màu sắc và có chiều sâu bằng sự uyển chuyển giữa không gian dương và âm. Những nhà thiết kế này làm việc với máy tính, bảng vẽ và quyển ghi chú không có dòng.

Nhà thiết kế chuyển động hay hoạt họa là những cá nhân rất tuyệt vời. Nếu bạn bị choáng ngợp bởi những hiệu ứng hoạt họa sống động, đó chính là những tác phẩm của họ.

Người nghiên cứu người dùng là những nhà vô địch trong hành trình tìm hiểu nhu cầu người dùng. Họ đào sâu nhiều vấn đề trong tâm trí của khách hàng. Họ hỏi những câu hỏi khó nhằn và ghi nhận lại những câu trả lời tương ứng. Nhà nghiên cứu người dùng tìm hiểu cốt lõi của vấn đề. Và người dùng thì luôn đúng.

Người phân tích dữ liệu là những nhà khoa học trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm. Họ quản lý bài kiểm tra A/B và sản phẩm, thu thập và hợp lý hóa dữ liệu thu được. Họ là chuyên gia phân tích mối tương quan và xác định kết quả giả định. Đây là những người xác định những kết quả tối ưu từ thông tin của hàng ngàn người dùng.

Nhà thử nghiệm phác thảo ra những trải nghiệm tương tác nhanh chóng và đơn giản. Đây là một phần quan trọng trong giai đoạn phát triển sản phẩm. Bản thử nghiệm cho phép chúng ta kiểm tra mức hiệu quả của ý tưởng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Trong vòng vài ngày hoặc thậm chí vài giờ, chúng ta sẽ giới hạn lại số lượng giải pháp khả thi.

Nhà chiến lược kinh doanh là những người trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta lại làm việc này?”. Họ xác định giá trị của doanh nghiệp sau mỗi quyết định. Để những gì đã được xây dựng hoạt động thành công, bạn cần phải hiểu lí do vì sao lại tạo ra chúng.

Trên đây là những vai trò riêng lẻ. Tuy nhiên, chúng đều là những vai trò quan trọng của nhà thiết kế sản phẩm.

Chúng thay đổi theo thời gian. Đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin, việc hoàn thiện kĩ năng thiết chuyên biệt của mình ngày càng quan trọng, đồng thời họ cần phải cân nhắc những ý tưởng từng bị nghĩ là dư thừa hay chưa từng tồn tại.

Thiết kế sản phẩm là quá trình xuyên suốt

Nếu bạn xem nhà thiết kế sản phẩm là một người khả thi hóa giải pháp, hãy suy nghĩ lại. Đó là người sẽ giúp bạn xác định, tìm hiểu và giải quyết vấn đề thông qua việc thiết kế, thử nghiệm và thi hành giải pháp.

Hãy đưa cho nhà thiết kế sản phẩm một giải pháp, họ sẽ kiểm tra tính đúng sai của nó.

Trình bày vấn đề để họ nắm rõ, sau đó họ sẽ phân tích bằng Analytics để thu thập những dữ liệu về người dùng. Họ cũng có một đội ngũ đa chức năng từ nhiều doanh nghiệp để cùng nhau nghĩ ra nhiều giải pháp nhất có thể. Sau đó, họ sẽ trao đổi với bộ phận nghiên cứu người dùng và tạo kế hoạch. Họ sẽ làm việc để có được những khả năng khác nhau. Đồng thời họ cũng cùng nhau xây dựng bản thử nghiệm cho những ý tưởng thú vị nhất để khách hàng đánh giá.

Kết quả hình ảnh cho Analytics

Sau đó họ sẽ đưa ra những concept hoàn chỉnh, có khả năng giải quyết triệt để  tất cả các vấn đề thông qua chiến lược rõ ràng về bài kiểm tra A/B và kế hoạch xây dựng cũng như triển khai, bên cạnh đó họ sẽ hỗ trợ các nhà lập trình viên triển khai sản phẩm. Họ cũng sẽ làm việc với đội ngũ marketing để thông điệp được truyền tải đúng nhất. Họ sẽ theo dõi sản phẩm sau khi được tung ra lần đầu, quản lý dữ liệu và ma trận để thiết kế được hoàn thiện.

Một nhà thiết kế sẽ tạo ra giải pháp cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Thiết kế sản phẩm là thương hiệu của bạn

Thông qua quá trình hoàn thiện thông điệp, quảng cáo và giao tiếp, đội ngũ marketing sẽ bắt đầu thu hút khách hàng. Nếu sản phẩm của bạn không truyền tải đúng thông điệp của nhãn hàng, người dùng sẽ không tìm đến bạn. Hãy tin tôi đi.

Nhà thiết kế sản phẩm là những người chăm sóc và quản lý phần cơ bản của doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa thông tin từ nhãn hàng và những gì mà sản phẩm mang lại trong thực tế là nguyên nhân khiến bạn thất bại. Điều này có nghĩa là đội ngũ thiết kế sản phải làm việc cùng nhau và hiểu rõ vai trò của đội Marketing.

Kết quả hình ảnh cho spotify design

Gần một năm trước, chúng tôi xây dựng lại thương hiệu Spotify. Chúng tôi thiết kế lại logo và trang chủ, cải tiến phong cách quảng cáo. Chúng tôi không sử dụng những nét vẽ đơn giản đã sử dụng từ trước, thay vào đó là ngôn ngữ quảng cáo mới mẻ và gần gũi hơn.

Nhưng thông qua đó, chúng tôi nhận ra rằng sản phẩm đã đi xa đến đâu và thương hiệu mới được khách hàng đón nhận như thế nào. Những khách hàng tiềm năng thường nhận được những kiểu quảng cáó ngầu ngầu nhưng khi đưa vào sử dụng thì mọi thứ dường như không tốt lắm. Do đó, việc quan trọng là dành nhiều thời gian và nỗ lực để mang thiết kế sản phẩm theo kịp thế kỉ 21. Đọc thêm tại đây.

Thiết kế sản phẩm không giải quyết vấn đề của bạn

Nó sẽ giải quyết vấn đề của người dùng để mang lại lợi ích cho bạn. Và khi nói đến ‘lợi ích của bạn’, tôi muốn nói đến lợi ích của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của thiết kế sản phẩm là hiểu được giá trị doanh nghiệp mỗi khi quyết định làm điều gì đó. Dữ liệu sẽ cho ta biết mọi thứ, người dùng kiểm tra và chúng ta đo lường mức độ hiệu quả thông qua ma trận doanh nghiệp và tương tác.

Thiết kế sản phẩm phải tương thích

Thế giới thay đổi mỗi ngày, chúng ta đều nhận thức được điều đó. Những điều đặc biệt hôm qua có thể trở nên lỗi thời hôm nay và cũ kĩ vào mai sau. Thiết kế sản phẩm vẫn đang tìm cho mình chỗ đứng riêng trong thế giới tương tác cao này. Một nửa platform dùng để thiết kế hôm nay không hề tồn tại vài năm về trước. Và bạn có thể chắc chắn rằng sẽ có nhiều platform hơn nữa trong vài năm tới.

Chúng ta cần phải linh hoạt. Chúng ta cần hiểu rằng thiết kế là trường tồn với thời gian và vô hình. Chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến platform và giải quyết từng vấn đề một, sau đó sẽ thi hành các giải pháp. Đừng thiết kế một giải pháp cho từng platform.

Kết quả hình ảnh cho spotify design

Hiện nay tôi đang chạy prototyping với đội ngũ của tôi tại Spotify. Mỗi tuần một thành viên trong đội sẽ trình bày một công cụ thử nghiệm hoặc loại ngôn ngữ chúng tôi đang làm. Sau đó cả team rút ra những điều cốt yếu nhất. Chúng tôi dành thời gian rảnh trong tuần để làm những điều đó, vì thế tuần tiếp theo mọi người luôn có những điều hay ho để cho nhau xem. Tới thời điểm hiện tại thì mọi chuyện khá vui vẻ và đây chính là thời điểm mà tôi mong đợi nhất trong tuần. Tôi khuyến khích đội ngũ thiết kế sản phẩm đi theo con đường này. Đây là cách tuyệt vời để bắt kịp những xu hướng phát triển mới nhất và cải thiện khả năng thiết kế.

Thiết kế sản phẩm là phương thức truyền tải kiến thức

Thật sự thì nó thể hiện chức năng này. Mặc dù thể hiện khá rõ trong những tranh luận phía trên, chúng ta chỉ mới khái quát về những thứ liên quan đến thiết kế sản phẩm. Và khi nói ‘chúng ta’, tôi muốn ám chỉ những nhà thiết kế sản phẩm

Thật không may, thiết kế được xem là mang tính thẩm mỹ thuần khiết. “Hãy khiến cho chúng đẹp nhất có thể”, họ nói. Đây là tư duy cần được thay đổi. Chúng ta là những người quản lý trải nghiệm khách hàng và có trách nhiệm giáo dục mọi người xung quanh về những gì chúng ta có thể và nên làm.

Khi thuê một nhà thiết kế sản phẩm, bạn sẽ có xu hướng làm như trên vì người này có kinh nghiệm đa dạng; họ hiểu về mã front và backend, thời gian, kinh phí, giá trị doanh nghiệp, phân tích, quản lý, vâng vâng. Đây là những điều mà bạn nên nghĩ trước khi thuê một nhà thiết kế sản phẩm. Portfolio của họ có thể lung linh nhưng họ phải có năng lực để đóng góp vào toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. Một người thiết kế sản phẩm biết một tí về hoạt họa, thử nghiệm, coding, nghiên cứu, thiết kế hình ảnh tương tác. Họ biết khi nào truyền tải danh sách làm việc và quản lý chất lượng. Họ biết khi nào sử dụng dụng hoạt họa và thời gian để thử nghiệm. Họ biết làm cách nào để trình bày giải pháp hiệu quả.

Thiết kế sản phẩm là như thế này

Đội ngũ thiết kế sản phẩm của Spotify làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm qua nhằm thay đổi cách nhìn của mọi người về thiết kế nói chung và thiết kế sản phẩm nói riêng. Với vai trò là một công ty theo hướng kỹ thuật, chúng ta thường phải gặp nhiều khó khăn và quan niệm của con người thì không dễ dàng bị thay đổi.

Hình ảnh có liên quan

Trong thời gian làm việc ở đây, chúng tôi phát triển từ một nhóm khoảng gần 12 nhà thiết kế hình ảnh thành một đội ngũ lớn, bao gồm nhà thiết kế sản phẩm, nghiên cứu người dùng và chạy mẫu thử.

Chúng tôi trải qua nhiều giai đoạn, từ thời điểm cuối cùng của quá trình phát triển sản phẩm (“Chúng tôi cần thiết kế nút ấn cho tính năng ra mắt sắp tới”) đến những bước đầu tiên (“Chúng tôi muốn tìm ra nhiều giải pháp khả thi cho phép người dùng thỏa sức khám phá âm nhạc”). Vai trò của cả đội đi từ nền tảng là một người làm đẹp cho sản phẩm đến một người quản lý vấn đề – trải nghiệm người dùng.

Và đây chính là thiết kế sản phẩm.

Tác giả: Eric Eriksson
Người dịch: Đáo
Ảnh bìa: pexels